Người mẹ già và 6 đứa con bạc ác
Tôi, một người mẹ năm nay đã 71 tuổi, vô gia cư và sống nương nhờ cửa Phật tại một ngôi chùa nhỏ, mặc dù tôi có 6 người con cả trai lẫn gái. Bi kịch của tôi là bị các con ruồng bỏ những năm tháng tuổi già cuối cuộc đời…
Bức thư của tôi không phải là lời trách móc hay oán thán cuộc đời. Cũng không thể nào oán trách những đứa con của tôi sinh ra. Dù chúng có đối với tôi như thế nào tôi vẫn là mẹ chúng, mà tình cảm mẹ con không thể nào mất đi được. Tôi đã quyết định xuống tóc vào chùa, có lẽ đây là lần cuối cùng trong đời, tôi muốn sẻ chia câu chuyện của mình để tìm ra lời giải đáp cho bi kịch đau đớn này mà suốt những năm tháng cuộc đời tôi phải chịu đựng để yên lòng về với Phật. Tôi, một người mẹ năm nay đã 71 tuổi, vô gia cư và sống nương nhờ cửa Phật tại một ngôi chùa nhỏ, mặc dù tôi có 6 người con cả trai lẫn gái. Bi kịch của tôi là bị các con ruồng bỏ những năm tháng tuổi già cuối cuộc đời…
Hai vợ chồng tôi lấy nhau xuất thân đều là những người lao động, suốt cả những năm tháng tuổi trẻ là chuỗi ngày dài triền miên những tính toán mưu sinh cho cuộc sống. Ngày xưa ở thôn quê, cha mẹ chúng tôi đều khuyến khích sinh nhiều con để sau khi tuổi già trông mong vào sự chăm sóc của chúng. Vợ chồng tôi sinh được 6 người con cả nếp lẫn tẻ. Cuộc sống tuy bươn chải nhọc nhằn nhưng lòng tôi luôn bình yên vì có một người chồng mẫu mực và những đứa con mà tôi – một người mẹ hết sức thương yêu. Cuộc sống của tôi tưởng chừng như trôi qua êm đẹp…
Vợ chồng tôi ngày một già đi, các con ngày một lớn và bay ra khỏi vòng tay cha mẹ. Không giàu có để cho các con của ăn của để, vợ chồng tôi cố gắng lo lắng cho các con đi học hết phổ thông. Đứa con trai cả của tôi học được đến đại học, những đứa khác thì học nghề hoặc ra đời đi làm lo cuộc sống. Vốn là những người lao động, chúng tôi không mong con cái phải học cao hay giàu sang phú quý, chỉ cần có cuộc sống bình thường là chúng tôi yên lòng. Các con tôi không học cao, cũng không phải phá phách hay có thói hư tật xấu. Chúng cũng biết lo cho cuộc sống của bản thân, 6 đứa con dần lập gia đình và 5 đứa ra ở riêng. Chúng tôi ở với người con trai cả trong ngôi nhà hai vợ chồng tôi tạo dựng từ những ngày còn khỏe mạnh. Tuổi đã cao, vợ chồng tôi mở một cửa hàng nhỏ bằng tiền chúng tôi dành dụm được để không trở thành gánh nặng cho con cái.
Cuộc sống luôn có nhiều va chạm giữa cha mẹ và con cái, nhất là khi chúng đã lập gia đình. Tôi coi đó là điều bình thường khi bên cạnh tôi luôn có chồng tôi bầu bạn những năm tháng tuổi già. Bi kịch của tôi bắt đầu từ lúc chồng tôi mắc bệnh tai biến đột ngột ra đi năm ông 70 tuổi. Đến bây giờ đã tròn 5 năm kể từ ngày chồng tôi qua đời, tôi bị những đứa con của chúng tôi sinh ra ngược đãi và ruồng bỏ trong suốt thời gian đó.
Tôi có thói quen vào chùa niệm Phật kể từ khi chồng tôi mất. Và cũng kể từ ngày đó thời gian ở lại chùa của tôi nhiều hơn, có khi 2, 3 hôm tôi không về nhà, không phải tôi không muốn về mà mỗi lần về nhà tinh thần tôi lại trở nên suy sụp. Sự việc xảy ra khi một hôm đứa con trai của tôi bảo rằng: “Người mẹ bốc mùi khai làm con khó chịu. Ban đầu tôi nghĩ đó là một lời nhận xét hết sức bình thường của các con. Hằng ngày tôi đều tắm rửa sạch sẽ kể cả mỗi lần đi đâu đó về, nhưng dù bà cụ già như tôi có tắm rửa sạch đến cỡ nào, tôi vẫn bị các con chê. Đầu tiên chúng bảo tôi có mùi khó chịu, sau đó là chê tôi bốc mùi khai, mùi thối. Con dâu và cháu thấy tôi ngồi ở đâu là tránh xa chỗ đó, chúng bắt tôi phải ăn bát riêng, đũa riêng, uống nước trong cốc riêng không dùng chung với chúng. Những biểu hiện, những hành động của các con thực sự làm tôi bối rối. Chúng chê tôi, nói tôi bẩn thỉu, hôi thối ngay cả trong bữa ăn. Mỗi khi gặp ai nói về tôi là chúng chẳng tiếc lời bêu rếu mẹ đẻ của chúng. Tôi thực sự cảm thấy rất xấu hổ khi đứng trong nhà mình trước mặt con cháu, mỗi ngày chúng lại chê tôi nhiều hơn.
Video đang HOT
Có hôm đứa con dâu tôi lôi hết quần áo của tôi trong tủ vứt ra trước sân bảo rằng quần áo của tôi dính những thứ bẩn thỉu ở ngoài đường ảnh hưởng tới cháu. Sống chung một nhà với đứa con trai chính tôi sinh ra mà tôi thấy như ở nhà người lạ. Tôi còn nhớ như in đứa con trai cả của tôi nói: “Con còn phải lo cho vợ con, mẹ đi sang nhà mấy đứa khác mà ở”. Nó đã đuổi mẹ nó ra khỏi căn nhà của cha mẹ nó xây dựng cả cuộc đời. Trước khi chồng tôi mất, căn nhà vẫn đứng tên hai vợ chồng tôi, dự tính của chúng tôi cũng là để lại cho con cái sau này còn có chỗ thờ phụng, nhưng không ngờ trước khi tôi kịp nói, con trai tôi đã có ý định đuổi tôi ra khỏi nhà.
Tôi không biết làm thế nào trước lời nói đó của con trai, mỗi ngày đôi mắt tôi lại mờ đi vì khóc nhiều. Mỗi lần nhắc đến là tôi không cầm được lòng mình. Tôi không dám tâm sự điều này với bất kì ai, gia đình tôi sẽ mang tiếng vô phúc. Ngày tôi đi ra khỏi nhà con trai cả, tôi đã muốn tìm cách đi theo chồng tôi sang bên kia thế giới. Tuổi đã cao, sức khỏe yếu dần, tôi không thiết sống nữa. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ cô đơn những năm tháng tuổi già. Giờ phút này muốn dựa dẫm về tinh thần vào các con, muốn một lần nữa làm các con tôi hiểu ra sai lầm của chúng, tôi tìm đến nhà những đứa con khác với hi vọng một điều kỳ diệu cuối cùng trước khi quyết định giã từ trần thế.
Nhưng dường như các con tôi không hề để ý, chúng coi tôi như một vật vướng chân. Hai đứa con trai thứ đùn đẩy việc nuôi tôi, chúng nghĩ rằng mẹ chúng cầu cạnh các con vì hai bữa cơm kẻo đói. Nhìn thấy các con mệt mỏi như có gánh nặng tôi tủi thân không đành lòng ở lại, tôi tìm đến hai đứa con gái đã lấy chồng, nhưng vì hoàn cảnh gia đình chồng không mấy khá giả, con tôi từ chối cho mẹ đến nhà thăm dù chỉ là một buổi chiều. Các cháu ngoại của tôi luôn nhìn tôi như một người xa lạ, chúng quá bé để có thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra.
Mỗi lần ốm đau người thăm nom tôi không phải là sáu đứa con rứt ruột sinh ra mà là một người bạn già cùng hoàn cảnh neo đơn. Những cú điện thoại cho các con mỗi lúc bệnh, tôi chỉ nhận lại được từ chúng cái tặc lưỡi chua chát: “Ôi giời, tôi cũng ốm không đi làm được chứ chả phải mỗi mình u”. Năm 2011 tôi nằm bệnh viện vì chứng bệnh xương khớp, tiền dành dụm không đủ trả viện phí, tôi thiếu năm trăm ngàn để làm thủ tục ra viện. Gọi điện cho đứa con gái hỏi mượn, nó nói rằng: “U mượn gì nhiều tiền lắm thế, tôi lấy đâu ra”.
Hôm đó, một người bệnh nhân chung phòng đã trả giúp tôi năm trăm ngàn viện phí, tôi cảm thấy tủi nhục vô cùng. Tôi thực sự suy sụp trước cách đối xử với chính mẹ mình của các con tôi. Một người mẹ thành công khi sinh ra và dạy dỗ con cái nên người, ấy thế mà các con tôi không thể hiểu được một chữ hiếu giản dị. Ngày trước chúng tôi không bao giờ đối xử như vậy với cha mẹ, hay là tôi đã tạo nghiệp gì ở kiếp trước bây giờ phải trả giá đắt?
Niềm an ủi lớn nhất bây giờ của tôi là được nghe kinh Phật, được làm những công việc vặt trong chùa. Niềm hạnh phúc là được các vị sư trong chùa động viên an ủi. Không có nhà chùa và Phật chắc có lẽ tôi đã kết liễu tâm hồn già nua, xát muối này ở một nơi tối tăm nào đó. Họ là những người xa lạ nhưng tình cảm hơn cả tình mẹ con của tôi bây giờ. Chỉ cần nhìn các vị sư thầy mỉm cười, lòng tôi đã được vơi bớt đi đau đớn bi kịch gia đình. Giờ tôi đã chuyển hẳn vào chùa ở, bên cạnh tôi hầu hết là những người già neo đơn không con cái chăm sóc, chúng tôi thường an ủi nhau vượt qua đau khổ và quên đi nhưng thật sự nỗi lòng của một người mẹ như tôi không thể nào giải thoát nổi. Tôi không thể hiểu tại sao mình lại có một bi kịch đáng sợ như thế ở cái giây phút gần đất xa trời. Thầy trụ trì chùa nói rằng, nếu tôi muốn xuống tóc đi tu tại chùa thì tôi phải quên hết mọi vướng bận cuộc đời. Có lẽ tôi là người già cố chấp tôi vẫn chưa tìm ra được một cách để quên đi bi kịch này.
Theo VNE
Nỗi sợ của người già
Cách đây 30 năm, khi bước vào tuổi 50, tôi chân tình hỏi ông bạn vong niên: "Cuộc đời này khi về già ông sợ điều gì nhất?". Tức thì ông bạn trả lời: "Ở tuổi về già, tôi chỉ sợ duy nhất một điều là... chết đói!".
Câu trả lời rất ngắn gọn, nhưng khiến tôi đêm ngày suy nghĩ. Bởi theo cách hiểu giản đơn thì hằng ngày người già ăn uống có tốn kém bao nhiêu?
Năm tháng trôi qua, tôi đã tìm đọc nhiều sách vở và qua nhiều trải nghiệm nên rất tâm đắc lời Phật dạy rằng: "... Con người sống ở trên đời có tám nỗi khổ, thì tuổi già... là một trong những nỗi khổ được coi là khủng khiếp nhất!"
Bởi ngoài xã hội, người có địa vị, chức tước cao, họ càng có nhiều quyền lực. Mỗi lời nói, mỗi bước đi, họ sẽ có nhiều người lắng nghe, có lắm kẻ vâng người dạ. Song với bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình thì ngược lại. Bởi các cụ tuổi đời ngày một cao đâu còn làm ra hạt thóc, củ khoai... Dẫu rằng hằng ngày được con cháu gọi là ông, là bà, là cụ, là cố... nhưng sức khỏe ngày một kém; bệnh tật ngày một nhiều. Do đó tiếng nói và uy tín của các cụ sẽ ngày một tụt dốc và hết phần tác dụng.
Lúc đó, trong không ít gia đình, chân lý và lẽ phải sẽ thuộc vào những thành viên có khả năng kiếm được nhiều tiền.
Thế nên, cái sự ... "chết đói " mà ông bạn vong niên của tôi nói trước đây như đã được chứng minh đâu phải vì người già không có gì ăn. Mà do sự ứng xử nhạt nhẽo, thậm chí hắt hủi tệ bạc của con cháu.
Chúng ta đang sống trong thời đại nền khoa học văn minh đem lại lắm cái được, nhưng cũng làm mất đi không biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp mà ông cha ta đã ngàn đời tạo dựng. Khi mà sức mạnh của đồng tiền có khả năng ngự trị trên nhiều lĩnh vực. Nền tảng gia đình đã bị tấn công từ mọi phía.
Cùng chung một mái nhà nhưng vợ chồng con cái đều có một phòng riêng biệt, cửa đóng then cài... Tình cảm của họ chỉ còn là những viên sỏi không hồn, huống hồ thân phận người già!
Phải chăng câu tục ngữ đáng giá ngàn vàng "Trẻ cậy cha, già cậy con" đã không còn tác dụng?
Đó còn là những người ở tuổi về già mà không có lương hưu. Hoặc ít nhiều trợ cấp không đủ sống mươi lăm ngày và hơn thế. Dẫu rằng pháp luật có lời bênh vực "người già được quyền nghỉ ngơi, được quyền hưởng thụ, được quyền chăm sóc" nhưng nếu "sổ đỏ" cách đây ít năm đã trót sang tên cho con, thì các cụ chỉ còn là hai bàn tay trắng với tuổi già mà thôi
Dường như cũng đã lường được tình huống này nên người xưa có dạy: "Sống được tuổi về già dù ở thời đại nào cũng phải quan tâm đến các thế hệ nối tiếp. Nhưng chúng ta cũng chỉ nên "nhìn" bằng một mắt - còn một mắt phải dành "nhìn" cho chính bản thân mình.
Đó không phải là vị kỷ. Bởi người già vốn tự trọng và hay tủi thân. Chớ có dại dột vội vàng đem hết của cải, đem cả đất đai nhà cửa giao cho con, cho cháu rồi ngồi đó mà chờ lòng hiếu thảo, cầu mong sự hảo tâm của chúng, thì thôi rồi... cuộc đời sẽ chìm trong nước mắt".
Hóa ra chuyện con cái ăn ở có hiếu có nghĩa thời nào cũng có, hoặc đối xử tàn nhẫn với cha mẹ già cũng là chuyện có tự ngàn xưa.
Theo Dantri
Khi vợ tự ti "Tôi biết mà!" - em dài giọng cái câu quen thuộc trong tiếng thở dài ngao ngán của anh. Y như rằng, tiếp theo đó là một tràng trách móc, hờn dỗi: "Tôi biết tôi già, tôi xấu nên ông chán, ông chê. Ông không dám dẫn tôi theo. Ông sợ mất mặt chứ gì?". Em giận cũng đúng. Công ty anh tổ...