Người mắc bệnh chàm nên hạn chế 5 loại thực phẩm này
Khi nói đến bệnh chàm, nhiều người mắc bệnh này cũng bị dị ứng thực phẩm. Nhưng những người không được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm nhận thấy bệnh chàm ở họ bùng phát sau khi ăn một số thực phẩm nhất định.
Nhiều người mắc bệnh chàm cũng bị dị ứng thực phẩm – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây có thể là một sự nhạy cảm với thực phẩm chứ không phải dị ứng, và một khi mắc bệnh chàm, bạn phải chú ý cẩn thận đến chế độ ăn uống để nó không ảnh hưởng đến bệnh tình của bạn.
Sau đây là một số loại thực phẩm nên hạn chế đối với người mắc bệnh chàm, theo The Guardian.
Nếu bạn bị bệnh chàm tổ đĩa (dyshidrotic eczema), bạn có thể nhạy cảm với nickel. Nếu vậy, ăn thực phẩm có chứa nickel có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, như các mụn nước nhỏ có thể xuất hiện trên bàn chân và bàn tay của bạn.
Nickel có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm lúa mì, các loại đậu, yến mạch, lúa mạch đen, sô cô la và ca cao. Tuy nhiên, do một số nhà sản xuất sử dụng nickel trong sản xuất lon để bảo quản thực phẩm, nên bạn cần hạn chế những thực phẩm đóng hộp này.
2. Các loại hạt
Việc người mắc bệnh chàm bị dị ứng với đậu phộng là rất phổ biến.
Nếu bạn dường như đã phát triển các triệu chứng dị ứng, bao gồm những đợt bùng phát bệnh chàm, sau khi ăn đậu phộng, bơ đậu phộng hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác có chứa đậu phộng, bạn nên cân nhắc xét nghiệm dị ứng, theo Guardian.
Video đang HOT
3. Sữa
Sữa bò có thể là một trong những “thủ phạm” khiến bệnh chàm bùng phát ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên thường xuyên loại bỏ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn uống của con cái họ.
Nếu sữa bị loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống, con của họ có thể bị thiếu hụt vitamin và nhiều vấn đề khác.
Việc kiêng sữa chỉ nên dành cho những người bị bệnh chàm nghiêm trọng. Do vậy, người mắc bệnh này nên nói chuyện với bác sĩ về các loại thực phẩm thay thế phù hợp, theo The Guardian.
4. Trứng
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trứng là một tác nhân phổ biến khác khiến bệnh chàm trầm trọng thêm.
Nếu bạn đang cố gắng tránh trứng, bạn có thể dễ dàng làm vậy với món trứng khuấy hoặc trứng chiên, nhưng hãy thận trọng hơn với các món ăn như bánh mì và các loại bánh nướng khác vì chúng có thể có trứng, theo Guardian.
5. Cá
Một số chuyên gia nói rằng vài loại cá, bao gồm cá hồi, cá mòi và cá trích, là một nguồn a xít béo omega-3 tuyệt vời, có tác dụng kháng viêm. Nhưng những chuyên gia khác lại cảnh báo rằng cá nằm trong danh sách thực phẩm thường gây ra phản ứng dị ứng.
Bạn cần thận trọng cho đến khi biết cơ thể mình phản ứng như thế nào.
Cuối cùng, trước khi loại bỏ hoàn toàn bất kỳ loại thực phẩm nào khỏi chế độ ăn uống của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ có thể giúp bạn xác định những bước đi cần thực hiện khi phải cắt giảm nhiều loại thực phẩm khác nhau, theo Guardian.
10 thực phẩm kiêng kị đối với người bị bệnh gút
Gút (gout) là một dạng viêm khớp gây đau khớp dữ dội, xuất hiện bất ngờ với tần suất không đều đặn. Bệnh này là do thừa axit uric trong cơ thể.
Thịt đỏ: Một số loại thịt có hàm lượng purine cao. Cơ thể chuyển hóa purine thành axit uric. Nếu quá tải, axit uric có thể xâm nhập vào máu và gây bệnh gút. Thịt đỏ, đặc biệt là thịt cừu, có hàm lượng purine rất cao.
Cá: Người bị bệnh gút nên tránh ăn một số loại cá có hàm lượng purine cao như cá trích, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá cơm. Kể cả với các loại cá có lượng purine thấp như cá hồi, người bệnh gút cũng chỉ nên ăn 1 đến 2 lần một tuần.
Thịt thú rừng: Hãy tránh xa các loại thịt thú rừng, đặc biệt là thịt thỏ, thịt nai, thịt chim cút, thịt gà rừng hay thịt ngỗng nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh gút. Thịt các động vật này cũng chứa hàm lượng purine cao.
Sò điệp: Bác sĩ khuyến cáo người bị bệnh gút không nên ăn hải sản, đặc biệt là sò điệp. Các loại hải sản cần kiêng khác bao gồm các loại động vật có vỏ cứng . Có thể ăn tôm, tôm hùm, cá hồi và cua, vì chúng có lượng purine thấp.
Nội tạng động vật: Các loại nội tạng động vật là một dạng thực phẩm cấm kị đối với người mắc bệnh gút. Tốt nhất là hãy loại bỏ phần lưỡi, gan, cật, óc hay ức để giảm thiểu nguy cơ đau do gút.
Bia: Những người mắc bệnh gút nên tránh uống bia. Sự phân rã bia trong cơ thể làm tăng vọt hàm lượng axit uric. Bia còn gây mất nước và làm chậm quá trình đào thải axit uric của cơ thể.
Thức uống chứa đường: Các loại nước ngọt thường chứa lượng đường lỏng HFCS cao. Uống các thức uống này kích thích cơ thể sản sinh thêm axit uric, tăng nguy cơ bệnh gút.
Một số loại rau: Chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau, nhưng vẫn cần tránh các loại rau có hàm lượng purine cao như măng tây, nấm, đậu Hà Lan, rau chân vịt và súp lơ.
Một số loại trái cây: Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh gút tránh một số loại trái cây có khả năng kích thích cơ thể sản sinh axit puric. Chà là, mận, vải thiều, cherry và lê là những trái cây cần kiêng.
Các sản phẩm sữa nhiều béo: Có nhiều ý kiến trái chiều về tác động của các sản phẩm sữa đối với người bị bệnh gút. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy ăn nhiều phô mai và sữa chua làm giảm nguy cơ bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh gút nên tránh uống quá nhiều sữa hay ăn quá nhiều kem./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
Vì sao bạn hay mệt mỏi, khắc phục bằng cách nào? Mệt mỏi có thể là kết quả của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, nhưng nó cũng thường liên quan đến những điều nhỏ nhặt trong các hoạt động hằng ngày. Đôi khi bạn cảm thấy rất mệt mỏi hoặc kiệt sức, nguyên nhân đôi khi không đến từ bệnh nặng mà do thói quen, lối sống - Ảnh minh họa: Shutterstock Dưới...