Người mẹ tuyệt vời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp có một người mẹ tuyệt vời, tên bà là Nguyễn Thị Kiên, sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm.
Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, cha bà theo Văn thân chống Pháp, làm đến chức Đề đốc trấn giữ đại đồng tiền vệ. Ông bị giặc Pháp bắt, chúng tra tấn, đánh đập dã man, nhưng người sĩ phu yêu nước một mực không khai nửa lời. Cuối cùng chúng phải thả. Ông là một người cương nghị, phương phi, quắc thước. Ngày về già, râu tóc bạc phơ như một vị tiên ông. Có lần bà dẫn cậu Giáp về thăm quê ngoại vùng sơn cước Mỹ Đức (nay thuộc xã Sơn Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình). Ông ngoại rất mến Giáp, ôm cậu vào lòng.
Ông bà Võ Quang Nghiêm, Nguyễn Thị Kiên, thân sinh của Võ Nguyên Giáp. Đại tướng sinh năm 1911, là con thứ năm trong gia đình có bảy người con. Gia đình tuy nghèo nhưng vẫn cố gắng cho Võ Nguyên Giáp đi học. Ông rất hiếu học và thông minh, luôn đứng đầu lớp tại trường Quốc học Huế.
Cậu Giáp giống mẹ như đúc, từ vóc dáng, gương mặt, đặc biệt đôi mắt thông minh, vừa hồn nhiên, nhân hậu, hiền lành nhưng cương nghị.
Là một phụ nữ đảm đang, được sự giáo dục của gia đình nề nếp, từ ngày về làm dâu gia đình cụ Võ Quang Nguyên và bà Bùi Thị Gái (ông bà nội của Đại tướng), thời gian đầu, bà Kiên ngoài việc chăm sóc con cái, vừa chạy chợ, vừa làm việc đồng áng, vất vả quanh năm nuôi con ăn học. Về sau hai chị gái (chị Điểm và Liên) lớn lên thay mẹ chèo đò đi buôn vặt. Khi hai chị lập gia đình, Võ Nguyên Giáp và em Võ Thuần Nho đi học xa, bà sống với người con út Võ Thị Lài, mọi công việc trong gia đình một mình bà xoay xở.
Gia đình ông bà Nghiêm thuộc loại nghèo. Ngày ba tháng tám phải đi vay nợ lãi ông Khóa Uy (một Hoa kiều giàu có ở chợ Hôm, làng Tuy Lộc). Vay bằng tiền, nhưng khi trả bằng thóc cả vốn lẫn lãi đúng vào vụ gặt, lúa rớt giá. Cậu Giáp nhiều lần theo mẹ chèo thuyền, chở thóc đi trả nợ. Cậu nhớ nhất, dưới trời nắng chang chang, mẹ đội thóc chạy lên chạy xuống, còn cậu bụng đói meo phải ngồi dưới thuyền từ sáng đến trưa để giữ thóc.
Do ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh trong phong trào Cứu tế Đỏ, Võ Nguyên Giáp bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng 10/1930.
Một ấn tượng không bao giờ phai mờ trong ký ức của cậu, khi nghe mẹ kể chạy giặc Tây. Lúc bà còn nhỏ, mỗi lần lũ Tây về làng càn quét, bà và người dì phải ngồi hai đầu quang thúng để người lớn quẩy đi tránh giặc. Tây đi lại về. Bà nói thằng Tây ác lắm.
Đêm đêm, ông còn được bà kể cho nghe bài vè “Thất thủ Kinh đô”, rất phổ biến trong dân gian thời bấy giờ. Chuyện kể rằng khi Kinh đô Huế thất thủ, tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Quảng Bình, ngự trên thượng đạo, hạ chiếu Cần vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống giặc Pháp, trong đó có ông ngoại của Võ Nguyên Giáp. Cả nhà rất khâm phục tấm gương trung quân, ái quốc của Tôn Thất Thuyết và ghét cay ghét đắng tên gian thần bán nước Nguyễn Văn Tường. Bài vè đã gieo vào lòng cậu Giáp từ thuở ấu thơ và theo cậu đi suốt cuộc đời.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Kiên, mẹ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Ảnh tư liệu
Sau ngày đất nước được độc lập, bận trăm công nghìn việc, Võ Nguyên Giáp chưa có dịp về thăm cha mẹ, làng xóm quê hương, thì giặc Pháp gây hấn. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu.
Cũng như bao gia đình Việt Nam khác, bà Kiên cùng các con và cháu nội Võ Hồng Anh tản cư lên chiến khu Bang Rợn (miền rừng núi Lệ Thủy), trong lúc ông Nghiêm còn thu xếp một vài công việc chưa kịp đi, thì giặc Pháp ập tới bắt ông đưa về Huế giam ở nhà lao Thừa Phủ và bị tra tấn dã man (về sau được biết chúng đã hèn hạ đem ông đi thủ tiêu).
Sau ngày đất nước thống nhất, con cháu đi tìm mộ ông. Năm 1979, gia đình đưa hài cốt ông về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.
Võ Nguyên Giáp từng dạy môn lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội (1932 – 1939). Ông vừa dạy học, vừa học trường Luật, vừa viết bài cho các báo.
Trong khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt, từ chiến khu Lệ Thủy, bà gửi một lá thư (bà đọc cho con gái Đại tướng là Võ Hồng Anh viết) cho Đại tướng và phu nhân. Bức thư có đoạn: “Mẹ mong con được mạnh khỏe luôn luôn thì mẹ mừng lắm. Còn mẹ và Anh cũng thường, nhưng mà thua lúc ở nhà nhiều lắm, nhưng chuyện nhà nhiều chuyện đắng cay, của tiền không kể, nhưng nhứt là không biết Thầy có còn hay không thì mẹ buồn lắm. Mẹ mong sao cho gặp được hai con cho đỡ buồn…”.
Bà là một bà mẹ Việt Nam suốt đời chịu thương chịu khó, hi sinh cho sự nghiệp chồng con. Theo nguyện vọng của Đại tướng và phu nhân Đặng Bích Hà, năm 1952, bà ra Việt Bắc. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, bà cùng gia đình về Hà Nội sống với con cháu cho đến khi qua đời năm 1961.
TTO
Vượt đèo, lội nước, lập bàn thờ Tướng Giáp
Mong nhìn thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về với đất mẹ muôn đời, người dân đã vượt đèo, lội nước mong vào được khu an táng. Có gia đình lập bàn thờ viếng ngay tại bờ biển...
Chuyên cơ ATR 72 mang số hiệu VN103 của Hãng Hàng không Việt Nam chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người con xa xứ về đất mẹ quê hương hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) lúc gần 12h trưa ngày 13/10, nhưng từ trước đó rất lâu, người dân đã đứng kín hai bên đường từ Đồng Hới đi Vũng Chùa (Quảng Trạch) - an tán táng Đại tướng. Trời miền Trung nắng gắt, đoạn đường dài hơn 60 km... nhưng hàng trăm nghìn người vẫn theo đoàn xe tang về Vũng Chùa.
Anh Nguyễn Văn Lộc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, dù đã viếng Đại tướng ở nhà lưu niệm An Xá (huyện Lệ Thủy), nhưng anh vẫn có một ước nguyện cháy bỏng là tận mắt chứng kiến giây phút Đại tướng trở về lòng đất mẹ.
Quãng đường đi dài, từng đoàn xe nối đuôi nhau nhích dần từng chút một. Lượng người đổ ra đường đón đoàn xe tang mỗi lúc một đông. Ước tính, số người ra đón Đại tướng lên đến hàng trăm nghìn người. Tại huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) có nơi tắc đến 3-4km như khu vực cầu Sông Gianh, thị trấn Ba Đồn, khu vục cầu Khe Chay xã Quảng Đông.
17h cùng ngày, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết thúc, dòng người đổ về Vũng Chùa vẫn chưa dừng lại. Các đoàn khách viếng Đại tướng đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị... vượt hàng trăm km đường đến đây đang xếp thành hàng ô tô dài bất tận.
Trong khi đó, hàng vạn người trên xe máy vẫn cố tìm cho mình một khoảng trống để tiến về phía Vũng Chùa. Không chỉ đi bằng đường Quốc lộ 1, người dân vượt đèo, lội nước... tìm đủ cách tiến sát Vũng Chùa. Có gia đình nói rằng là họ bên ngoại của Đại tướng ở Nghệ An, biết rằng không thể tiếp cận được nơi an nghỉ của người cha chú nên đã chuẩn bị sẵn một bàn thờ, dựng phía bên ngoài để mọi người trong đoàn thắp hương tưởng nhớ.
Anh Bùi Nam Hậu - trưởng đoàn cho biết, đoàn có 4 xe ô tô với 220 người đi từ Nghệ An vào đây từ sáng sớm. 4 xe ô tô của đoàn được đặt tên lần lượt là 30-45-54-75. Theo anh Hậu, đây là những con số đánh dấu những cột mốc chói lọi trong lịch sử dân tộc.
Dọc tuyến đường đến khu hành lễ, nhân dân đã tự lập bàn thờ có di ảnh Đại tướng để người đi đường được vào thắp hương.
Đoàn quê ngoại của Đại tướng từ Nghệ An không thể tiếp cận được nơi an nghỉ Đại Tướng đã lập bàn thờ dưới chân núi sát bờ biển, cách nơi an nghỉ gần 1 km
Những người trong đoàn thành tâm viếng trước bàn thờ Đại tướng vừa được lập tại bờ biển Vũng Chùa
Dọc đường Quốc lộ 1A từ Đồng Hới đến Vũng Chùa có nhiều gia đình lập bàn thờ Đại tướng.
Đường tắc, nhiều chuyển sang đi bộ, vượt đèo
Gia đình này nói rằng, dù khó khăn đến mấy cũng phải một lần trông thấy nơi an nghỉ của Đại tướng trên quê hương mình
Đoàn người ngồi nghỉ ngơi trên đèo
Đường tắt vào Vũng Chùa
Có chứng kiến sự quyết tâm của gia đình này mới thấy được mong muốn lớn lao vào viếng Đại tướng của người dân
Lễ an táng Đại tướng kết thúc lúc 17h nhưng dòng người từ khắp các ngả đường: bộ, đèo, biển... vẫn kéo về Vũng Chùa
Trời gần tối, dòng người về viếng Đại tướng vẫn xếp hàng dài vô tận
Theo Khampha
Biển người đưa tiễn Tướng Giáp trên báo nước ngoài Hình ảnh hàng ngàn người tham gia lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tiễn đưa ông về với đất mẹ đã được các tờ báo nước ngoài ngày 13/10 đăng tải. Linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được quàn tại nhà tang lễ quốc gia ở số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội, nơi lễ viếng và lễ truy điệu...