Người mắc bệnh bạch hầu được điều trị, cách ly như thế nào?
Tất cả người nghi mắc bệnh bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính.
Khám sàng lọc cho người dân khu vực có bệnh bạch hầu. Ảnh: TTXVN
Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu mới nhất của Bộ Y tế, bệnh bạch hầu họng có thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng. Thời kỳ khởi phát, người bệnh thường sốt 37,5-38 độ C, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu. Khi khám họng thấy hơi đỏ, amidan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên; sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.
Đặc biệt, bạch hầu ác tính có thể xuất hiện sớm, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Bệnh nhận có thể bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốt cao 39-40 độ C, giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi. Hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh.
Theo đó, với đặc điểm bệnh rất dễ lây lan, để đảm bảo cách ly phòng dịch, tất cả người bệnh nghi ngờ mắc bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.
Với người tiếp xúc với ca bệnh cần xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày.
Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Tại nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.
Video đang HOT
Người dân có thể phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho cả trẻ em và người lớn, nhất là người trong vùng có dịch.
Bệnh bạch hầu hay bệnh dịch COVID-19 "đáng sợ" hơn, cách điều trị ra sao?
Nếu so sánh với COVID-19 thì bệnh bạch hầu đáng sợ hơn vì tỉ lệ xảy ra biến chứng dẫn đến tử vong cao hơn. Tuy nhiên nhờ vào vắc xin mà bệnh đã được kiểm soát khá tốt trong khoản 50 năm trở lại đây.
Vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu. Ảnh minh hoạ: Thảo Anh.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh này gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheria. Đây là vi khuẩn gram dương, hình que, hiếu khí. Vị trí tấn công phổ biến nhất vi khuẩn này là vùng hầu họng và hình thành màng giả (pseudomembrane) màu trắng nên bệnh có tên gọi là Bạch Hầu.
Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể nhiễm ở vùng da hoặc bộ phận sinh dục (hiếm xảy ra). Giống như bệnh COVID-19, vị trí gây bệnh chủ yếu ở đường hô hấp nên việc lây nhiễm vi khuẩn bạch hầu cũng xảy ra dễ dàng qua đường các hạt dịch hô hấp bắn ra từ người bệnh.
Vì đây là vi khuẩn (bacteria) chứ không phải là virus như SARS-CoV-2 nên chúng có khả năng tự sống sót độc lập trong môi trường ngoài cơ thể vật chủ tốt hơn, từ 7 ngày cho đến 6 tháng. Từ đó tăng cơ hội nhiễm sang người khác hơn nếu vùng có người bị nhiễm bệnh không được làm vệ sinh tiệt trùng kỹ.
Triệu chứng bệnh
Các triệu chứng ban đầu bao gồm khó chịu, đau họng, chán ăn và sốt nhẹ ( khoảng 38 độ C). Trong vòng 2-3 ngày, một màng màu trắng hơi xanh hình thành và mở rộng, từ việc che một mảng nhỏ trên amidan đến bao phủ hầu hết vòm miệng. Thông thường vào thời điểm đi khám bác sĩ thì màng đã có màu xanh xám hoặc đen nếu đã bị ra máu.
Màng này bám chắc vào mô và nếu cố gắng loại bỏ nó sẽ gây ra máu. Nếu sự màng này mở rộng do sự sinh sản của vi khuẩn có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp. Trong khi một số bệnh nhân có thể phục hồi vào thời điểm này mà không cần điều trị, những người khác có thể bị bệnh nặng hơn và thậm chí tử vong.
Điều trị và tỉ lệ tử vong
Việc điều trị bạch hầu ngày nay thường được kết hợp sử dụng kháng sinh (penicillins, cephalosporins, erythromycin, and tetracycline) để tiêu diệt vi khuẩn bạch hầu với chất kháng độc tố (antitoxin) để trung hòa các độc tố do vi khuẩn tiết ra. Bệnh nhân bạch hầu thường được cách ly cho đến khi họ không còn khả năng lây nhiễm cho người khác, thường là khoảng 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh.
Tỷ lệ tử vong chung của trường hợp mắc bệnh bạch hầu là 5%-10%, với tỷ lệ tử vong cao hơn (lên tới 20%) ở trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 40 tuổi.
Do tỷ lệ tử vong cao và khả năng lây lan dễ dàng nên vào giai đoạn trước khi vắc xin được áp dụng rộng rãi thì bệnh này đã từng là nỗi sợ hãi của nhiều nơi trên thế giới.
Ở Anh và xứ Wales trong những năm 1930, bệnh bạch hầu là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em dưới 15 tuổi. Hoa Kỳ đã ghi nhận 206.000 trường hợp mắc bệnh Bạch Hầu vào năm 1921, dẫn đến hơn 15500 ca tử vong. Trong thế chiến thứ 2, dịch bệnh này cũng làm khoảng 1 triệu người ở châu Âu nhiễm bệnh và khoảng 50 ngàn người chết.
Vắc xin - cách phòng bệnh hiệu quả
Quá trình phát triển vắc xin ngừa bệnh Bạch Hầu được bắt đầu từ những năm 1900, với mục tiêu điều trị dự phòng bằng các hỗn hợp độc tố (toxin) và chất kháng độc tố (antitoxin). Sau đó toxoid, dạng độc tố được bất hoạt (không còn độc nữa), được phát triển vào khoảng năm 1921 để thay thế nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến đầu những năm 1930.
Nó được kết hợp với vaccine uốn ván, ho gà và bắt đầu được sử dụng đại trà vào những năm 1940 đã làm cho số lượng người nhiễm bệnh bạch hầu giảm đáng kể trên thế giới, dữ liệu cho thấy ở Mỹ trong giai đoạn sau 1950 số lượng này đã giảm hơn 90% và nhiều năm không có phát hiện ca nào.
Tuy việc vắc xin bệnh bạch hầu đã và đang được thực hiện rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới nhưng thỉnh thoảng dịch bệnh cũng bùng phát ở một số nơi, đặc biệt là các vùng nghèo, tình trạng y tế thiếu thốn hoặc quản lý về tiêm phòng lỏng lẻo và cả những nơi mà có phong trào "anti vắc xin" (chống vắc xin).
Các kết quả nghiên cứu về dịch tễ cho thấy trong cộng đồng cần có lượng người được chích vaccine khoảng từ 80-85% để có hiệu quả của miễn dịch cộng đồng.
Miễn dịch cộng đồng là một phương pháp hiệu quả trong việc phòng các bệnh truyền nhiễm khi vắc xin hiệu quả đã được tìm ra. Do vậy để ngăn ngừa được dịch bệnh này việc làm tốt nhất hiện nay đó là chích ngừa vắc xin.
TS Nguyễn Hồng Vũ. Ảnh: NVCC.
93 ca bạch hầu, Tây Nguyên căng mình dập dịch Số liệu từ các cơ quan y tế trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên tính đến ngày 16-7 cho thấy đã có 93 ca dương tính với bệnh bạch hầu, trong đó có ba trường hợp tử vong. Cụ thể, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk (CDC Đắk Lắk), tính đến sáng 16-7 đã ghi nhận có thêm ba...