Người mắc bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?
Dưới đây là 5 loại thực phẩm mà chuyên gia khuyên người bị bệnh trĩ nên hạn chế ăn.
Bệnh trĩ là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, có thể dẫn đến ngứa và rát vùng hậu môn, chảy máu, đau và khó chịu.
Theo Harvard Health, nguyên nhân của bệnh này là do tăng áp lực do mang thai, thừa cân hoặc căng thẳng khi đi tiêu.
Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng có thể gây đau đớn và tái phát. Vấn đề táo bón thường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này. Do đó, nếu bạn ngăn ngừa được táo bón thì bạn có thể phần nào chữa khỏi bệnh trĩ. Bạn nên tránh một số loại thực phẩm sau đây để giảm bớt cơn đau do trĩ.
Thực phẩm giàu gluten có thể gây táo bón và bệnh trĩ. Gluten được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mì và lúa mạch.
Loại protein này có thể dẫn đến bệnh tự miễn dịch ở một số người và hệ thống miễn dịch gây hại cho quá trình tiêu hóa của họ, gây táo bón và sau đó là trĩ.
Sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa
Đối với một số người, sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa cũng gây bệnh táo bón và bệnh trĩ do chất đạm có trong sữa bò. Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Do đó, bạn có thể dùng sữa đậu nành thay cho sữa bò.
Video đang HOT
Thịt đỏ
Ăn nhiều thịt đỏ cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh trĩ do táo bón. Thịt đỏ có ít chất xơ nhưng lượng chất béo cao. Do đó, cơ thể khó tiêu hóa thịt đỏ dễ dàng. Thịt không tiêu được có thể tích tụ lại và gây ra các vấn đề khi thải ra ngoài cơ thể.
Đồ ăn chiên rán và đồ ăn nhanh
Nếu bạn ăn nhiều đồ ăn chiên rán hoặc đồ ăn nhanh thì bạn có nguy cơ phát triển bệnh trĩ. Giống như thịt đỏ, những thực phẩm này cũng ít chất xơ và nhiều chất béo. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn rau xanh và trái cây.
Rượu
Rượu khiến cơ thể bị mất nước, khiến vấn đề táo bón trở nên nghiêm trọng. Vấn đề táo bón này càng gây khó đi tiêu và dẫn đến bệnh trĩ.
Những thực phẩm nên tuyệt đối tránh khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, bạn cần lưu ý tránh một số thực phẩm có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa.
Tránh đồ ăn nhiều chất béo
Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thức ăn nhiều chất béo làm tăng tốc độ co bóp của ruột, có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo như: Thức ăn nhanh, thịt mỡ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thực phẩm có kem béo...
Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn thịt nạc như: thịt lợn nạc, thịt gà trắng, súp làm từ nước dùng sẽ tốt hơn so với súp làm từ kem...
Tránh thực phẩm gây đầy hơi
Một số loại trái cây và rau quả có thể gây đầy hơi như: đậu, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ trắng, hành, đào, lê, mận, một số loại trái cây khô như mơ khô, mận khô, nho khô... Khi bị đầy hơi, người bệnh cảm thấy khó chịu dạ dày và triệu chứng tiêu chảy trầm trọng hơn.
Do vậy, người bệnh nên tránh những thức ăn này cho đến khi bệnh ổn định. Thay vào đó nên sử dụng các thực phẩm khác như: Rau chân vịt, bí, dâu tây, dứa, dưa lưới...
Chất làm ngọt nhân tạo
Một số chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường có thể có tác dụng nhuận tràng. Chúng cũng có thể làm tăng khí và đầy hơi, không tốt cho người bệnh đang bị tiêu chảy.
Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm thường chứa chất làm ngọt nhân tạo như: Nước ngọt, soda ăn kiêng, kẹo không đường, kẹo cao su không đường, chất thay thế đường cho cà phê và trà. Thay vào đó, hãy chọn nước trắng hoặc trà không đường, trà thảo mộc.
Sản phẩm từ sữa
Nên hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh có biểu hiện không dung nạp lactose sẽ càng khó tiêu hóa.
Các sản phẩm từ sữa có chứa một loại đường gọi là lactose. Cơ thể chúng ta tiêu hóa đường lactose bằng một loại enzyme gọi là lactase. Tiêu chảy có thể làm cạn kiệt men lactase. Đường lactose không được tiêu hóa có thể làm tăng khí, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.
Thực phẩm chứa lactose phổ biến bao gồm: Sữa, kem, phô mai... Tuy nhiên, sữa chua là một ngoại lệ. Người bệnh nên chọn sữa chua vì nó chứa men vi sinh tốt cho tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nên ăn sữa chua nguyên chất và ít đường.
Không dùng đồ uống chứa chất kích thích
Các loại đồ uống như: rượu, cà phê và nước có gas không gây tiêu chảy nhưng chúng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Người bệnh nên tránh các loại đồ uống này cho đến khi tình trạng bệnh ổn định.
Thay vào đó nên lựa chọn uống nước trắng, nước dừa, trà thảo mộc, dung dịch bổ sung điện giải... để đề phòng mất nước do tiêu chảy nhiều lần.
Thực phẩm không an toàn
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy. Khi đang bị tiêu chảy, bạn càng cần phải lựa chọn thức ăn cẩn thận từ nguồn gốc, độ tươi ngon, đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, bảo quản và chế biến an toàn.
Đặc biệt, cần lưu ý vệ sinh thực phẩm tốt: Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm, rửa sạch rau và trái cây dưới vòi nước chảy, vệ sinh dao, thớt, bồn rửa trước và sau khi sử dụng. Nấu chín kỹ thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách.
Tuyệt đối không ăn thức ăn đã ôi thiu, thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh. Hạn chế ăn thức ăn đường phố. Không nên ăn rau sống và các thực phẩm chưa được nấu chín.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Sau bữa ăn, bạn thử làm điều này! Đi bộ nhanh sau bữa ăn được nhiều người Ấn Độ tin rằng sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung liên quan vấn đề này! Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Một lần say...