Người miền Tây hối hả chống lũ
Các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An đang gấp rút triển khai kế hoạch chống lũ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu hiện là 1,37 m; sông Hậu ở Châu Đốc đạt 1,43 m. Dự báo đến ngày 24/7 mực nước ở hai địa phương này đều lên 1,47 m. Thời điểm lũ về lần này được cho là sớm hơn mọi năm.
“Nước lũ từ thượng nguồn đã đổ về vùng đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long nhiều ngày qua. Dự báo cuối tháng 7, lũ sẽ về nhiều và mạnh hơn”, ông Khương Lê Bình – Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Tháp – nói.
Người dân vùng đầu nguồn gia cố đê bao chống lũ. Ảnh: Cửu Long.
Hiện, ngành nông nghiệp cùng chính quyền địa phương các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An… gấp rút triển khai kế hoạch phòng chống lũ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và hoa màu của người dân.
Video đang HOT
Theo đó, người dân ở những vùng có đê bao khép kín, an toàn, có cao trình cao hơn đỉnh lũ năm 2000 và 2011 chỉ được gieo xạ lúa vụ 3 (thu đông). Đồng thời, tổ chức xả lũ vào đồng ruộng để đón phù sa, diệt trừ sâu bệnh đối với những vùng sản xuất lúa liên tục nhiều năm liền.
Ông Nguyễn Văn Buông – Phó phòng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp – cho biết, địa phương đã thống nhất với người dân, mùa lũ năm nay sẽ mở đê bao cho nước vào cánh đồng 3.200 ha ở ba xã cù lao Long – Phú – Thuận. Do cánh đồng này 3 năm liền chưa được xả lũ.
Trận lũ năm 2011 làm vỡ nhiều tuyến đê, gây thiệt hại lớn cho người dân miền Tây. Ảnh: Cửu Long.
Trước đó, mùa lũ năm 2011 đã làm hàng chục người ở Đồng bằng sông Cửu Long chết đuối, phá hủy 250.000 m đê bao, đường tỉnh lộ và quốc lộ hư hỏng… Nghiêm trọng hơn, trận lũ lịch sử năm 2000 làm hàng trăm người chết, hàng trăm nghìn căn nhà, phòng học, cơ sở y tế… bị sập.
Cửu Long
Theo VNE
Phó thủ tướng cảnh báo lũ cho cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Kiểm tra tiến độ thi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhắc chủ đầu tư phải tính toán việc phòng chống lũ cho công trình trọng điểm miền Trung này.
Thi công tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ảnh: T.Minh.
Tại buổi làm việc chiều 1/7, đại diện Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC, chủ đầu tư) cho biết khâu giải phóng mặt bằng ở 3 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi còn vướng hơn 32 km, các khu tái định cư còn dở dang. Nhiều phế tích kiến trúc, đường dây điện cao thế chưa được di dời, thủ tục cấp mỏ khai thác vật liệu phục vụ thi công còn chậm.
Để đạt cao độ vượt lũ cho công trình năm nay, tốc độ đắp đất đá trung bình cần 135.000 m3nhưng các nhà thầu chỉ đạt 95.000 m3 mỗi ngày. Dự ánchậm tiến độ 3,6% so với kế hoạch.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết thêm, việc giải phóng mặt bằng cho dự áncòn chậm vì thiếu vốn đối ứng cho địa phương, khoảng 1.200 tỷ đồng. Hiện chủ đầu tư đã tạm ứng kinh phí cho các địa phương hơn 500 tỷ đồng để giải quyết kinh phí chi trả đền bù và xây dựng các khu tái định cư.
Kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án. Còn hai tháng là miền Trung vào mùa mưa, Bộ Giao thông, chủ đầu tư cần chỉ đạo các nhà thầu lập phương án thiết kế chống lũ cho công trình.
"Nếu không tính toán cẩn thận thì tuyến đường trở thành tuyến đê ngăn lũ, gây mất an toàn cho người dân các khu dân cư vùng dự án. Địa hình miền Trung độ dốc lớn, mưa lũ diễn biến phức tạp nên ngay từ bây giờ lập kế hoạch chi tiết, phòng chống lũ cho công trình là hết sức cấp bách", Phó thủ tướng nói.
Ông Hải cũng đề nghị lãnh đạo 3 địa phương áp dụng cơ chế đặc thù, sớm cấp phép cho các nhà thầu khai thác mỏ vật liệu tại chỗ để hoàn thành phần nền đường công trình đạt chất lượng và đảm bảo vượt lũ năm nay.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là một phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam và là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu được Chính phủ phê duyệt. Tuyến đường dài gần 140 km được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ôtô cao tốc loại A với 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h, mặt cắt ngang đường rộng 26 m, có 9 nút giao liên thông, 126 cầu các loại, một hầm đường bộ dài 540 m và nhiều hạng mục khác. Tổng mức đầu tư công trình hơn 34.500 tỷ đồng.
Tuyến cao tốc có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đảm bảo an ninh giao thông, cứu trợ khẩn cấp trong thiên tai các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng và các khu vực lân cận.
Trí Tín
Theo VNE
Mưa gió, sạt lở phá hỏng hàng chục nhà dân Mấy ngày qua, nhiều địa phương ở ĐBSCL xảy ra mưa lớn kèm giông lốc, gây thiệt hại không nhỏ về tài sản. Tại Sóc Trăng, theo ghi nhận của PV Dân trí, ngày 23/6, địa bàn thị xã Ngã Năm xảy ra mưa to khiến 14 căn nhà và 2 phòng học của Trường Tiểu học 3 xã Tân Long bị hư...