Người mắc cúm A tăng cao ở Quảng Ninh
10 ngày gần đây, số bệnh nhân mắc cúm A tại Quảng Ninh, tăng cao dù không phải là thời điểm bùng phát loại bệnh này.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người và chú ý vệ sinh cá nhân để tránh bị lây nhiễm.
Mỗi ngày, bệnh viện tỉnh Quảng Ninh và bệnh viện đa khoa khu vực Bãi Cháy tiếp nhận từ 20-30 bệnh nhân nhập viện do cúm A. Con số này được cho là tăng đột biến so với nhiều năm.
Các bệnh nhân mắc cúm A có đầy đủ các triệu chứng tương tự như người mắc COVID-19 và nhiều người tự điều trị tại nhà.
Các bệnh viện lớn ở tỉnh Quảng Ninh mỗi ngày tiếp nhận từ 20-30 bệnh nhân mắc cúm A.
“Trước khi vào viện, tôi có triệu chứng ho, sốt cao từ nhẹ đến nặng, khi sốt cao, tôi dùng thuốc nhưng không hạ, mà duy trì mức trên 39 độ nên phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Tại bệnh viện, tôi được chẩn đoán mắc cúm A phải nhập viện điều trị”, chị Nguyễn Thị Ánh Chi ở phường Cao Thắng nói.
Video đang HOT
Ông Quốc Bình, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long cho biết: “Ở nhà tôi sốt rất cao 39 – 40 độ. Đến Bệnh viện Bãi Cháy xét nghiệm thì bác sỹ nói tôi mắc bệnh cúm A”.
Cúm A có thể xuất hiện quanh năm nhưng cao điểm vào tháng 3, 4 và tháng 9, tháng 10. Tính tới thời điểm này, Quảng Ninh đang ghi nhận khoảng 900 ca mắc cúm A ở hầu hết các địa phương, riêng tháng 6 có số ca mắc nhiều nhất – gần 300 ca, gấp đôi các tháng trước đó.
Bác sỹ CKI Hoàng Thị Thanh Hoa, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết nguyên nhân cúm A bùng phát thời điểm này một phần là người dân chủ quan không đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng.
Tháng 6/2022, Quảng Ninh có số ca mắc nhiều nhất, gần 300 ca, gấp đôi các tháng trước đó.
“Người dân đi du lịch nhiều, giao thương nhiều nên tốc độ lây lan tăng nhất là khi mọi người không đeo khẩu trang. Vì vậy, ngoài vấn đề cúm A chúng tôi rất lo ngại dịch COVID bùng phát trở lại. Nên khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là cúm A và COVID”, bác sĩ Thanh Hoa cho hay.
Bên cạnh cúm A, một số bệnh như sốt xuất huyết cũng đang có diễn biến phức tạp do sinh viên từ các tỉnh phía Nam về nghỉ hè khá đông. Các bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt đối với người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.
Cán bộ y tế xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh.
“3 loại dịch bệnh đang cùng có trong cộng đồng là COVID-19; cúm A và sốt xuất huyết. Các triệu chứng của các loại bệnh này hơi giống nhau, do đó người dân không nên chủ quan. Nếu như dùng các loại thuốc hạ sốt không đỡ thì nên đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị sẽ giảm được các biến chứng và nguy cơ chuyển biến nặng. Cùng với đó các cá nhân, gia đình, những nơi tập thể phải thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn sạch sẽ môi trường xung quanh đặc biệt cần tiêm phòng vaccine để tránh những biến cố xấu có thể xảy ra”, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Dung, Trưởng Khoa kiểm soát bệnh Truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh khuyến cáo.
Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, ngoài việc tăng cường hoạt động giám sát, khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, các cơ quan chức năng cũng mong muốn người dân đề cao tinh thần tự giác, bảo vệ người thân và cộng đồng. Biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine, giảm được nguy cơ mắc bệnh nặng.
Biến chứng sốt xuất huyết có thể nguy hiểm tính mạng bà bầu và thai nhi
Thống kê cho thấy, riêng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện đã tăng 228% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay đã có 12 trường hợp tử vong, trong đó có cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Các bác sĩ cảnh báo, thai phụ mắc sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả bà mẹ lẫn thai nhi.
Nhiều thai phụ mắc sốt xuất huyết đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.
Dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Thống kê cho thấy, riêng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện đã tăng 228% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay đã có 12 trường hợp tử vong, trong đó có cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Các bác sĩ cảnh báo, thai phụ mắc sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả bà mẹ lẫn thai nhi.
Từ đầu năm đến nay, Khoa Nhiễm C, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20% bệnh nhân là thai phụ điều trị sốt xuất huyết, nhiều hơn so với các năm trước. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Hường, Phó Trưởng Khoa Nhiễm C, dù số lượng thai phụ mắc sốt xuất huyết chưa tăng đột biến nhưng do số ca mắc tăng nên số thai phụ mắc cũng tăng lên. Hiện đơn vị chỉ tiếp nhận những thai phụ có dấu hiệu cảnh báo, còn đối với những ca nặng hoặc chuyển tuyến đều được chuyển đến đơn vị hồi sức cấp cứu.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hảo, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đã phối hợp với các Bệnh viện phụ sản trên địa bàn cứu chữa nhiều trường hợp thai phụ sốt xuất huyết nặng. Điều trị sốc sốt xuất huyết nặng trên thai phụ phức tạp hơn rất nhiều so với các bệnh nhân khác, nguy cơ thai lưu cao.
Có cùng ý kiến, theo bác sĩ Bùi Văn Hoàng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ, sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Sốt xuất huyết khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu ở những tháng đầu thai kỳ, tăng nguy cơ sinh non ở giai đoạn sau của thai kỳ. Nếu vào thời điểm cuối thai kỳ và trong khi chuyển dạ có thể gây xuất huyết nhiều, băng huyết sau sinh có nguy cơ tử vong cả mẹ và con. Tại Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, trong 3 tháng qua có gần 20 trường hợp thai phụ mắc sốt xuất huyết nằm viện để theo dõi thai kỳ do các tình trạng sản khoa khác nhau, trong đó có cả những trường hợp có các dấu hiệu chuyển dạ sinh hoặc cần mổ lấy thai.
Bác sĩ Bùi Văn Hoàng khuyến cáo, khi đang mang thai bị sốt xuất huyết, thai phụ cần lưu ý theo dõi sát nhiệt độ, vì sốt có thể gây ảnh hưởng hoặc tác động nguy hiểm cho thai. Nếu sốt trên 38 độ C cần dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, bổ sung nước, điện giải, mặc đồ thoáng mát ... đồng thời giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé, tuân thủ phác đồ điều trị và những hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu bị sốt xuất huyết vào cuối thai kỳ gần thời điểm dự sinh thai phụ nên chọn những bệnh viện đủ khả năng để xử lý kịp thời các trường hợp xấu xảy ra trong và sau khi sinh.
Trường hợp mẹ bầu đang tự theo dõi tại nhà và có một trong các dấu hiệu bệnh nặng như: Đau bụng dữ dội hoặc đau cơ, nôn ói liên tục (ít nhất 3 lần trong 1 giờ), chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng, nôn ra máu hoặc có máu trong phân, thở nhanh, khó thở, cảm thấy mệt mỏi nhiều, tay chân lạnh, vật vã, lừ đừ... thì cần đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.
TP.HCM lên kịch bản thu dung 6.000 ca bệnh sốt xuất huyết Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh trên địa bàn, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng kế hoạch đảm bảo thu dung điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. Theo đó, Sở Y tế TP.HCM chuẩn bị 3 tình huống để xây dựng kịch bản ứng phó. Cụ thể, nếu số ca nhập viện là 300 người/ngày,...