Người mắc COVID-19 có nguy cơ mắc các bệnh khác trong vòng 1 năm
Người từng mắc COVID-19 có nguy cơ cao măc các bệnh khác như tim mạch, thận, phổi, gan và các bệnh tâm thần trong vòng 1 năm đối với những người trên 65 tuổi.
Đây là kết luận được đưa ra trong nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí y khoa Anh (BMJ) của Hiệp hội y khoa Anh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi tại bệnh viện Pirogov ở Sofia, Bulgaria ngày 24/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nghiên cứu này, người từng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 có nguy cơ cao hơn 50% mắc các bệnh khác đối với người trên 65 tuổi trong vòng 1 năm sau khi mắc bệnh. Lý do là bởi virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cơ thể. Nghiên cứu phát hiện ra rằng 32% trong số người lớn tuổi mắc COVID-19 đã mắc ít nhất 1 bệnh khác, buộc họ phải thăm khám bác sĩ trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. Tỷ lệ này ở những người không mắc COVID-19 là 21%.
Ngoài ra, nguy cơ bị suy hô hấp trong vòng 1 năm ở những người đã mắc COVID-19 cao hơn 7,6% so với những người không mắc. Thậm chí, ở những người từng dương tính với virus SARS-CoV-2, nguy cơ bị suy nhược cơ thể cao hơn 5,7%, bị huyết áp cao cao hơn 4,4% và bị vấn đề tâm thần cao hơn 2,5%.
Theo ông Ken Cohen thuộc tổ chức nghiên cứu Optum Labs tại Minnesota, với hơn 357 triệu người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới, số người từng mắc COVID-19 bị mắc các bệnh khác sẽ tiếp tục tăng lên. Ông nhấn mạnh những phát hiện này cho thấy loạt di chứng mà người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 cấp tính. Bên cạnh đó, việc hiểu được mức độ rủi ro đối với các di chứng lâm sàng quan trọng nhất có thể nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị những người bị di chứng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính.
Video đang HOT
Nghiên cứu đã không xem xét tác động của việc những người dưới 65 tuổi từng mắc COVID-19.
Hoài nghi vaccine, châu Âu tăng ca nhiễm
Số ca mắc Covid-19 tại nhiều nước Trung và Đông Âu tăng cao do tỷ lệ tiêm chủng thấp, người dân hoài nghi với vaccine Covid-19.
Latvia phong tỏa trở lại kể từ ngày 15/10. Các bệnh viện ở Bulgaria và Romania ghi nhận số ca nhiễm nCoV tăng nhanh. Dịch bệnh tại châu Âu đang leo thang trong những tuần gần đây. Trong khi nhiều người dân tại khu vực này đang hối hận vì đã không tiêm vaccine khi đến lượt, số khác vẫn tỏ ra dè dặt và bảo thủ với chương trình chủng ngừa.
Trung Âu và Đông Âu là những vùng có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất trong toàn khối EU, nguyên nhân xuất phát yếu tố kinh tế và chính trị. Biến thể nCoV cũng lây lan mạnh ở khu vực này.
Đang trong giai đoạn hồi phục sau nhiễm nCoV, Vesela Tafradzhiyska, 47 tuổi, người Bulgari, cho biết bà không tiêm chủng vì đọc được các báo cáo mâu thuẫn, khó hiểu về tính an toàn và độ hiệu quả của vaccine. Sau 8 ngày nằm viện, bà bất đắc dĩ đổi ý.
"Tôi sẵn sàng tiêm chủng dù không thể bảo vệ 100%, những người đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh", bà nói.
Bulgari, quốc gia thu nhập thấp nhất EU, có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao thứ ba thế giới. Cứ 4 người trưởng thành thì chỉ một người được tiêm chủng đầy đủ. Con số quá thấp so với hơn 90% của Ireland, Bồ Đào Nha và Malta.
Hàng trăm nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Sofia và nhiều thành phố khác để phản đối quy định bắt buộc tiêm chủng, hạn chế người chưa tiêm vaccine lui tới địa điểm công cộng vào 19/10. Trong khi đó, số người nhập viện do Covid-19 tăng 30% so với tháng trước. Các bệnh viện ở thủ đô phải đình chỉ các ca phẫu thuật không thiết yếu.
Latvia ngày 21/10 lần đầu tái áp đặt lệnh hạn chế kể từ mùa hè. Biruta Adomane, một người nghỉ hưu đã chủng ngừa tỏ ra tức giận với gần 50% người dân nước này chưa tiêm vaccine.
"Tôi muốn đến nhà hàng, quán cà phê, tôi muốn được tận hưởng cuộc sống thay vì nhốt mình ở nhà. Mọi người thật kỳ cục, tôi không hiểu lý do của họ", bà nói.
Một bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Pirogov ở Sofia, Bulgaria, ngày 15/10. Ảnh: Reuters
Thực tế, hoài nghi vaccine là vấn nạn toàn cầu. Nó khiến Pháp và Mỹ phải vật lộn từ lâu, đang gia tăng ở một số nước châu Á, trong đó có Nhật Bản.
Cuộc thăm dò Eurobarometer của Ủy ban châu Âu chỉ ra rằng tại hầu hết các nước Đông Âu, cứ ba người thì một người không tin tưởng vào hệ thống y tế, cao hơn so với tỷ lệ 18% ở EU nói chung.
Ở Slovakia, thái độ hoài nghi được nuôi dưỡng bởi cả các chính trị gia đảng đối lập, trong đó có cựu Thủ tướng Robert Fico. Ông cho biết mình sẽ không tiêm vaccine Covid-19.
Ở Ba Lan, nơi số ca nhiễm ngày cao nhất kể từ tháng 5, tỷ lệ tiêm chủng đặc biệt thấp ở cộng đồng bảo thủ. Vaccine tại nước này trở nên dư thừa và chính phủ phải tặng hoặc bán nhiều liều cho quốc gia khác.
Tại Romania, đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ tử vong vì Covid-19, số ca nhiễm ngày đã tăng lên 19.000 trong tuần này. Cứ ba người thì mới có một người tiêm vaccine, tỷ lệ thấp nhất ở khối EU. Đây cũng là nước có mức độ không tin tưởng vào hệ thống y tế cao nhất, khoảng 40%.
"Thật không thể tưởng tượng được. Ở đây chúng tôi có khoảng 60 bệnh nhân, 90% trong đó phải vào khoa hồi sức tích cực và cần dùng máy thở. Nếu tuân thủ quy định và tiêm phòng khi đến lượt, chúng ta sẽ không đứng trước thảm họa này", Amalia Hangiu, người đứng đầu phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Bucharest, cho biết.
Tuy nhiên, một số người vẫn không bị thuyết phục. Raina Yordanova, một người hưu trí tại Bulgaria, nói: "Tôi đã và sẽ không tiêm vaccine. Chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra sau nhiều năm, tôi không muốn chết luôn", bà nói.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dương tính với SARS-CoV-2 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 5/2 cho biết ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 song không gặp các triệu chứng nghiêm trọng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: THX/TTXVN Ông Erdogan cho biết: "Sau khi có các triệu chứng nhẹ, vợ tôi và tôi đã có kết quả dương tính...