Người mẹ cứu con từ hang ổ IS cảnh báo về ‘bom hẹn giờ di động’
Bà Linda, người sang tận Thổ Nhĩ Kỳ cứu và đưa con trai trở về, cảnh báo hàng trăm tay súng jihad trở về “đang là những quả bom hẹn giờ di động”, do thiếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền Anh.
Bà Linda đã sang Thổ Nhĩ Kỳ để đưa cậu con trai lầm đường đi theo IS. Ảnh:Independent.
Mẹ của một tay súng người Anh chiến đấu dưới bóng cờ đen của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bày tỏ sự thất vọng vì con trai bị bỏ rơi sau khi trở về nhà. Bà mẹ này cũng cảnh báo Anh có nguy cơ xảy ra nhiều cuộc tấn công khủng bố giống như vụ xả súng đẫm máu tại tòa soạn tạp chí trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, Pháp, hôm 7/1, vì chính phủ nước này không có kế hoạch giáo dục lại những kẻ cực đoan “quay đầu về bờ”.
Người mẹ trên đã sang Thổ Nhĩ Kỳ để đưa con trai về sau khi anh ta tỉnh ngộ. Lần đầu tiên, bà đồng ý tiết lộ họ, cũng như ảnh cá nhân để cảnh báo về việc thiếu sự trợ giúp cho những thanh niên Anh trở về từ Syria.
Hiện giờ, dù cậu con trai James của bà Linda đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa khủng bố, nhưng người mẹ cho rằng hàng trăm các tay súng jihad đã trở về khác “đang là những quả bom hẹn giờ di động” do thiếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền Anh.
Chia sẻ trong chương trình “Inside Out London” của BBC, bà Linda cho biết con trai bị chấn thương tinh thần và thỉnh thoảng trở nên bạo lực vì những trải nghiệm ở Syria. Dù đã nhiều lần đề nghị nhưng bà vẫn không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ nhiều cơ quan của chính phủ.
Cách đây hai năm, bà mẹ đơn thân 45 tuổi ở phía bắc London này cùng con trai cải sang đạo Hồi. Bà Linda chia sẻ: “Thật không dễ cho James quên đi những trải nghiệm và tái hòa nhập cộng đồng. Lúc mới trở về Anh, James hay gặp ác mộng và thỉnh thoảng thức dậy với mồ hôi đầm đìa. Nó cảm giác như vẫn đang ở Syria. Ban ngày, James có những hồi tưởng bất chợt, bởi thế mà cảm xúc của nó sẽ thay đổi đột ngột”.
Theo bà Linda, James ở trong vùng chiến sự, nơi nhiều người bị giết và phải trải qua những điều kinh khủng. “James tự làm mình bị thương. Thỉnh thoảng, nó bị choáng váng bởi nhiều điều mà tôi không biết chính xác đó là gì. Tôi có cảm giác hơi bất lực. Tôi nghĩ rằng James có thể bị rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý”, Independent dẫn lời bà Linda kể.
Video đang HOT
Ba tháng trước, bà Linda từng xuất hiện trên chương trình “Inside Out London”, nhưng lúc ấy, bà không để lộ mặt. Lần đó, mẹ của tay súng IS kể về việc bằng cách nào mà bà tới được biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để đưa con trai James, 21 tuổi trở về hồi tháng 2 năm ngoái. James rời London, Anh, tới Syria, vào tháng 10/2013.
Sau nhiều tháng mất liên lạc, James gọi điện thoại cho mẹ nói rằng cậu muốn về Anh nhưng không biết về bằng cách nào. Bà Linda đã tới thị trấn Adana của Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đó, bà đã hướng dẫn James băng qua biên giới từ phía Syria.
Bà Linda lần đầu lộ diện trên truyền thông kể từ khi con trai, một tay súng từng chiến đấu cho IS, trở về nhà. Ảnh: Independent.
Chính phủ Anh có một vài chương trình nhưng không phải tất cả các tay súng jihad về nước đều được tiếp cận. Bà Linda kể đã tới nhiều nơi để mong con trai được giúp đỡ nhưng đều nhận được câu trả lời “bà biết đấy, chúng tôi chẳng thể làm gì”.
Có khoảng 300 tay súng jihad trở về Anh, và Cơ quan tình báo (MI5) của nước này khẳng định họ là mối đe dọa lớn nhất cho an ninh quốc gia.
Khi được hỏi liệu James có đáng nhận được sự đồng cảm nào không, bà Linda khẳng định con trai không gây ra bất cứ sự nguy hiểm nào cho xã hội Anh. Mẹ của tay súng IS hoàn lương cho biết thêm gia đình và bạn bè đều quay lưng lại với mẹ con bà. Điều đó càng làm tăng lên cảm giác cô lập và khó khăn của bà khi ở bên chia sẻ, động viên con trai. Bà tin James trở nên cực đoan do “internet và mọi người nói nó như vậy”.
Trong chương trình phỏng vấn, bà Linda cũng trò chuyện với Usama Hasan, một lãnh tụ Hồi giáo, người từng tổ chức các chiến dịch chống lại cực đoan tôn giáo, nhằm hiểu rõ hơn những gì James có thể đang trải qua. Lúc còn trẻ, Hasan đã bỏ học để trở thành một tay súng jihad trong cuộc nội chiến của Afghanistan.
Bình Minh
Theo Independent
Bộ Công Thương: Quản lý ứng dụng Uber cần tư duy mới
Bộ Công Thương vừa có văn bản số 264 báo cáo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về hoạt động của Uber.
Bộ Công Thương cho biết, hiện nay chưa có văn bản, quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về hoạt động thương mại điện tử trên mạng viễn thông di động nói chung và mô hình sàn giao dịch thương mại điện tử trên nền tảng thiết bị di động nói riêng. Do vậy, chưa có cơ chế cũng như công cụ để quản lý ứng dụng Uber và các ứng dụng tương tự trên nền tảng thiết bị di động tại Việt Nam.
Trong năm 2015, Bộ Công Thương có kế hoạch nghiên cứu xây dựng một văn bản hướng dẫn Nghị định 52 về nội dung hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng thiết bị di động. Tuy nhiên, kể cả nghị định này và các văn bản hướng dẫn đều chưa có quy định điều chỉnh đối tượng nhà cung cấp dịch vụ qua biên giới, không có hiện diện tại Việt Nam.
Như vậy, để quản lý toàn diện và hiệu quả hoạt động của Uber và các mô hình kinh doanh tương tự, Bộ Công Thương cho biết, đòi hỏi phải có một tư duy quản lý mới và sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trước sự thay đổi nhanh của thực tiễn kinh doanh trên cơ sở các ứng dụng công nghệ mới.
Chưa có cơ chế, công cụ quản lý ứng dụng Uber
Uber là một dịch vụ trung gian hoạt động thông qua ứng dụng trên smartphone. Công ty không sở hữu xe ô tô, không có lái xe. Uber làm nhiệm vụ gắn kết người cần đi xe với người sở hữu xe. Xe tham gia vào mạng lưới Uber là xe cá nhân, chính vì vậy nó còn được gọi là "taxi không biển hiệu".
Khách hàng cần di chuyển sẽ cải đặt phần mềm Uber trên smartphone, sau đó thực hiện đặt xe. Phần mềm ứng dụng cung cấp bản đồ vị trí của xe để hai bên chủ động trong vấn đề thời gian và di chuyển.
Khi sử dụng Uber khách hàng không cần dùng tiền mặt, sau mỗi chuyến đi kết thúc, số tiền được Uber tự tính và trừ trực tiếp vào thẻ tín dụng của cá nhân. Xe tham gia vào mạng lưới Uber rất đa dạng, thậm chí có cả những chiếc xe sang cao cấp.
Tại Việt Nam, nếu Công ty Uber chỉ cung cấp giải pháp công nghệ thì phải tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh thương mại và thương mại điện tử theo nghị định 52.
Trường hợp Công ty Uber trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh và vận hành mạng lưới xe thì công ty này là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc xác định mô hình hoạt động của Uber tại Việt Nam là rất quan trọng để từ đó xác định phương thức quản lý phù hợp. Hiện có quá nhiều thông tin trái chiều về các yếu tố của mô hình hoạt động Uber tại Việt Nam, mà kết luận cuối cùng chỉ có thể là của Bộ GTVT.
Tuy nhiên, xếp Uber vào loại hình kinh doanh vận tải hay đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thì Uber vẫn là một mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố mới chưa được quy định và kiểm soát đầy đủ bởi các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Trước mắt, Bộ Công Thương đang đề nghị Bộ GTVT cần có các quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải của Uber và cách thức quản lý phù hợp.
Bộ Tài chính và Bộ GTVT phối hợp nghiên cứu để có phương án phối hợp quản lý cước phí phù hợp.
Uber có thể triển khai dịch vụ mà không cần hiện diện tại Việt Nam, do vậy, cần có biện pháp giám sát phù hợp từ cơ quan thuế để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và duy trì sự bình đẳng với các đơn vị kinh doanh vận tải khác.
Việc người tiêu dùng cung cấp số thẻ khi đăng ký mở tài khoản trên hệ thống Uber, sau mỗi lần sử dụng dịch vụ, cước phí sẽ tự động ghi nợ mà không cần chữ ký xác nhận của chủ thẻ đang tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng. Đây cũng là thách thức cho cơ quan chức năng trong việc quản lý giao dịch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thể về những giao dịch thanh toán thẻ "không cần xác nhận" như trên.
Theo Mai Hương (Dân Việt)
Sony cân nhắc bán mảng kinh doanh điện thoại di động Nhiều khả năng, Sony sẽ bán lại bộ phận kinh doanh điện thoại di động (tên gọi chính thức là Sony Mobile Communications) vì kinh doanh không hiệu quả. Tình hình kinh doanh smartphone của Sony trong thời gian qua không đạt được như kỳ vọng - Ảnh: AFP Ước tính trong năm 2014, Sony đã lỗ khoảng 1,9 tỉ USD chủ yếu...