Người mẹ trẻ mất con chỉ vì nêm sai gia vị khi chế biến đồ ăn dặm
Mỗi một nguyên liệu cho vào đồ ăn, thức uống của trẻ khi chế biến đồ ăn dặm đều cần chú ý liều lượng, chủng loại và cách kết hợp, nếu không đồ ăn sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là khiến trẻ thiệt mạng.
Chế biến đồ ăn dặm cho con, chuyện tưởng đơn giản nhưng nếu không thận trọng, bạn rất dễ khiến trẻ gặp bất lợi về sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Người mẹ trẻ mất con vì cho quá nhiều muối khi chế biến đồ ăn dặm
Bà mẹ họ Chu (Trung Quốc) luôn cảm thấy con mình ốm yếu, còi cọc, không được như những đứa trẻ khác. Cũng chính vì điều này mà khi con được hơn 5 tháng tuổi, cô đã bắt đầu cho con ăn dặm.
Tuy nhiên, tính từ khi bắt đầu ăn dặm cho đến khoảng tháng 8 vừa qua khi bé đã được 7 tháng tuổi, cô Chu vẫn cảm thấy con mình không những vẫn thấp bé, nhẹ cân mà hoạt động tay chân cũng đều yếu ớt, không có sức. Em bé mặc dù đã biết bò nhưng rất chậm chạp. Tình trạng này khiến cô rất buồn rầu và một lần tình cờ, nghe được lời truyền tai rằng nếu trẻ thiếu muối sẽ trở nên rất yếu.
Vì muốn con cứng cáp, mau lớn, bà mẹ trẻ đã cho con ăn dặm từ sớm và còn nêm nhiều muối (Ảnh minh họa).
Vậy nên, với suy nghĩ dù sao con mình cũng đã ngoài 6 tháng tuổi, cô Chu quyết định cho muối ăn vào thức ăn dặm của con. Do bình thường, gia đình cô ăn uống cũng rất “đậm đà” nên ngay cả món ăn của con, cô cũng cho khá nhiều muối. Hơn nữa, vì muốn cho con lớn nhanh, cứng cáp nên cô cũng cho con ăn lượng thức ăn dặm nhiều hơn. Do đó, em bé 7 tháng tuổi đã hấp thu vào cơ thể một lượng muối khá lớn.
Không ai ngờ, chỉ sau hơn mười mấy ngày, con của cô đột nhiên sốt cao, sau đó là mất đi ý thức, khi đến bệnh viện cấp cứu thì đã không thể cứu được trẻ. Bác sĩ chẩn đoán cho bé giải thích: “ Đứa trẻ do ăn muối quá nhiều dẫn dến Natri trong máu tăng cao, gây ra mất nước, ngạt thở mà tử vong. Tuy tình huống trẻ chết do ăn nhiều muối thực sự rất hiếm gặp, nhưng các bà mẹ vẫn phải thận trọng, thậm chí là không nên cho muối vào thức ăn dặm đối với trẻ dưới 1 tuổi“.
Nếu cho quá nhiều muối vào thức ăn dặm cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và tim của trẻ, gây tổn thương nặng nề (Ảnh minh họa).
Trên thực tế, không phải muối gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, mà là do nồng độ Natri trong máu quá cao, vượt quá khả năng tiếp nhận của trẻ thì sẽ có thể dẫn đến áp lực thẩm thấu huyết dịch tăng cao, gây tình trạng thoát nước, nghiêm trọng sẽ gây tử vong.
Video đang HOT
Nói thế để thấy rằng, các bà mẹ trẻ không cần quá lo lắng nhưng nhất định phải kiểm soát tốt hàm lượng Natri dung nạp vào cơ thể khi trẻ dưới 1 tuổi. Nếu cho quá nhiều muối vào thức ăn dặm cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và tim của trẻ, gây tổn thương nặng nề. Đồng thời với thói quen ăn mặn từ rất bé như thế sẽ khiến trẻ dễ bị cao huyết áp khi trưởng thành.
Nêm thêm muối không giúp cho trẻ ngon miệng, cứng cáp mà còn gây hại trẻ
Theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, quan niệm nêm thêm muối vào thức ăn để giúp trẻ ngon miệng, cứng xương hơn là cực kỳ nguy hiểm. Đây là sai lầm rất phổ biến của các bà mẹ khi cho trẻ ăn dặm.
TS Từ Ngữ giải thích: “V ị giác của trẻ nhỏ là do bị tập nhiễm, có nghĩa cách ăn của trẻ sẽ phụ thuộc vào cách mẹ cho ăn. Nếu như ngay từ thời kỳ ăn dặm (giai đoạn đầu đời), trẻ ăn quá mặn sau này sẽ tạo ra thói quen ăn mặn. Trẻ ăn mặn quá sớm sẽ tạo ra gánh nặng đối với thận khiến cho thận phải làm việc quá mức. Ngoài ra, trẻ ăn mặn sớm còn phải đối mặt với nguy cơ huyết áp cao và bệnh lý tim mạch“, TS. Từ Ngữ nói.
Bất kỳ độ tuổi nào cũng cần tới muối, tuy nhiên nhu cầu là khác nhau. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần khoảng 1g muối/ngày. Trẻ 1 tuổi trở lên cần khoảng 1,5g muối/ngày, tăng lên 1,9g/ngày khi trẻ 4-8 tuổi, 2,2g/ngày khi trẻ 9-13 tuổi và 2,3g/ngày khi trẻ từ 14-18 tuổi.
TS. Từ Ngữ cho hay khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm đến 1 tuổi, nhu cầu về ăn muối là không cao vì trong thức ăn, sữa của trẻ đã có lượng muối nhất định. Lượng muối trong các thực phẩm rau, củ, quả, sữa… đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Do đó, không cần nêm thêm muối vào thức ăn dặm của trẻ.
Chia sẻ thêm về thông tin cho trẻ ăn muối sẽ giúp cho trẻ cứng xương, TS. Từ Ngữ khẳng định trong thành phần của muối chỉ có NaCl không có sự liên quan tới canxi (Ca). Trong quá trình sản xuất muối có thể lẫn các tạp chất, trong đó có thể có cả canxi. Tuy nhiên, canxi đó là canxi vô cơ không được cơ thể hấp thu. “ Muối không có canxi để cứng xương. Muốn trẻ hấp thu canxi, cần nhiều yếu tố, trong đó có vitamin D“, TS. Từ Ngữ nói.
Đồng quan điểm với TS. Từ Ngữ, Ths.BS Doãn Thị Tường Vi, Viện dinh dưỡng lâm sàng cho rằng không nên cho trẻ ăn quá mặn. Trẻ ăn mặn cũng có thể gây ra biếng ăn và ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ sau này. Ăn quá mặn sẽ làm cho Natri clorua đào thải canxi ra ngoài cơ thể. Cơ thể trẻ không hấp thụ được canxi sẽ trở nên còi cọc, ảnh hưởng tới chiều cao.
Cẩn trọng với nhiều loại thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngoài muối ra, với trẻ từ 1 tuổi trở xuống, mẹ cũng cần thận trọng khi sử dụng những nguyên liệu sau đây:
Mật ong có nhiều lợi ích nhưng thông thường, quá trình bảo quản và chế biến thức uống cùng với mật ong phải lưu ý không được qua nhiệt độ cao, vì ở nhiệt độ cao, các dưỡng chất có trong mật ong sẽ bị phá vỡ. Với trẻ dưới 1 tuổi, các bác sĩ vẫn khuyến cáo tốt nhất không nên cho trẻ dùng mật ong vì có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum.
Nước tương chủ yếu được chế biến từ đậu nành, có tác dụng bổ sung sắt. Tuy nhiên nó cũng chứa nhiều thành phần hóa học khác không tốt cho sức khỏe non nớt của trẻ, chẳng hạn như phẩm màu, hương liệu, chất bảo quản… Vì vậy, mặc dù trẻ sau 6 tháng tuổi vẫn có thể cho thêm ít nước tương vào thức ăn dặm nhưng tốt nhất vẫn không nên dùng. Nếu thật sự phải dùng thì mỗi lần chỉ nên hạn chế từ 1 – 2 giọt nước tương.
Bột ngọt có chứa nhiều thành phần hóa học ảnh hưởng đến sự phát triển xương và não bộ, vì vậy tốt nhất mẹ đừng nêm bột ngọt khi cho trẻ ăn dặm. Ngoài ra, dù trẻ đã ăn uống được nhiều thứ thì bạn vẫn nên hạn chế tối đa chuyện đưa trẻ đi ăn bên ngoài, vì đa số hàng quán đều cho rất nhiều bột ngọt trong các món ăn.
Trà
Hàm lượng tanin đậm đặc trong trà sẽ được niêm mạc hấp thu, ngoài ra còn có theobromine trong trà cũng gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bác sĩ vẫn khuyên bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống trà dù là loại trà gì.
Thức uống chức năng
Trong các loại thức uống chức năng, bao gồm cả nước bổ sung khoáng đều có chứa một lượng lớn chất điện giải, chúng thực sự có thể bổ sung nguyên tố vi lượng như kali, Nntri trong cơ thể con người đã bị mất qua mồ hôi.
Tuy vậy, cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng bài tiết và trao đổi chất đều còn yếu, nếu dung nạp quá nhiều chất điện giải sẽ gây tổn thương cho gan, thận, tim của trẻ. Ngoài ra, thức uống này còn có thể tạo thành các chứng bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp khi trẻ trưởng thành.
Theo Helino
Hà Nam: Sau gây tê mổ đẻ, sản phụ cùng thai nhi tử vong
Sau khi tiếp nhận một sản phụ mang thai 40 tuần tuổi từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm trong tình trạng mất ý thức, mất nhịp tự thở, đồng tử giãn... Các bác sỹ Bệnh viện ĐK Hà Nam đã tiến hành cấp cứu trong 3 tiếng liên tục nhưng sản phụ và thai nhi đều tử vong.
Trước đó, khoảng 15h30, ngày 26/9, khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam tiếp nhận sản phụ Cao Thị Thanh (SN 1999) có thai 40 tuần tuổi chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm trong tình trạng mất ý thức, mất nhịp tự thở, đồng tử giãn, mạch, huyết áp tụt, tình trạng chuẩn bị ngừng tuần hoàn.
Tiến hành siêu âm ổ bụng và thai nhi lúc đó không có tim thai. Các bác sỹ đã tiến hành cấp cứu trong 3 tiếng nhưng sản phụ và thai nhi đều tử vong. Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp y, chiều 27/9, mẹ con sản phụ đã được đưa về quê làm thủ tục mai táng.
Người nhà sản phụ bàng hoàng khi hay tin cả mẹ con đều không qua khỏi
Theo ông Đỗ Đức Tuy, bác của nạn nhân Cao Thị Thanh, đây là lần mang thai đầu của Thanh. Vào ngày 24/9, thai phụ Thanh vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm để chờ sinh. Đến trưa ngày 26/9, gia đình được bác sỹ thông báo thai phụ Thanh không sinh thường được mà phải mổ. Thanh vào phòng sinh mổ được một lúc thì bác sỹ ra nói gây tê có vấn đề trục trặc cần chuyển lên tuyến trên ngay. Nhưng sau mấy tiếng đồng hồ cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, cả 2 mẹ con đều tử vong.
Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 28/9, ông Văn Tất Phẩm, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nam cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam đang tiến hành xác định nguyên nhân sản phụ Cao Thị Thanh (SN 1999), ở xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam tử vong cùng thai nhi.
Ông Phẩm cho biết: "Hiện nay toàn bộ hồ sơ đã được bàn giao cho phía Công an điều tra xác minh, Sở Y tế Hà Nam chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm phối hợp cùng gia đình lo hậu sự cho mẹ con chị Thanh, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ sự việc. Còn hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác cuối cùng".
Đức Văn
Theo Dân trí
Thời gian vàng để cứu người bị hóc dị vật là 3 phút Nếu không sơ cứu nhanh, kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng bệnh nhân bị thiếu dưỡng khí, dẫn đến có thể gây tổn thương não nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong do ngạt thở. Tử vong vì hóc bún mọc, suýt mất mạng chỉ vì hạt lạc Mới đây, một em bé 6 tuổi ở Đồng Nai khi đang ăn sáng...