‘Người mẹ’ đặc biệt giữa tâm dịch khắc nghiệt
Giữa tâm dịch khắc nghiệt, hai người phụ nữ với hai công việc khác nhau, người thì thường trực dõi theo từng nhịp thở của F0, người thì nâng niu, chăm sóc “tình yêu” của những F0 là sản phụ, nhưng họ đều có một điểm chung là được gọi bằng tiếng “mẹ” đầy yêu thương, kính trọng.
Trong khoảnh khắc đón chào Xuân mới, gương mặt những người “mẹ” ấy hiện rõ nét rạng rỡ khi nghĩ đến ký ức về tình người nơi tâm dịch.
Người “mẹ” đặc biệt và vở kịch anh hùng diệt COVID
Tháng 12, ánh nắng vàng le lói xuyên qua những kẽ lá rủ xuống cung đường dẫn chúng tôi về quê hương năm tấn. Làn khói tựa sương mờ ảo được nhóm lên từ những chụm rơm khô xót lại, trên một vài mảnh ruộng, đã tạo nên một bức tranh mộc mạc, bình yên đến lạ!
Những ngày năm mới cận kề, khoảng sân của Trường ĐH Y Dược Thái Bình vắng ngắt, sinh viên đã “ai về nhà nấy” để đón Tết, chỉ còn lại một vài cán bộ, trong đó có PGS.TS. Phạm Thị Dung – Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (Trường ĐH Y Dược Thái Bình) vẫn tất bật với những công việc còn sót lại.
PGS.TS. Phạm Thị Dung – người mẹ đặc biệt của hàng trăm đứa con.
Đón chúng tôi bằng ánh mắt rạng rỡ, PGS.TS. Phạm Thị Dung chép miệng: “Các con xa mẹ nuôi về với mẹ đẻ hết rồi, em ạ!”. “Các con” mà PGS.TS. Phạm Thị Dung nhắc đến không ai khác, chính là hàng trăm sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình, do chị trực tiếp giảng dạy, dìu dắt và đã có thời gian dài cùng nhau đồng hành trong tâm dịch Bắc Giang, TP.HCM.
Đó là những ngày đầu tháng 8/2021, ngay khi nhận “lệnh”, Đoàn công tác số 2 của Trường Đại học Y Dược Thái Bình với 250 giảng viên, sinh viên đã “khăn áo” lên đường “vì miền Nam ruột thịt”. Đoàn công tác chia làm 2 nhóm. Nhóm 150 tình nguyện viên do PGS.TS. Phạm Thị Dung phụ trách, hỗ trợ huyện Nhà Bè (TP.HCM) lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc gần 400 F0 tại khu cách ly Trường THPT Phước Kiển. Trong số này có gần 100 F0 là em nhỏ.
Giữa không gian hối hả của ngày cuối năm, PGS.TS. Phạm Thị Dung hồ hởi kể cho chúng tôi nghe về những kỷ niệm khó quên với hàng trăm người “con” nơi tâm dịch, về những điều giản dị mà chị đã làm cho các bệnh nhân nhí trên cương vị và tâm thế của một người làm mẹ, về vở kịch “siêu anh hùng đến trái đất diệt COVID-19″ của những F1 nhỏ tuổi…
PGS.TS. Phạm Thị Dung nhớ lại, cứ mỗi tối, bên trong khoảng sân của khu cách ly Trường THPT Phước Kiển lại vang lên dõng dạc những lời thoại của hai “diễn viên” nhí. Đó là vở diễn “siêu anh hùng đến trái đất diệt COVID-19″. Hai “diễn viên” nhí ấy là Hồ Nguyễn Nhã Thư (6 tuổi) và Hồ Nguyễn Nhã Phương (8 tuổi). Các em là F1, cùng đến với gia đình 5 người đều là F0.
Nhã Thư và Nhã Phương gọi những “chiến sĩ” khoác trên mình bộ đồ bảo hộ trắng là những “anh hùng”. Bởi những “chiến sĩ” ấy sẽ quan tâm, bảo vệ và chữa bệnh cho cả gia đình 3 thế hệ của Nhã Thư, Nhã Phương.
Video đang HOT
Ngày trở về từ tâm dịch: Chúng tôi không bao giờ nghĩ mình là người đặc biệt
Thầy thuốc trong tâm dịch: Vượt lên khó khăn, chỉ tình yêu nghề ở lại
Cuộc trò chuyện đang rôm rả, bỗng chiếc điện thoại trong túi áo của PGS.TS. Phạm Thị Dung nhận tin báo liên hồi. Chị khoe với chúng tôi về dòng tin thông báo: “Con đã trở về nhà an toàn”. Vừa đọc tin nhắn, PGS.TS. Phạm Thị Dung cũng nhanh tay lục lại những tin nhắn đong đầy yêu thương từ trước thời điểm vào tâm dịch. Đó là những lần các con của chị “xin được ích kỷ một lần mong mẹ cùng chúng con lên đường, cùng tham gia chống dịch”… Và giờ đây, TP.HCM đang hồi sinh, không khí Xuân mới đang len lỏi trong từng ngõ nhỏ, cũng là những ước nguyện, những mong mỏi của thầy trò Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã thành hiện thực. Trên gương mặt người “mẹ” của hàng trăm con ấy đang hiện lên nét rạng ngời…
Hơn cả một người “mẹ”…
Những ngày dịch COVID-19 diễn biến vô cùng phức tạp tại TP.HCM với số ca nhiễm lên đến 5 con số mỗi ngày, số lượng trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Hùng Vương có mẹ nhiễm COVID-19 cũng vì thế mà tăng lên. Trong bối cảnh đó, nhận sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Trưởng bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch COVID-19, đã chỉ đạo Bệnh viện Hùng Vương thành lập Trung tâm H.O.P.E. Trung tâm đặt tại Trường mầm non Họa Mi 2 (số 11 Lý Thường Kiệt, phường 12, quận 5).
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng và những ngày đặt yêu thương cho từng bé sơ sinh có mẹ mắc COVID-19 tại Trung tâm H.O.P.E.
Để H.O.P.E trở thành niềm mong mỏi, hy vọng của đất nước vào thế hệ chào đời trong mùa dịch COVID-19 đúng như tên gọi của trung tâm, hàng chục bảo mẫu là các tình nguyện viên, giáo viên… đã đồng loạt đăng ký tham gia hỗ trợ chăm sóc cho các bé tại trung tâm. Tuy nhiên, để các tình nguyện viên có thể chăm sóc cẩn thận, tỉ mẩn và đúng chuyên môn, Bệnh viện Hùng Vương đã phân công bà Nguyễn Thị Thu Hồng (64 tuổi) – hộ sinh 3 của Bệnh viện, chịu trách nhiệm hỗ trợ các tình nguyện viên tại Trung tâm về công tác chăm sóc trẻ sơ sinh.
Mặc dù đã có hơn 40 năm công tác trong nghề hộ sinh, nhưng chưa khi nào bà Nguyễn Thu Hồng lại chứng kiến bé sơ sinh phải xa hơi ấm của mẹ, xa bầu sữa mẹ… ngay khi vừa chào đời, với số lượng lớn đến như vậy. Đây cũng là lần đầu tiên bà Hồng cảm nhận rõ những nỗi đau quặn lên từng cơn trong lồng ngực của mình.
“Hình ảnh của hàng chục ngàn chiến sĩ áo trắng đến từ 37 tỉnh, thành phố và các đơn vị trong ngành y tế, các bệnh viện lớn của Trung ương đã cùng thành phố chống dịch. Những hành động đó đã in đậm trong trái tim của mỗi người dân TP.HCM. Đặc biệt là vai trò Tổng Tư lệnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã luôn gắn bó với thành phố trong suốt thời gian qua. Hình ảnh của tư lệnh chiến trường, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã luôn có mặt mọi lúc, mọi nơi, sát cánh cùng đồng bào và TP.HCM. Đảng bộ và nhân dân thành phố, cũng như cá nhân tôi luôn khắc ghi những tình cảm cao quý ấy. Với tôi, đó là những hy sinh vô bờ bến”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên xúc động, chia sẻ.
Trong không gian tư gia cũ kỹ giữa quận 5, bà Hồng trải lòng: “Có thời điểm, “trung tâm hy vọng” chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 50 trẻ sơ sinh có mẹ mắc COVID-19. Trong khi đó, các tình nguyện viên đều là người trẻ, có những người chưa có gia đình, chưa từng kinh qua việc chăm sóc con nhỏ nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Do đó, tôi đã đặt tình yêu vào các tình nguyện viên, hỗ trợ, đào tạo, sát sao từ việc cho các con ăn ra sao để không bị trào ngược, cũng như cách nhận biết những dấu hiệu bất thường xảy ra ở trẻ sơ sinh”.
Khi không khí Xuân đang gõ cửa từng nhà, ký ức bà Hồng lại hiện ra khung cảnh thân thuộc tại Trung tâm H.O.P.E. Bà nhớ về những ngày chăm sóc, nâng niu từng giấc ngủ, nhớ những giây phút hồi hộp khi nghe tiếng xe cứu thương tiến vào khoảng sân Trung tâm, đó là chiếc xe cứu thương được Trung tâm hỗ trợ cho gia đình đón các con trở về với vòng tay yêu thương của mẹ.
Bà Hồng chắc nịch rằng: “Rất thích công việc chăm sóc trẻ nhỏ, nhất là người bệnh. Bởi khi mình hỗ trợ, chăm sóc một người đang mấp mé giữa sự sống và cái chết, nếu như mình đưa họ vượt qua lằn ranh sinh tử, thì cảm giác hạnh phúc biết bao nhiêu”.
Bởi thế, bà Hồng đã dành cả cuộc đời gắn kết với nghề hộ sinh và trước thềm năm mới, khi hàng trăm đứa trẻ từng được bà chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm “hy vọng” đã trở về bên vòng tay yêu thương của gia đình, bà Hồng được hàng xóm, đồng nghiệp gọi bà là: “Không phải mẹ nhưng lại hơn cả một người mẹ”.
Những dòng tin nhắn đầy xúc động giữa cô và trò Trường ĐH Y Dược Thái Bình.
. ..là những hy sinh vô bờ bến
Dịch COVID-19 tại TP.HCM dần được kiểm soát, cũng là thời điểm các bé sơ sinh lần lượt được trở về bên gia đình và cũng là thời điểm các y, bác sĩ “vì miền Nam ruột thịt” cũng được trở về bên gia đình, trở về với công việc thường nhật. Qua Báo Sức khỏe & Đời sống, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã gửi lời tri ân sâu sắc tới các cơ quan, ban ngành Trung ương nói riêng, lực lượng ngành Y tế nói chung, đã chung tay cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh.
Hai “diễn viên” nhí của vở kịch “siêu anh hùng tới trái đất diệt COVID-19″ những ngày bên trong khu cách ly Trường THPT Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP.HCM) cùng người thân.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, trong cơn hoạn nạn, thành phố đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và lực lượng cán bộ y tế. Sự đoàn kết, chung sức, sẻ chia ấy của đồng bào cả nước, sự hỗ trợ chí tình, chí nghĩa của nhiều tổ chức cá nhân… đã lăn xả, hy sinh, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Mẹ bầu 35 tuần sợ hãi vì bỗng dưng được nhiều người lạ đối xử tốt trong siêu thị, lý do bởi tờ giấy dán sau lưng mà cô không hề hay biết
Khi đem thắc mắc hỏi nhân viên bán hàng, người phụ nữ mang thai nhận về câu trả lời cực ngắn: "Bởi vì mọi người đều rất kính trọng bạn!".
Câu chuyện cảm động này mới được cư dân mạng quốc tế chia sẻ rầm rộ cách đây không lâu, tại địa điểm được cho là một siêu thị lớn tại Trung Quốc. Một bà mẹ trẻ với chiếc bụng bầu khá lớn đi mua sắm một mình, trong khi đang ngắm nghía các món hàng thì cô bỗng cảm thấy những người xung quanh cư xử khá kỳ lạ.
Đầu tiên là một chàng trai đi ngang qua chỗ cô ấy đứng và nhìn ngó một lúc, khi cô vừa hắt hơi thì anh chàng liền rút gói giấy ăn nhỏ trong túi ra dúi vào tay khiến cô giật mình. Tự dưng được người lạ quan tâm, chắc chắn ai cũng thấy lo sợ như cô ấy. Tuy nhiên anh chàng kia đưa gói giấy xong thì không quay lại nữa, trong giấy cũng không có gì bất thường nên bà mẹ trẻ yên tâm đi tiếp.
Hành động lạ lùng của chàng trai tóc dài khiến người phụ nữ hoảng sợ.
Tới khu vực khác trong siêu thị, lại một người đàn ông không quen biết chạy đến đưa cho thai phụ trẻ cốc trà sữa nóng với thái độ ân cần. Lần này thì cô ấy thực sự hoang mang, nghi hoặc không biết có điều gì lạ lùng đang xảy ra với mình. Cô ấy vội tìm một nhân viên siêu thị rồi hỏi xem tại sao những người lạ bỗng đối xử tốt với mình như thế. Câu trả lời nhận về khiến mẹ bầu bất ngờ: "Bởi vì mọi người đều rất kính trọng bạn!".
Thai phụ trẻ liên tục ngỡ ngàng với những món đồ nhận từ tay người lạ.
Đoạn clip đã khiến cư dân mạng quốc tế dậy sóng, bàn tán xôn xao vì không biết người phụ nữ mang bầu là ai, cô ấy đã làm gì mà người khác đều kính trọng? Câu trả lời nằm trên chính chiếc áo khoác cô ấy mặc, thì ra sau lưng bà mẹ trẻ có dính một tờ giấy, trên đó ghi đôi dòng nhắn nhủ rất xúc động từ người chồng đi vắng: "Xin chào, tôi là một người lính cứu hỏa. Hiện tại tôi có một nhiệm vụ khẩn cấp cần phải làm, cô ấy hiện mang thai tuần thứ 35 nhưng tôi không có biện pháp nào đi cùng cô ấy được, mong mọi người thay tôi chăm sóc cô ấy có được không?".
Cái kết thực sự ấm lòng.
Có lẽ cô vợ không hề hay biết về mảnh giấy đó, vẫn ôm sự băn khoăn rời đi sau khi nói chuyện với nhân viên siêu thị. Tuy không phải ai cũng tiếp cận người mẹ trẻ nhưng cũng có ít nhất 2 chàng trai đã chủ động quan tâm cô ấy, chứng tỏ mảnh giấy người chồng viết đã có hiệu quả.
Sau khi đoạn clip trở nên hot đình đám, cộng đồng mạng TikTok vừa cảm động vừa tranh cãi khá nhiều. Hội chị em đều tỏ ra ngưỡng mộ cô vợ vì có anh chồng tuyệt vời tâm lý, lại còn làm công việc mà xã hội tôn trọng. Tuy nhiên cũng có luồng ý kiến trái chiều cho rằng đây là tình huống dàn dựng, chứ thực tế chẳng ai đeo mảnh giấy sau lưng mà không biết, có khi nhân vật cô vợ mang thai 35 tuần cũng chưa chắc là thật.
Dù ảo hay không thì đoạn clip trên cũng khiến hàng triệu người cảm thấy ấm lòng. Hãy luôn có niềm tin lạc quan vào cuộc sống bởi xung quanh ta còn rất nhiều người tốt bụng!
Trốn chồng bạo hành, một mình nuôi 2 con bại liệt, bà mẹ Trung Quốc trở thành ngôi sao MXH với 230.000 followers Tuy được nhiều người theo dõi trên MXH nhưng bà Lu nói mình vẫn còn vụng về với công việc hiện tại. Hơn 2 năm trước, bà Lu, 59 tuổi sống ở Trịnh Châu, Trung Quốc bắt đầu nhận được sự quan tâm lớn trên MXH Douyin. Đặc điểm nhận dạng mỗi video của bà Lu là một tràng cười sảng khoái ở...