Người mẫu Việt nóng bỏng với bikini
Hà Phương, Bích Ngọc và Anderea đều là những người mẫu 9x trẻ trung, năng động và đầy tính chuyên nghiệp của Venus
Theo VnMedia
'Người mẫu Việt tự làm giảm giá trị bản thân'
"Khi họ không tôn trọng vị trí và nghề của mình thì họ đã làm giảm giá trị của mình trong mắt người trong nghề" - Giám đốc sáng tạo Henri Hubert chia sẻ.
Video đang HOT
Henri Hubert là một chuyên gia, giám đốc sáng tạo đến từ Pháp. Anh đã sang Việt Nam làm việc được 8 năm, hiện đang làm đạo diễn hình ảnh cho các show diễn thời trang và những shoot hình của các người mẫu nổi tiếng trong và ngoài nước.
Giám đốc sáng tạo Henri Hubert.
- Anh sang Việt Nam đã được 8 năm, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thời trang. Anh thấy ngành thời trang Việt Nam thế nào?
- Tôi nghĩ thực chất "nền công nghiệp thời trang" ở Việt Nam chưa được hình thành mặc dù đã có các chức năng khác nhau trong thời trang.
Đó là do nhiều yếu tố, một trong số đó là Việt Nam chưa có các học viện thời trang hoặc các tổ chức về thời trang. Chúng ta cũng chưa thể tổng kết được giá trị thương mại của thời trang Việt Nam mang lại cho đất nước là gì. Tất nhiên tôi hiểu rằng Việt Nam còn rất nhiều các vấn đề xã hội, cơ sở vật chất cần được ưu tiên và phát triển. Chính vì vậy có lẽ thời trang phải chờ đợi và dần dần phát triển vậy.
- Anh đánh giá các người mẫu VN như thế nào?
- Người mẫu Việt họ có nhiều thuận lợi về tố chất. Ví dụ như việc phụ nữ châu Á rất nữ tính và mềm mại hơn phụ nữ Châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở tư tưởng và sự nhận thức về nghề của họ. Chính bởi vì không có nền công nghiệp, không có đào tạo chính quy, không có thông tin thực sự, kèm theo sự hiểu biết và nhận thức sai về vai trò nghề của những người mẫu.
Đôi khi tôi cũng tự hỏi vì sao họ lại trở thành người mẫu. Có phải vì họ yêu thích thời trang, hay là họ muốn dùng nó làm bàn đạp cho các sự nghiệp khác của mình, hay họ muốn kiếm thật nhiều tiền. Tôi nghĩ nếu họ không nghiêm túc với nghề của họ thì điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cách họ sẽ đối xử với nghề này. Cách họ đối diện với nghề từ khởi điểm đã không đúng đắn thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sau này.
- Theo anh, người mẫu Việt Nam có những điểm mạnh, điểm yếu gì?
- Những người mẫu sau này họ có chiều cao tốt hơn và tự tin hơn. Tuy nhiên điểm yếu là cá tính, con người của họ. Giáo dục ở gia đình, xã hội và nhà trường cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Họ cần phải có nhân cách tốt, đây là tôi nói đến cách họ phải biết tôn trọng nghề, tôn trọng những người, những thương hiệu họ làm việc với. Vai trò của người mẫu, tôi xin nhấn mạnh, là để đại diện cho thương hiệu, để mặc đồ, giới thiệu cho người tiêu dùng, chứ không phải làm đẹp cho chính họ.
Trong thời trang chính thống có rất nhiều luật lệ và nguyên tắc, một trong số đó là sự tôn trọng. Người mẫu phải biết tôn trọng công việc, thương hiệu, êkip và tuân thủ giờ giấc trong các buổi thử đồ, chụp hình, tập chương trình, đi casting, đến make up.
Rất nhiều người mẫu khi nghĩ mình đã "nổi tiếng" có thể tự cho mình không tuân thủ những luật lệ này và điều này thật tệ. Họ không thể nào cho rằng mình là những người mẫu nổi tiếng mà không tôn trọng các quy tắc này. Đối với tôi, khi họ đã không tôn trọng nghề thì trong con mắt tôi, họ là con số 0.
- Vậy họ phải làm thế nào?
- Trước hết chính bản thân người mẫu phải có văn hóa, biết nhận thức nghiêm túc về nghề. Sau đó là đào tạo. Họ cần được trải qua các lớp đào tạo kỹ năng chuẩn theo xu hướng thế giới. Sau đó bản thân họ phải đam mê và tìm hiểu thêm thông tin, hiểu về nhiều các khía cạnh khác nhau của thời trang.
Đối với các thương hiệu, họ cũng phải biết chọn lọc hơn. Không thể nào một thương hiệu lại phải chạy theo một người mẫu với những yêu sách của cô ấy nếu như người mẫu đó không biết tôn trọng thương hiệu và nghiêm túc trong công việc.
Họ là khách hàng nên vì vậy phải hết sức nghiêm khắc với tiêu chuẩn của mình. Họ có thể hủy hợp đồng với người mẫu nếu người mẫu không tuân thủ đúng yêu cầu đề ra.
Đối với báo chí truyền thông cũng vậy, nên có cái nhìn hiểu sâu hơn về thời trang và nghề người mẫu thời trang để có thể phản ánh một cách đúng và chân thực nhất.
- Trong số các người mẫu mà anh từng làm việc, anh đánh giá cao người mẫu nào nhất?
- Có một số người mẫu nghiêm túc trong công việc và thực sự yêu thích và nghiêm túc đối với nghề. Người mẫu tôi luôn đánh giá cao nhất từ trước đến nay là Hà Anh.
Henri và Hà Anh trong buổi chụp hình ngoài trời.
- Phải chăng an đang PR cho Hà Anh?
- Hoàn toàn không! Tôi làm việc với Hà Anh từ trước lúc cô ấy về nước. Cô ấy luôn lịch sự, đúng giờ, biết lắng nghe, làm theo sự chỉ đạo và luôn cố gắng học hỏi.
Đến ngày hôm nay, mặc dù đã trở thành một người mẫu nổi tiếng ở Việt Nam, Hà Anh luôn giữ đúng những nguyên tắc chuyên nghiệp trong công việc của mình. Cô ấy chưa bao giờ tỏ ra mình là ngôi sao đối với êkip, luôn có thái độ hợp tác. Theo yêu cầu về concept, cô ấy có thể ngâm mình xuống nước, hay trèo lên cành cây, hay đứng nắng hàng tiếng đồng hồ hoặc thậm chí bị vốc cát tung vào mặt mà không bao giờ ca thán.
Trong mỗi chương trình thời trang cần tập luyện cô ấy luôn là một trong những người có mặt đầu tiên và ra về cuối cùng. Đối với tôi, đó chính là các yếu tố làm nên một người mẫu chuyên nghiệp để các đạo diễn, nhiếp ảnh cũng như các thương hiệu đặt niềm tin vào.
Ngoài ra các người mẫu nam ở Việt Nam vô cùng nghiêm túc và dễ chịu trong công việc. Làm việc với họ luôn là niềm vui đối với tôi. Tôi rất tiếc là họ chưa có nhiều cơ hội để trình diễn cho may mặc cho nam giới ở Việt Nam không phát triển bằng nữ giới và sự quan tâm của dư luận đối với họ cũng ít hơn đối với các người mẫu nữ.
Một buổi chụp hình thời trang do Henri Hubert làm đạo diễn.
- Ở Việt Nam, các người mẫu mỗi khi ra trình diễn thường hay "câu" giờ, rườm rà trong trình diễn. Là người trực tiếp đạo diễn nhiều chương trình thời trang, anh xử lý sao với những trường hợp này?
- Đúng là điều này có xảy ra khá nhiều. Thật không may, ngay cả đối với chính cả bản thân tôi, mặc dù không mong muốn nhưng có trường hợp không tránh được điều này.
Lúc tập luyện, tôi đã nhắc nhở rất kỹ là người mẫu được yêu cầu đơn giản, tạo dáng đúng 4 nhịp ở điểm dừng trên sân khấu. Lúc tập họ tuân thủ nhưng rồi đôi khi ra đến trình diễn họ lại "tự biên" ra những điệu múa kỳ quặc.
Một phần nữa, đôi khi có những thương hiệu chấp nhận những phần biểu diễn này, và chính tôi, ràng buộc đối với thương hiệu về vai trò của mình, cũng đành phải chấp nhận. Tuy nhiên, đối với những show của chính tôi thì không bao giờ tôi chấp nhận.
- Có người cho rằng, giới người mẫu VN nói riêng và thời trang VN nói chung đang xuống cấp trầm trọng. Anh có thấy điều đó?
- Xuống cấp thì cũng không hẳn, vì mỗi một thời kỳ một khác nhau. Thế hệ người mẫu ngày xưa, họ ít điều kiện hơn, kiếm tiền ít hơn, nên rõ ràng những người tồn tại được thì vì do yêu nghề. Ngày hôm nay, nghề người mẫu kiếm được nhiều tiền hơn, lại được nổi tiếng. Chính vì vậy một số người đến với nghề bằng nhiều lý do khác nhau ngoài lòng yêu nghề.
Tôi thấy, có một số người mẫu mà người ta gọi là "vedette" thường hay đến trễ giờ. Họ cho đó là điều làm nên "đẳng cấp" của họ. Thực sự, tôi cho rằng họ là những người phải làm gương cho các người mẫu trẻ khác, bởi các người mẫu trẻ đều nhìn vào họ để học tập.
Khi họ không tôn trọng vị trí và nghề của mình thì họ đã làm giảm giá trị của bản thân mình trong mắt người trong nghề. Và họ không phục vụ cho mục đích của thời trang.
- Vậy theo anh, làm thế nào để thời trang VN phát triển mạnh mẽ như các nước trong khu vực và trên thế giới?
- Đây là một vấn đề rộng, không chỉ gói trọn đơn giản việc đào tạo người mẫu, nhà thiết kế...và các hạng mục khác trong thời trang mà cần đến sự chú trọng, nhìn nhận và có kế hoạch triển khai, ngân sách kết hợp với nhiều chuyên môn đầu ngành tạo nên các kế hoạch phát triển ngắn và dài hạn.
Theo VTC News
Thái Hà: 'Với tôi, tình yêu còn xa vời lắm' "Có những lúc tôi thấy nản, tưởng chừng muốn bỏ nghề. Nhưng đam mê níu kéo tôi lại", người đẹp chia sẻ. - Những ngày qua có thông tin Thái Hà sẽ vắng mặt trong Đêm hội chân dài lần 5 vì những bất hòa với công ty người mẫu Venus. Thực hư việc này ra sao? - Tôi không biết từ đâu...