Người mẫu bán dâm: Chỉ cho đi phục hồi nhân phẩm là chưa đủ răn đe?
Liên quan đến vụ người mẫu, diễn viên bán dâm ngàn USD vừa bị triệt phá, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng hãng Luật gia đình, đoàn Luật sư TP.HCM về vấn đề này.
Hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội
Chiều ngày 15/4, thông tin về đường dây người mẫu bán dâm ngàn USD bị Công an TP.HCM phát hiện và bắt giữ, khiến giới nghệ sỹ một lần nữa rúng động, dư luận bàng hoàng. Quan điểm của luật sư về vấn đề này như thế nào?
Tôi rất buồn và vẫn chưa quên được vụ án cũ đình đám của giới nghệ sỹ, người mẫu bị Công an TP.HCM triệt phá từ tháng 6/2012. Những người của công chúng được nhiều người yêu mến, coi là thần tượng có nhiều người làm nhiều việc có ích cho xã hội nhưng lại có những cá nhân kiếm tiền và “kinh doanh” trên thân xác của mình bất chấp dư luận, là trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục và dĩ nhiên là trái pháp luật.
Những hành vi này, không những ảnh hưởng đến những người có hành vi mua bán dâm, người môi giới mại dâm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và tác động xấu đến giới nghệ sỹ, diễn viên, người mẫu nói chung.
Luật sư Trần Minh Hùng.
Ở góc độ pháp luật, những người mẫu này có thể bị xử lý ra sao, thưa luật sư?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành thì hành vi mua, bán dâm không bị coi là vi phạm luật hình sự mà chỉ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc đưa vào trại phục hồi nhân phẩm, chữa bệnh… Chỉ có Điều 256 – Bộ luật Hình sự có quy định về tội của người mua dâm, nhưng là người mua dâm của những trẻ vị thành niên.
Do vậy nếu những người mẫu này có hành vi bán dâm thì cũng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, nếu người mẫu nào có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm.
Lỗ hổng của pháp luật
Với ông chủ công ty đào tạo người mẫu, bị bắt vì có hành vi môi giới mại dâm, phải chịu mức hình phạt nào?
Nếu có căn cứ những người mẫu có hành vi môi giới mại dâm, có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 255 tội môi giới mại dâm. Cụ thể tại Điều 255 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định như sau:
1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
Video đang HOT
a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng.
Tình trạng nghệ sỹ bán dâm hoặc “núp bóng” nghệ sỹ đang là vấn đề dư luận quan tâm. Theo luật sư, chúng ta có thể hạn chế được vấn nạn này?
Hành vi mua bán dâm ngày càng nhiều, công khai và nó đã thành một hiện tượng xã hội. Có người bán dâm tất nhiên phải có người mua dâm, điều đó thể hiện những người bán dâm đa số vì muốn kiếm tiền mà bất chấp tất cả. Những người mua dâm thường có một cuộc sống khá giả mới có thể mua dâm với giá cao ngất ngưởng như vậy.
Việc những người bán dâm hiện nay chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính hoặc nặng nhất chỉ vào trại phục hồi nhân phẩm đã không đủ sức răn đe người vi phạm. Chỉ có Điều 256 – Bộ luật Hình sự có quy định về tội của người mua dâm, nhưng là người mua dâm từ trẻ vị thành niên thì mới vi phạm pháp luật hình sự.
Những người hoạt động mua bán dâm nếu bị bắt lần đầu thì chỉ bị phạt hành chính rồi lại cho về nên sức răn đe không khả thi và đây chính là lỗ hổng của pháp luật của loại tội phạm này. Hoạt động ngoại dâm tinh vi và hết sức chuyên nghiệp cũng là một vấn đề nhức nhối, gây khó khăn cho Cơ quan điều tra.
Xin cảm ơn luật sư!
Nhóm Phóng viên
Theo_Người Đưa Tin
Bác sĩ cấp cứu bỏ ca trực, bệnh nhân tử vong?
Gia đình bệnh nhân phản ánh người thân mình không được cấp cứu kịp thời do bác sĩ bỏ trực, dẫn tới tử vong. Bệnh viện Nguyễn Trãi đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.
"Bác sĩ trực ra ngoài một tí?"
Theo phản ánh của anh Trần Thanh Tiến (ngụ tại đường Trần Đình Xu, quận 1, TP.HCM), bố mình là ông Trần Thanh Nam (76 tuổi) đang nằm điều trị tại Khoa Tim - mạch, Bệnh viện Nguyễn Trãi.
Ông Nam được gia đình đưa nhập viện Bệnh viện Nguyễn Trãi từ ngày 24/3 do có tiền sử bệnh phù đại động mạch. Lúc này bệnh nhân vẫn tự đi lại và vệ sinh cá nhân, ăn uống được.
Tới ngày 26/3, ông Nam than khó thở, mệt. Khi thấy bệnh nhân sốt và khó thở, gia đình đã báo cho điều dưỡng trực tại phòng cấp cứu của khoa.
Vợ ông Nam là bà Phạm Thị Thu chờ không thấy điều dưỡng xuống đã chạy ra khu cấp cứu của bệnh viện, nhờ một bác sĩ giúp chồng mình nhưng bị từ chối vì bác sĩ đang rất đông bệnh, không thể bỏ bệnh nhân theo bà tới Khoa Tim - mạch.
Quay trở lại, bà Thu gặp một nhân viên bệnh viện, cầu cứu thì người này bảo sẽ gọi bác sĩ giúp.
Khoảng 30 phút sau bác sĩ trực có mặt thì mạch và huyết áp của ông Nam đã không đo được, bệnh nhân tử vong sau đó.
Theo anh Tiến, con trai ông Nam, anh hỏi vị bác sĩ trực tại sao không có mặt thì vị này trả lời: "Tôi đi ra ngoài chút xíu."
Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM.
Bức xúc bởi thái độ thờ ơ của nhân viên bệnh viện khiến bố mình không được cấp cứu kịp thời, gia đình anh Tiến đã phản ánh với ban giám đốc bệnh viện và báo chí.
Bệnh nhân tử vong do trụy tim
Chiều 10/4, sau khi trao đổi với phóng viên về khiếu nại của gia đình bệnh nhân Nguyễn Thanh Nam, Bệnh viện Nguyễn Trãi đã có câu trả lời chính thức.
Bệnh viện đã chỉ đạo tiến hành các bước theo quy trình giải quyết phản ánh của thân nhân người bệnh để xác định những thiếu sót trong công tác điều trị cũng như trong chăm sóc người bệnh của kíp trực ngày 26/3.
Hội đồng chuyên môn bệnh viện họp ngày 9/4, kết luận bệnh nhân Nguyễn Thanh Nam nhập viện với chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não cũ phình bóc tách động mạch chủ ngực, đái tháo đường typ 2.
Bệnh nhân được điều trị theo đúng phác đồ của bệnh viện và theo đúng bệnh lý.
Nguyên nhân tử vong của ông Nam do trụy tim mạch trên bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn định, tăng huyết áp, đái tháo đường typ 2, tai biến mạch máu não cũ và chưa loại trừ do phình bóc tách động mạch chủ ngực.
Tuy nhiên, bệnh viện cũng nhìn nhận trong công tác theo dõi chăm sóc và thông tin về tình trạng bệnh tật có thiếu sót.
Sáng ngày 10/4, đại diện lanh đao Bệnh viện Nguyễn Trãi đã đến tư gia của ông Nam để chia buồn, giai thich rõ nguyên nhân tử vong, đồng thời xin lỗi những thiếu sót trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Thân nhân ông Nam cũng đã cảm thông, chia sẻ và đồng ý với sự giải thích va cach xư ly sư viêc của bệnh viện.
Trên cơ sở kết luận của hội đồng chuyên môn, hội đồng kỷ luật bệnh viện sẽ tiến hành xem xét xử lý theo quy định đối với các cá nhân sai phạm.
"Qua sự việc đáng tiếc này, ban giám đốc bệnh viện nghiêm túc xem xét những sai sót của kíp trực, nhất là vấn đề trao đổi thông tin về tình trạng, diễn tiến của người bệnh giữa nhân viên y tế và thân nhân để kịp thời rút kinh nghiệm, chân chinh công tác chăm sóc bệnh nhân tại các khoa, nhất là các khoa cấp cứu", bác sĩ Võ Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi nói.
Thanh Huyền
Theo_VietNamNet
Vụ công an dùng nhục hình: Đòi thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư bên bị hại! Ba cơ quan tố tụng ở TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với luật sư Võ An Đôn, người bào chữa cho phía bị hại trong vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người. Chiều 4/12, luật sư (LS) Nguyễn Hương Quê, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, cho biết đã...