Người mẹ trẻ chết do trầm cảm sau sinh, để lại 3 đứa con thơ
Chị Trần Thị Sơn mắc chứng bệnh trầm cảm khi đang mang thai đứa con thứ 3, sau khi sinh con được 2 tháng thì chị qua đời. Ba đứa nhỏ phải về ở với bà ngoại là Trịnh Thị Tư (74 tuổi, ở thôn Thành Hải, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân).
Ông Hoàng Trung Thông, tổng tư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh (bên trái) trao 12 triệu đồng cho gia đình bà Trịnh Thị Tư
Bà Trịnh Thị Tư cho biết, chị Sơn có tiền sử mắc chứng bệnh trầm cảm lâu năm, nhưng do không có tiền chữa trị nên bệnh tình ngày một nặng. Khi mang thai đứa con thứ 3 thì chứng bệnh lại nặng, chị Sơn chỉ nằm một chỗ, không đi lại, ăn uống kém, sức khỏe yếu dần rồi qua đời.
Cũng theo bà Tư, chị Sơn là con gái thứ 5 trong gia đình. Học cấp 3 xong chị vào Bình Dương làm thuê và lấy chồng. Chồng tàn tật, sức khỏe yếu và không có khả năng lao động. Mọi gánh nặng gia đình đè lên vai chị. Con cái lại đông, 8 năm đẻ 3 đứa. Áp lực cuộc sống, chị sinh ra bệnh trầm cảm.
Đã nhiều lúc chị Sơn leo lên nhà cao gác đòi tự vẫn, may thay người ta phát hiện cứu thoát. Bệnh này cần người thân ở bên chia sẻ, động viên và chăm sóc. Đến cái thân già này, tôi cũng chả lo được huống gì chăm cho con, cho cháu, nhưng nghĩ về quê có mẹ có con sẽ đỡ vất vả hơn. Nghĩ vậy nên tôi mới vào Bình Dương đưa con gái về quê.
Chị Đinh Thủy, Giám đốc doanh nghiệp Thủy Châu trao quà cho gia đình.
Khi về nhà lại phát hiện con Sơn mang bầu đứa thứ 3. Đúng thật bi kịch, suốt quá trình mang thai con bé chỉ nằm một chỗ, ăn uống kém, sức khỏe cứ yếu dần, gầy mòn trong thấy. Đến khi sinh con được 2 tháng thì nó qua đời – bà Tư kể.
Nước mắt người mẹ già có lẽ đã chảy dài suốt hành trình chăm sóc con gái, nhưng giờ đây khi chị đã “khuất núi” người mẹ ấy lại một lần nữa khóc, tiếng khóc của đau thương, tiếc nuỗi. “Cái tôi hối hận nhất là không phát hiện bệnh con sớm, rồi khi biết con bệnh thì không có tiền đưa nó đi chữa trị” – bà khóc mà nói.
Video đang HOT
Chị ra đi, để lại 3 đứa con thơ: cháu đầu Nguyễn Cao Anh Kiệt (8 tuổi), cháu thứ 2 Nguyễn Ngọc Bảo Vy (4 tuổi) và cháu thứ 3 Nguyễn Ngọc Thiên An (2 tháng tuổi). Nhìn di ảnh của chị trên chiếc bàn thờ tạm, rồi nhìn sang 3 đứa nhỏ nheo nhóc mà chúng tôi không khỏi thương xót.
Khi chị Sơn qua đời, do bổn phận con gái đã xuất giá nên không thể lập bàn thờ trong gia đình mẹ đẻ. Để chia sẻ bớt gánh gắng, hàng xóm khuyên góp mỗi người ít tiền dựng một cái rạp, mua chiếc bàn thờ tạm để làm nơi thắp hương cho chị Sơn ngay trong khuôn viên vườn nhà của bà Tư.
Sau khi mẹ mất, 3 đứa nhỏ phải sống với bà ngoại đã 74 tuổi
“Con Sơn bệnh tật lâu năm, vừa qua đời được 4 ngày, tuổi đời còn quá ít. Bà Tư thì đã già, sống chết tính theo ngày, 3 đứa nhỏ không biết tương lai sẽ ra sao. Chúng tôi là người dưng mà cũng lo cho gia đình họ” – chị Nguyễn Thị Lan chia sẻ.
Chiếc rạp dựng tạm trên một lô đất nhỏ, bên trong chiếc bàn thờ còn nghi ngút hương khói là được bà con lối xóm khuyên góp tiền dựng lên để làm nơi thờ cúng chị Sơn. Và ở đó, tiếng khóc nỉ non của người mẹ già cứ cất lên từng hồi, có lẽ bà chỉ biết lấy nước mắt để vơi bớt đau thương.
Hai đứa nhỏ chưa đủ nhận thức rằng người mẹ sinh thành ra mình đã ra đi. Chúng cứ thế chơi đùa, nghịch ngợm, ai cho sữa, cho kẹo thì cười cảm ơn. Đứa nhỏ thứ 3 còn đỏ hỏn nằm trên tay bà Tư ngủ ngon lành. Bà vừa bế cháu vừa chào đón khách ra vào thắp hương cho con gái.
Theo bà con lối xóm, gia đình bà Tư có hoàn cảnh rất khó khăn, bản thân bà bị bệnh tật, thường xuyên đau ốm. Trong khi đó, con gái út của bà vừa qua đời sau khi sinh bé được hai tháng, để lại cho bà 3 đứa cháu nhỏ dại. Bà Tư không có nghề nghiệp ổn định, lại phải chăm cháu nhỏ nên gần như không có thu nhập để nuôi dưỡng cháu.
Mái tôn dựng tạm làm nơi thờ cúng chị Sơn do người dân khuyên góp
Biết được hoàn cảnh khó khăn của bà Tư, để chia sẻ trước hoàn cảnh đau thương của gia đình, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng Quỹ khuyến học đèn Đom đóm của Sữa Cô gái Hà Lan (thuộc Công ty FrieslandCampina Việt Nam) đến thăm và trao tặng 12 triệu đồng cùng sữa, kẹo, bánh cho gia đình.
Nhận quà trên tay, bà Tư không khỏi xúc động, “Vô cùng cảm ơn Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đã động viên, chia sẻ gia đình tôi lúc khó khăn, hoạn nạn thế này. Chúng tôi đón nhận tấm lòng và ghi nhớ suốt đời”.
“Thật sự, giờ được bữa nào lo cho cháu bữa đó. Tôi không dám nghĩ đến tương lai, bởi không biết bằng cách nào để lo cho 2 đứa đầu ăn học, nhất là đứa nhỏ mới 2 tháng tuổi đang cần sữa, thức ăn, thuốc thang để chăm sóc. Tôi sợ mình kiệt sức mà chết đi thì chúng nó sẽ ở với ai” – Bà vừa nói vừa khóc.
Trương Hoa
Theo TPO
Cảnh sát biển đồng hành với những "cột mốc sống": Một ngày trên đảo tiền tiêu
Không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp hoang sơ, đảo Cô Tô (Quảng Ninh) còn mang trong mình một vị trí tiền tiêu đặc biệt. Ở đó, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngư dân là một "cột mốc sống", họ đồng hành, sát cánh cùng Cảnh sát biển để giữ gìn biển đảo...
Học để bảo vệ đảo
Sau gần 5 giờ trên biển, tàu 8004 đã thả neo trên vịnh thuộc đảo Cô Tô. Tôi có dịp ra Cô Tô nhiều lần, nhưng lần này mới cảm nhận được sự thay đổi thực sự của hòn đảo này. Nếu như trước đây, đảo Cô Tô như "một người đẹp" đang ngái ngủ thì giờ đây, trên đảo, những khách sạn cao hàng chục tầng đã mọc lên cùng sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn của những biển hiệu quảng cáo bắt mắt. "Người đẹp Cô Tô" dường như đã... thức giấc.
Tuy 2 giờ chiều, buổi tuyên truyền pháp luật mới diễn ra nhưng khá bất ngờ, bà con trên huyện đảo đã ngồi kín ở hội trường xã Đồng Tiến từ rất sớm. Nghe trung tá Phạm Mạnh Ngân - Trưởng phòng pháp luật Cảnh sát biển Vùng I tuyên truyền về pháp luật, bà Nguyễn Thị Nghĩa (67 tuổi) thật thà nói: "Hôm trước, tôi đi viện nghe người ta nói chuyện về biển đảo. Thế là tôi trốn viện về. Hôm nay có các anh Cảnh sát biển nói chuyện về pháp luật, về biển đảo, đến chúng tôi mừng lắm".
Buổi tuyên truyền pháp luật của Cảnh sát biển Vùng I cho bà con ngư dân. ảnh: Gia Tưởng
Nhà bà Nghĩa làm nghề đánh cá, hai người con trai hiện đều đang bám biển mưu sinh. Nhưng, mãi đến hôm nay, khi được nghe tuyên truyền về pháp luật bà mới biết ranh giới, phạm vi và quyền hạn vùng đánh cá chung với nước láng giềng. Đặc biệt, bà cũng mới biết được nếu trong tình huống bị tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển, các con bà sẽ phải lập tức gọi bộ đàm để báo với Cảnh sát biển theo tần số được quy định.
"Tuy các con tôi hôm nay không đi được nhưng với tài liệu và những hướng dẫn đầy đủ, tỉ mỉ, dễ hiểu của Cảnh sát biển, nhất định tôi sẽ về nói lại được với các con"- bà Nghĩa chia sẻ.
Bà Đẩu Thị Quý (53 tuổi), thôn Trường Xuân, Xã Đồng Tiến thì cho biết: "Năm 1997, gia đình tôi từ Nghi Xuân, Hà Tĩnh ra đảo Cô Tô. Khi đó, đảo vắng lắm nên rất buồn. Nhiều lúc tôi còn có cảm giác như mình bị... bỏ quên trên đảo. Những năm qua đảo được đầu tư nhiều, cuộc sống của nhân dân ngày càng phát triển hơn. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được Cảnh sát biển đến tuyên truyền về pháp luật, về biển đảo và những diễn biến mới nhất trên biển. Tôi rất vui vì mình sẽ có thêm kiến thức để về dạy cho con cháu".
Không chỉ tuyên truyền pháp luật cho mọi công dân sinh sống trên đảo Cô Tô. Cảnh sát biển Vùng I còn tổ chức cuộc thi "Em yêu biển đảo quê hương" với nội dung tìm hiểu về chủ quyền các vùng biển của nước ta. Tham dự cuộc thi, cậu bé Nguyễn Như Mạnh - học sinh lớp 10 A2 Trường THCS Cô Tô cho biết: "Tuy là gười dân đảo, nhưng em vẫn ước sau này được nhiều lần đến Trường Sa, Hoàng Sa, những quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Nhưng trước hết chúng em cần ý thức phải học thật tốt, để xây dựng một Cô Tô giàu đẹp và hấp dẫn hơn nữa. Như vậy, cũng là một cách bảo vệ biển đảo quê nhà".
Ngư dân như "cột mốc sống"
Những hoạt động đồng hành cùng ngư dân của Cảnh sát biển Vùng I đã làm cho người dân và chính quyền huyện
đảo Cô Tô càng vững tin,bám biển, bám đảo. Trong buổi lễ ký kết hợp tác giữa 2 đơn vị huyện đảo Cô Tô và Cảnh sát biển Vùng I, ông Trần Như Long - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô cho biết, huyện đảo như một "pháo đài" bảo vệ ở tuyến khơi với gần 50 hòn đảo lớn nhỏ. Ngoài ra, còn có ngư trường rộng lớn với hơn 300km2, có đường phân định biên giới trên biển dài hơn 190km kéo dài từ đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng). Cô Tô cũng là nơi duy nhất trên toàn quốc được Bác Hồ cho phép dựng tượng của mình khi Người còn sống. Với vị trí quan trọng như vậy, Đảng bộ và nhân dân Cô Tô xác định rõ trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả.
Mỗi người dân Cô Tô sẵn sàng là một chiến sĩ, mỗi ngư dân là một "cột mốc sống" khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, cùng các lực lượng vũ trang đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững hòa bình và ổn định trên khu vực.
Trong những năm qua, huyện đảo Cô Tô có tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 13 - 15%, thu nhập bình quân hàng năm đạt trên 3.500 USD/người. Huyện đảo xác định lấy kinh tế du lịch - dịch vụ là hướng phát triển chủ đạo, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Đặc biệt, Cô Tô cũng là huyện đảo đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới trên toàn quốc.
Theo Danviet
Người mẹ sát hại con đẻ 35 ngày tuổi ở Hà Nội được trở về nhà sau khi điều trị tâm thần Sau hơn 1 năm gây ra cái chết cho con đẻ 35 ngày tuổi, Chu Thị Trinh được xác định mất khả năng nhận thức trước, trong và sau khi thực hiện hành vi nên được trả tự do. Chiều 7/9, Phan Thị Trinh (20 tuổi) - người mẹ sát hại con đẻ 35 ngày tuổi gây rúng động dư luận ở xã...