Người mẹ tố các giáo viên mầm non xúi bạn bêu xấu con trai bị ‘bóc phốt’ ngược: Quan điểm dạy con gây tranh cãi, nói sai sự thật
Phản ánh của người mẹ này nhận về nhiều ý kiến không đồng tình từ phía các phụ huynh khác.
Những ngày qua, nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm đến câu chuyện một bé trai tên P., học lớp Lá tại trường Mầm non Ngôi Nhà Hạnh Phúc (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM) bị các giáo viên của trường bêu xấu, gây áp lực. Hành vi này được chính mẹ của bé tên là H.N lên tiếng, khi cho rằng con mình bị hoảng loạn, ảnh hưởng tâm sinh lý.
Phụ huynh tố giáo viên trường có hành động bêu xấu con mình.
Tuy nhiên, ngay sau khi nhiều đơn vị truyền thông đăng tải, cha mẹ, người thân của các em học cùng lớp bé trai này, hay thậm chí chỉ ở cùng tòa nhà chung cư đã có những phản pháo lại. Rất đông ý kiến từ phụ huynh cho rằng bé P. có hành vi bạo lực với con, cháu họ rất thường xuyên, khi thì cào cấu, xô đẩy, lúc lại phá phách, gây ra khá nhiều sự cố đáng tiếc. Chính vì lẽ đó, nhiều người có con cháu theo học tại đây thậm chí bị “ám ảnh”, luôn trong trạng thái lo sợ cho con cái mình nên khuyên nhủ con không nên tiếp xúc gần với cháu P., tránh những thương tổn không đáng có, chứ không “vô duyên vô cớ” mà cháu P. bị khiển trách.
Video đang HOT
Hàng loạt ý kiến bức xúc từ phụ huynh có con từng bị con trai chị H.N hành hung.
Có thể thấy, điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà chị H.N làm đơn phản ánh với báo chí. Chị cho biết con mình bị chuyển từ lớp Lá 1 sang Lá 2, khi chưa nhận được sự đồng ý, do trong lúc vui chơi, bé P. xô một bạn vào bạn khác, khiến một bạn bị lung lay răng cửa, một bạn bị trầy ở trán.
Ngày 6/1, bé P. khóc kể bị cô giáo bắt ngồi riêng góc tủ, ngủ riêng. Đến ngày 7/1, bé hoảng loạn, gào thét, không chịu ăn, uống và khóc kể rằng một cô giáo lớp bên cạnh nói với các bạn: “B. (tên ở nhà của bé) không ngoan, các bạn cùng lêu lêu B. nào”.
Ngoài ra, chị H.N cũng bày tỏ hiệu trưởng trao đổi với phụ huynh rằng các phụ huynh lớp Lá 2 không cho bé P. học trong lớp với lý do P. bất ổn tâm lý, quấy phá, gây nguy hiểm cho các bạn khác. Nếu P. vẫn muốn học ở trường thì giáo viên sẽ cách ly với bạn khác, phụ huynh phải viết giấy cam kết con mình không gây nguy hiểm cho bạn khác. Nếu không đồng ý, nhà trường sẽ đuổi học bé.
Facebook cá nhân của chị H.N
Thực tế mà nói, không thể phủ nhận khi các cháu nhỏ chơi với nhau, việc không kiểm soát được hành động hoặc do trêu đùa quá trớn mà đánh nhau là điều khó có thể tránh khỏi. Các bậc phụ huynh cần dạy dộ các bé biết chơi tinh tế hơn, có trách nhiệm hơn, biết quan tâm đến người khác hơn, biết lường trước rủi ro hơn,…
Thế nhưng, chính quan điểm nuôi dạy con của chị H.N được chị chia sẻ trên trang cá nhân cũng nhận về nhiều phản ứng trái chiều. Chị cho rằng “trẻ con sinh ra vốn để làm phiền người lớn”, nên “con cứ việc nghịch đi thôi.”
Quan điểm dạy con gây tranh cãi của chị H.N
Hiện vụ việc vẫn được các bậc làm cha làm mẹ, có con đang theo học cùng lớp cũng như ở cùng khu chung cư với hai mẹ con chị H.N rất quan tâm.
Cấm dạy thêm ở tiểu học có phù hợp với thực tế cuộc sống?
Nhu cầu học thêm là nhu cầu có thật, không phải chỉ ở tiểu học, trung học, mà ngay cả học sinh ở bậc học... mầm non.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 4290/GDĐT-TH gửi đến Phòng Giáo dục của 24 quận, huyện của địa phương này chỉ đạo tăng cường quản lý, chỉ đạo về hoạt động dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Nội dung Công văn số 4290/GDĐT-TH đã yêu cầu: "Tiếp tục thực nghiệm nghiêm các quy định của Bộ, tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống".
Việc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cấm dạy thêm, học thêm ở tiểu học đã làm dư luận nóng lại chuyện dạy thêm, học thêm, dù vấn đề này đã và đang làm nhức nhối xã hội.
Cấm dạy thêm ở tiểu học có phù hợp với thực tế cuộc sống?
Nhu cầu học thêm là nhu cầu có thật, không phải chỉ ở tiểu học, trung học, mà ngay cả học sinh ở bậc học ... mầm non.
Thực tế hiện nay, chương trình lớp 1 (kể cả cũ và mới) quá nặng, sĩ lớp học luôn vượt chuẩn cho phép (35 em/lớp), đặc biệt là thành thị.
Nếu là giáo viên, dạy lớp có sĩ số đông, ai cũng cảm nhận được sự nặng nề, mệt mỏi do áp lực công việc.
Với lớp từ 50 em trở lên, giáo viên không thể bao quát, dạy cho mọi học sinh, sửa chữa kịp thời sai sót của học trò.
(Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Thực tế giáo viên dù muốn dạy thật tốt cho mọi học sinh nhưng bất khả kháng, không thể làm được.
Từ thực tế đó, phụ huynh bắt buộc phải cho con học chữ trước khi vào lớp 1, dù đã đọc báo nghe đài biết tác hại của việc học trước chương trình.
Vào lớp 1 rồi, vẫn phải tiếp tục cho con học thêm, vì lớp đông, chương trình nặng, cô giáo không bao quát hết học trò trong thời gian ở lớp được.
Có cầu ắt có cung, giáo viên vì chất lượng của lớp mình phụ trách nên phải dạy thêm.
Cấm dạy thêm ở tiểu học khi sĩ số lớp còn quá đông, chương trình học còn quá nặng như hiện nay là chưa phù hợp với thực tế cuộc sống.
Ngoài ra, thực tế hiện nay giáo viên chưa sống được bằng lương của mình, nếu không có thu nhập từ dạy thêm, làm thêm khác (đặc biệt là giáo viên thành thị chưa có nhà ở).
Vì cuộc sống, giáo viên đành phạm luật, chấp nhận dạy thêm để lấy thu nhập "nuôi" dạy chính. Giáo viên tiểu học phải dạy thêm vừa đáng thương và đáng trách, nhưng thương nhiều hơn trách.
Vì thế cấm dạy thêm ở tiểu học khi nhu cầu học thêm thực tế có thật, khi cuộc sống giáo viên chưa sống được bằng lương của mình, là chưa phù hợp với thực tế cuộc sống.
Bất cứ chính sách nào mà chưa phù hợp với thực tế cuộc sống thì chỉ mang tính hình thức và không có tác dụng, làm cho pháp luật không được ... tôn trọng.
Làm sao cấm dạy thêm ở tiểu học phù hợp với thực tế cuộc sống?
Nhu cầu học thêm, dạy thêm là có thật và chính đáng, nguyên nhân là do áp lực của chương trình, sĩ số học sinh trong lớp quá đông, cuộc sống giáo viên chưa sống được bằng lương của mình .
Giải quyết được ba vấn đề gây ra nhu cầu học thêm, dạy thêm trên là không cần cấm.
Chương trình giáo dục nhẹ nhàng, phù hợp tâm sinh lý tuổi thơ, bám sát mục tiêu giáo dục; sĩ số lớp càng ít càng tốt, tối đa là 35 em/lớp, đảm bảo giáo viên có thể dành quan tâm đến tất cả học sinh, chất lượng giáo dục đạt yêu cầu, chẳng có bố mẹ nào cho con đi học thêm, làm khổ con, khổ mình.
Không có nhu cầu học thêm, thầy cô sao dạy thêm được, dù có ép cũng khó lòng mà ép học trò đi học thêm khi chính bản thân nội tại và gia đình không có nhu cầu.
Nếu giải quyết được vấn đề giáo viên sống được bằng lương của mình , tôi tin rằng chẳng giáo viên nào dám dạy thêm, muốn dạy thêm trái phép.
Các huyện biên giới ở Điện Biên chống rét cho học sinh Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên chỉ đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp chống rét cho học sinh, nhất là bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.