Người mẹ sinh con lần 2 thẳng thắn chia sẻ 5 điều cần chuẩn bị trước khi đi đẻ
Những người mẹ sinh con lần 2 thường ủ sẵn nhiều kinh nghiệm hữu ích để ca sinh được trọn vẹn nhất.
Với những người lần đầu sinh nở, tâm lý lo lắng, bối rối là không thể tránh khỏi. Vì vậy, họ thường không chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ cho một ca sinh. Còn với những người sinh con lần 2, chị em đã có sẵn kinh nghiệm xương máu để có ca sinh trọn vẹn nhất.
Hãy nghe những người đã sinh con lần 2 khuyên mẹ bầu 5 thứ cần chuẩn bị sẵn sàng trước khi đi đẻ:
Giấy tờ tùy thân luôn phải sẵn sàng
Ngay từ một tháng trước ngày dự sinh, mẹ bầu và người nhà đặc biệt là người chồng cần chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ cần thiết bao gồm chứng minh thư nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện, giấy tờ các lần khám thai trước… Những giấy tờ này nên được photo thành 2-3 bản để nộp khi cần.
Những người sinh con lần 2, chị em đã có sẵn kinh nghiệm xương máu để có ca sinh trọn vẹn nhất. (ảnh minh họa)
Đừng tiết kiệm đồ lót dùng một lần
Video đang HOT
Sau khi sinh em bé, cơ thể người phụ nữ ra rất nhiều sản dịch và thường xuyên bị rớt ra ngoài. Họ cũng đang vô cùng mệt mỏi nên việc sử dụng đồ lót dùng một lần là vô cùng cần thiết. Đồ dùng này cũng thuận tiện để bỏ đi sau khi sử dụng, không mất công để giặt sạch.
Chớ quên quần áo trẻ em
Mặc dù ngày nay hầu hết các bệnh viện đều đã chuẩn bị sẵn quần áo, tã lót cho bé sơ sinh, vậy nhưng em bé rất hay ị, tè và làm ướt quần áo, tã lót. Tốt hơn hết, chị em vẫn cần mang theo ít nhất 2-3 bộ đồ cho bé và luôn mang theo bịch bỉm khi đi đẻ vì sẽ sử dụng rất nhiều cho bé.
Đừng chủ quan không mang quần áo sản phụ
Sản phụ vẫn nên mang theo một vài bộ đồ dự phòng khi đi đẻ. (ảnh minh họa)
Quần áo sản phụ dù bệnh viện đã chuẩn bị nhưng như đã nói, sản phụ sau sinh thường ra nhiều sản dịch làm bẩn quần áo. Bạn vẫn nên chuẩn bị thêm đồ của bản thân để thay những lúc cần thiết hoặc hỏi bên bệnh viện xin thêm 1-2 bộ đồ dự phòng.
Nhớ bổ sung thực phẩm bổ sung năng lượng
Sinh con là quá trình vất vả và tốn năng lượng, vì vậy các mẹ nên chuẩn bị sẵn những thực phẩm bổ sung năng lượng, có lợi cho việc sản xuất sữa để cơ thể nhanh phục hồi, đồng thời dòng sữa mẹ cũng nhanh về cho con tu ti.
Mang thai 43 tuần chưa đẻ, lúc mổ lấy thai cả ê-kíp bịt mũi vì có mùi khó chịu bốc lên
Trong phòng phẫu thuật, bác sĩ vừa rạch tử cung của sản phụ thì một mùi khó chịu lập tức sộc lên.
Nhiều người vẫn cho rằng, thai nhi ở trong bụng mẹ càng lâu càng tốt. Vì thế, dù đến ngày dự sinh nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì họ vẫn không đến bệnh viện kiểm tra. Tới lúc sốt ruột đi khám, mọi chuyện đã khó bề cứu vãn.
Một bà mẹ người Hàng Châu (Trung Quốc) tên Đình Đình cũng có quan niệm như vậy. Con lớn lên 3 tuổi, vợ chồng cô quyết định sinh con thứ hai. Ỷ lại mình đã có kinh nghiệm trong lần sinh nở trước, lần này cô chủ quan hơn nhiều. Sau khi làm mấy xét nghiệm quan trọng cho kết quả đều tốt cả, cô yên tâm chờ đến ngày sinh.
Đình Đình cấp tốc được đưa lên bàn mổ vì bác sĩ nhận định thai nhi đã bị ngạt. (Ảnh minh họa)
Đến ngày dự sinh mà em bé chưa có biểu hiện gì là muốn ra ngoài, Đình Đình cũng có chút sốt ruột. Thậm chí cô còn thấy con hoạt động ít đi. Nhưng rồi cô lại nghĩ "thai nhi ở trong bụng mẹ lâu, sinh ra càng khỏe mạnh, thông minh". Thêm nữa, chồng côđang vắng nhà, vì thế cô đâm lười đến bệnh viện kiểm tra.
Lúc chồng Đình Đình đi công tác về, tính thời gian thì cô đã mang thai được 43 tuần. Em bé trong bụng dường như yên tĩnh hẳn khiến hai người hoảng loạn, vội vã đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, Đình Đình cấp tốc được đưa lên bàn mổ vì bác sĩ nhận định thai nhi đã bị ngạt.
Trong phòng phẫu thuật, bác sĩ vừa rạch tử cung của Đình Đình thì một mùi khó chịu lập tức sộc lên. Nước ối của cô đục nghiêm trọng, thai nhi bị ngạt do hít phải phân su trong nước ối, đã không thể cứu vãn.
Trong y học, thai quá ngày được định nghĩa là những thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần lễ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Tuy nhiên trong số 12% sản phụ được chẩn đoán là thai quá ngày, chỉ có khoảng 4% là quá ngày thật sự, số còn lại thường do tính vòng kinh không đúng.
Quan niệm con ở trong bụng mẹ càng lâu càng tốt thực tế không có cơ sở khoa học nào cả. Ai cũng biết sinh non không tốt cho sức khỏe của em bé nhưng thai quá ngày cũng gây nên những hậu quả nghiêm trọng không kém:
- Nếu bánh nhau vẫn hoạt động tốt, thai nhi tiếp tục phát triển lớn thêm, khi sinh có khả năng đẻ khó do con to (kẹt vai, sang chấn nhiều cho cả mẹ lẫn con hoặc không sanh được phải mổ lấy thai...). Thêm vào đó lượng nước ối có thể cạn dần, không gian hoạt động của em bé hẹp lại. Khi sinh em bé dễ bị suy hô hấp do cơn gò tử cung làm chèn ép dây rốn.
- Ngược lại nếu bánh nhau bị thoái hoá, thai nhi sẽ không được nuôi dưỡng tốt, có thể tử vong trong bụng mẹ hoặc trong khi sanh; hoặc em bé sẽ bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo và sức đề kháng kém.
- Thai quá ngày còn có thể xảy ra hiện tượng thai nhi thải phân su ra nước ối, chính em bé hít phải dễ dẫn đến ngạt. Nước ối đục cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung của người mẹ.
Tú Cầu
Cách phòng ngừa ung thư vú Việc duy trì cân nặng hợp lý, duy trì lối sống khoa học, không sử dụng rượu bia... góp phần phòng tránh bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, ung thư vú phổ biến, là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở phụ nữ. Thực tế, nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ,...