Người lớn né tránh, người trẻ chơi vơi trước áp lực, trầm cảm
Trầm cảm chưa thực sự là chủ đề được bàn luận cởi mở trong gia đình hay nhà trường ở Việt Nam. Khi dạy về kỹ năng sống, giáo viên cũng thận trọng trước nội dung về trầm cảm và tự tử.
Một học sinh học bài với gia sư tại nhà em – Ảnh: AFP
Nhưng trước thực tế cuộc sống đang rất khác đi, đã đến lúc cộng đồng không thể làm ngơ được nữa mà cần bắt đầu trò chuyện, lắng nghe nhau.
Những áp lực giỏi giang
Rốt cuộc, ai là người chịu trách nhiệm cho những “dấu chấm hết” vì trầm cảm ở tuổi thanh xuân như Sulli – một ngôi sao trẻ của Hàn Quốc? Nhưng không phải với Sulli, không riêng gì với người nổi tiếng. Showbiz có thị phi của showbiz, cuộc đời cũng có thị phi của cuộc đời. Các bạn nhỏ ngày nay cũng sống trong môi trường mạng xã hội, không cách nào thoát khỏi những thị phi hằng hà sa số mỗi ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một số người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cho rằng chính lứa tuổi thiếu niên là đối tượng công chúng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thông tin về thần tượng như Sulli. Khán giả thiếu niên ít nhiều vẫn ngụp lặn trong các vấn đề tâm lý tương tự Sulli.
Sulli từng nói cô kiệt sức vì áp lực sống nhưng không ai lắng nghe – Ảnh: KOREA TIMES
Chị Hà Ngọc Nga (tác giả sách, hiện làm việc trong lĩnh vực giáo dục trẻ em) nhận định: “Thêm một người trẻ rời bỏ cuộc sống vì trầm cảm cho thấy thế giới này đang muốn nuôi một đứa trẻ giỏi giang thay vì một đứa trẻ hạnh phúc”.
Để phục vụ nhu cầu có con giỏi giang của các bậc phụ huynh, trên mạng xã hội luôn ngập tràn những mẩu quảng cáo giúp các bậc phụ huynh biến con cái thành siêu nhân như: 5 tuổi nói tiếng Anh như gió, 7 tuổi biết lập trình, 6 tuổi biết tính nhẩm nhanh hơn máy tính…
Có lẽ, những đứa trẻ như Sulli sẽ hạnh phúc hơn nếu không phải gánh trên mình danh hiệu “công chúa SM”, trở thành chuỗi trang sức đẹp đẽ cho một công ty đầy quyền lực.
Cuộc sống cần hạnh phúc
Anh Hoàng Dương (giáo viên kỹ năng sống) nói với Tuổi Trẻ: “Theo quan sát của tôi trong quá trình dạy học, áp lực sống đối với các bạn trẻ từ 10 đến 19 tuổi ngày càng nặng nề. Đây là đối tượng học sinh chính của tôi, cũng như các sinh viên cộng tác với tôi. Tôi thấy nhiều em có biểu hiện áp lực, stress, lo âu và cuối cùng là có dấu hiệu trầm cảm”.
Khi trò chuyện với lứa tuổi 10 đến 19, anh Dương nhận ra nhiều em có gia đình tan vỡ, cha mẹ ly thân hoặc ly hôn. Điều này khiến các em mất điểm tựa trong cuộc sống hoặc nền tảng giáo dục gia đình tốt, dẫn đến dễ mất phương hướng, vụn vỡ niềm tin và dễ sa vào suy nghĩ tiêu cực.
Theo anh Dương, việc một thần tượng tự tử, lại sau quá trình đối mặt với bệnh tâm lý, sẽ để lại nỗi đau và mất mát sâu sắc ở nhóm khán giả từ 10 đến 19 tuổi. Mặc dù vậy, khi giảng dạy về kỹ năng sống, giáo viên cũng thận trọng trước nội dung về trầm cảm và tự tử. Họ hạn chế đưa chúng vào chương trình vì không lường trước được nguy cơ.
“Trước đây, khi tôi được huấn luyện thực hành công tác xã hội với các chuyên gia người Mỹ ở Đại học New York, có một bài tập là trò chuyện 1-1 với thân chủ là người mắc bệnh tâm lý. Các chuyên gia Mỹ nhắc rất kỹ rằng những từ như “chết” hay “tự tử” được khuyến cáo là không sử dụng”, anh Hoàng Dương cho biết.
Nhưng càng thận trọng, càng cân nhắc, để phụ huynh tự nhắc mình nhớ rằng con trẻ mỗi ngày mỗi lớn, mỗi lúc càng đối diện với hằng hà sự dao động phức tạp trong tâm hồn đang va vấp để trưởng thành ấy. Làm thế nào để con trẻ sống hạnh phúc, thay vì nhốt mình trong những nhọc nhằn, rất cần sự thấu suốt từ mẹ cha…
Video đang HOT
Mới 10 tuổi, cô diễn viên nhí Sulli đã gây ấn tượng vì xuất hiện xinh xắn rạng ngời trong bộ phim Bài ca Seo Dong, được công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc là SM ký hợp đồng, được cưng chiều gọi là “công chúa SM”. Thời niên thiếu của cô là đáng mơ ước trong mắt xã hội khi càng lớn càng đẹp rực rỡ, trở thành thành viên tâm điểm trong nhóm nhạc nữ f(x).
Theo tuoitre
Giới trẻ đang đối mặt với "đại dịch" cô đơn?
Tôi gặp rất nhiều đứa trẻ bị trầm cảm, cô đơn trong chính ngôi nhà mình, nhưng có lẽ, sự cố đối với con trai khiến tôi phải thay đổi tất cả con đường đi trước đó...
Sẵn sàng cùng con đối diện mọi khó khăn.
Trở thành chuyên gia giáo dục vì chính con trai mình
Chị Tô Thụy Diễm Quyên là một người mẹ, đã trở thành chuyên gia giáo dục sau khi chứng kiến con trai của mình thất bại trong học tập. Hiện chị là cố vấn giáo dục cấp cao của Tập đoàn Microsoft, giảng viên các chương trình đổi mới giáo dục của Bộ GD-ĐT và là Giám đốc điều hành (CEO) của InnEdu, một đơn vị giáo dục được chính chị ấp ủ và phát triển để tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục đổi mới, sáng tạo, dạy học tích hợp theo mô hình STEAM...
Chia sẻ với Báo GD&TĐ, chị Diễm Quyên cho biết: "Tôi gặp rất nhiều đứa trẻ bị trầm cảm, cô đơn trong chính ngôi nhà mình, nhưng có lẽ, sự cố đối với con trai khiến tôi phải thay đổi tất cả con đường đi trước đó. Khi cháu còn đi học, con trai lớn của tôi không thành công trong học tập, mà xuất phát điểm cháu là đứa trẻ rất nhạy cảm, chỉ số cảm xúc cao.
Giáo dục thời ấy không phát hiện ra và có cách để ứng xử với đứa trẻ nhạy cảm. Vì vậy, những môn học nào thầy cô dịu dàng, ân cần thì cháu học rất tốt. Còn môn nào thầy cô hay quát tháo, thì cháu tê liệt ý thức hoàn toàn.
Cháu học từ lớp 1 đến lớp 12 và gặp rất nhiều khó khăn.Tôi tin có rất nhiều đứa trẻ tương tự như vậy. Con tôi thậm chí đi học về, không hề nói năng gì với ai. Cháu cảm thấy thế giới đóng lại trong mắt nó. Có lần tôi đọc nhật ký và thấy con muốn tự tử. Tôi lặng người. Từ biến cố này, tôi quyết định trở thành chuyên gia giáo dục để đồng hành cùng con.
Tôi đã dành thời gian đưa con đi chơi thể thao. Khi con có thành công dù nhỏ, tôi thể hiện sự hạnh phúc của mình. Tôi giúp con nhìn thấy mình hơn đứa trẻ khác ở một số lĩnh vực.
Tôi cũng cho con thấy con giỏi hơn hôm qua là mừng rồi. Và may mắn là giờ con đã thành công. Tôi tin, nếu bố mẹ có đủ thời gian và tình yêu cho con thì không đứa trẻ nào thất bại cả".
Con đội sổ và nỗi ân hận của người mẹ
Vợ chồng chị Tú Mai (TPHCM) vốn là người thành đạt, đủ sức cho con học trường quốc tế. Nhưng chị vẫn cho con học tại một trường công lập có tiếng tại TPHCM.
Chị quan niệm, học quốc tế nhưng sống tại môi trường này thì vẫn là sự khập khiễng, đứa con ra đời vẫn như "gà công nghiệp". Chi bằng cho con học công lập, cạnh tranh ngay từ lúc nhỏ, biết giải quyết những vấn đề thực tế của cuộc sống.
Để có thể theo dõi con, gắn kết con với nhà trường, chị xung phong làm Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và nhà trường.
Cấp 1, con chị không có vấn đề gì nhưng lên cấp 2, con cứ thế học tụt dần và đội sổ. Không những thế, cháu còn đánh nhau với bạn và cuối cùng, bị cả lớp cô lập.
Ban đầu, chị thấy điểm con thấp dần, nhưng chị nghĩ: Thằng cả học giỏi ra trường làm việc cứ lơ nga lơ ngơ, thằng sau không cần điểm quá cao! Rồi đến khi con kêu đau bụng, ốm, trốn không đi học, đóng cửa trong nhà chơi game chị mới bắt đầu để ý.
Thời gian đầu, chị còn xin phép cho con nghỉ. Nhưng khi thấy con kêu ốm đau triền miên, nghỉ học suốt dù mới vào năm học, chị mới giật mình. Và đến khi cô giáo phàn nàn hết lời, thì bao nhiêu uất ức lâu nay của chị dồn vào một cú... bạt tai đứa con ngay giữa sân trường!
Và lúc này, bao nhiêu uất ức đứa con trai của chị mới thổ lộ. Dù chị không nói ra nhưng đứa con hiểu chị luôn xem nó không bằng một phần của thằng anh. Rồi bố và mẹ đi tối ngày, mọi việc ăn uống và đi lại của con giao cho chị giúp việc và bác tài xế.
Rồi những lúc con bị điểm kém hay gặp mâu thuẫn gì, chị đều cho là chuyện nhỏ, tự con phải xử lý thì sau này ra đời mới sống được. Nhưng đứa con đã không thể tự xử lý vấn đề đó, dẫn tới đánh nhau với bạn và ra tay cả với bạn gái. Dần dần, cả lớp tẩy chay khiến con không dám đến trường, không thể tiếp thu nổi môn học.
Nhìn đứa con trai khóc cạn nước mắt, chị Mai xót xa vô cùng. Chị buồn và ngơ ngẩn một tuần liền, không làm được việc gì ra hồn. Sau cùng, chị quyết định buông bỏ phần lớn công việc của mình, để tìm cách đồng hành cùng con trong thời gian tới.
... và buổi họp phụ huynh vô cùng đặc biệt
Sẵn sàng cùng con đối diện mọi khó khăn.
Mới đây, buổi họp phụ huynh của lớp 10B3 Trường THPT Gia Hội, TP Huế đã diễn ra trong không khí vô cùng đặc biệt. Không giống như các buổi họp phụ huynh nhàm chán khác, các bậc cha mẹ được nhận từ chính tay cô giáo một phong thư, bên ngoài ghi tên chính con của họ. Trong đó là những tâm sự, những lời nhắn nhủ của các con đối với bố mẹ.
Những giọt nước mắt bắt đầu xuất hiện, khi bố mẹ đọc được những điều mà con em họ không hề nói ra ở nhà.
Nội dung thư có những gì? "Ba mẹ à, học nhiều cũng mệt lắm!", "Ba đừng quá nghiêm là được!", "Ba ơi, đừng đi nhậu nhiều nhé, ở nhà con và mẹ trông lắm!", "Mẹ ơi đừng nói tục nhiều. Mẹ nói tục làm con học theo!"...
Những lời chia sẻ đó khiến không ít người giật mình, và sau đó họ bàn với nhau về cách giáo dục con, những vướng mắc mà họ đang gặp phải, để từ đó tìm giải pháp giữa nhà trường và gia đình.
Buổi họp phụ huynh đặc biệt này không nhiều ở nước ta, nhưng cũng là một sự nỗ lực của giáo viên chủ nhiệm trong việc gắn kết phụ huynh với con cái. Một điều mà nhiều người chưa làm được.
Nỗ lực này cho thấy một điều, giáo viên là người rất quan trọng trong việc khơi dậy tình yêu giữa người và người, giúp con trẻ không bị chệch hướng trong giai đoạn trưởng thành vô cùng nhạy cảm này.
Chia sẻ về nghề giáo, chị Tô Thụy Diễm Quyên cho biết: "Các thầy cô giáo ai cũng yêu thương học sinh của mình. Tôi cam đoan điều đó! Bởi vì nếu không yêu thương học trò thì chúng ta đã rời xa cái nghiệp đầy gian truân vất vả nhưng bọt bèo này rồi. Chỉ có điều, nhiều người trong chúng ta chưa biết cách "yêu".
Vâng, nhiều thầy cô giáo bất lực trước sự ham chơi hơn ham học của học sinh và vì quá sốt ruột lại thiếu kỹ năng nên đã phải dùng bạo lực với học sinh. Có người đánh mắng nhưng có người chỉ cần lơ đứa bé đi không nói tới nó và họ không biết việc làm lơ này cũng là hành vi bạo hành tinh thần. Đứa trẻ càng nghịch phá càng cần phải được quan tâm nhiều hơn vì biểu hiện nghịch phá chính là hành vi cầu cứu tình yêu ở trẻ.
Làm nghề giáo quá ư vất vả và phức tạp bởi bạn cần có trái tim của Người Mẹ, có bộ óc của nhà khoa học, có lý lẽ của một luật sư, có kỹ năng của nhiều lĩnh vực ngành nghề. Nếu bạn có mọi thứ nhưng bạn thiếu thứ đầu tiên: Trái tim của người Mẹ, thì mãi mãi bạn không thể thành công trong nghề giáo. Bởi vì nghề giáo là một nghề rất đặc biệt: Bạn lao động không chỉ để nuôi bao tử mà còn để nuôi dưỡng trái tim ấm áp vĩ đại của bạn...".
Như vậy, để thấy rằng, đằng sau một đứa trẻ thành công không thể thiếu vai trò của người mẹ, người thầy. Và đằng sau một đứa trẻ cô đơn, trầm cảm, thất bại, là vắng bóng của 2 người vô cùng quan trọng này. Tiếc là, thời điểm hiện nay, những bà mẹ hiện đại vô cùng bận rộn đang rất, rất nhiều.
Và những giáo viên sẵn sàng đánh đập học trò, mắng chửi, cô lập trò... cũng nhiều không kém. Trẻ em Việt Nam đang đối diện với nỗi cô đơn dễ dàng hơn bao giờ hết. Và giải pháp của trẻ chính là lao vào mạng xã hội, vào các trò chơi trên mạng.
Nếu như bạn đang sẵn sàng để mắng con, hãy đặt điện thoại xuống, hãy để công việc sang một bên. Con bạn đang rất cần bạn lúc này, ngay bây giờ!
Nguyên nhân trẻ cô đơn trong chính gia đình mình
1. Nội tại của trẻ: Đứa trẻ đó có trí thông minh nội tâm. Sự chia sẻ của đứa trẻ với người khác, với gia đình gặp khó khăn.
Giải pháp là bố mẹ thường xuyên lắng nghe, trò chuyện với con. Mỗi ngày con đi học về, bố mẹ hãy đặt câu hỏi con có gì vui không? Hôm nay ở trường có sự kiện gì không con? Tập cho đứa trẻ chia sẻ mọi diễn biến trong cuộc sống hằng ngày với bố mẹ.
2. Đến từ năng lực của đứa trẻ: Đứa trẻ bị thua kém trong học tập, trong sinh hoạt, vì sự mặc cảm đó khiến trẻ khó khăn khi chia sẻ với bố mẹ vì sợ rằng không nhận được sự đồng thuận hoặc khuyến khích từ bố mẹ.
Giải pháp: Bố mẹ tìm và khen những ưu điểm của con một cách xác đáng để gia tăng lòng tự tin cho con và không mắng con mỗi khi con gặp thất bại.
3. Trong gia đình có một hoặc nhiều người quá thành công: Đứa trẻ sẽ bị so sánh với người đó, hoặc thậm chí với bố mẹ. Sự so sánh này dẫn tới đứa trẻ dần trở thành người mặc cảm và con sẽ dùng hành vi của sự tự tôn để che lấp sự tự ti.
Giải pháp: Bố mẹ không bao giờ so sánh con với bất kỳ ai và cài đặt vào đầu con một tư tưởng: Con chỉ cần hơn chính con mỗi ngày và mỗi người sẽ có con đường riêng của chính mình để thành công.
4. Bố mẹ quá bận rộn: Dẫn tới thiếu thời gian dành cho con và không đủ kiên nhẫn lắng nghe con đặt câu hỏi hoặc nghe con chia sẻ. Lâu dần sự kết nối giữa bố mẹ và con cái bị biến mất và rất khó để khôi phục lại.
Với 2 nguyên nhân 3 - 4, giải pháp là bố mẹ hãy xem con cái là kênh đầu tư của mình. Chúng ta có thể đầu tư tiền bạc để tạo ra tiền bạc, nhưng cũng cóthể đầu tư tiền bạc để tạo ra sự thành công cho con. Bố mẹ phải biết rằng đầu tư thời gian và tình yêu cho con là đầu tư hiệu quả nhất và khoa học nhất.
5. Trong gia đình bố mẹ thiếu phương pháp giáo dục, do đó xuất hiện sự áp đặt hoặc thậm chí là bạo lực.
Cách đây vài tháng có một bạn kỹ sư lập trình rất giỏi đến xin việc ở Innedu. Thử tay nghề thấy bạn quá giỏi nên tôi đã tuyển dụng ngay. Nào ngờ chỉ 3 tháng sau tôi phải cho nghỉ việc gấp vì ngoài chuyên môn giỏi ra bạn ấy không thể làm việc được. Vì sao có chuyên môn giỏi lại không thể làm việc được?
Thứ nhất: Rất nhiều bố mẹ vẫn chạy đua vào trường chuyên, lớp chọn và đưa con đi học thêm ngày đêm để lấy điểm cao và trở thành học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố. Họ không hiểu rằng đang góp phần vào thất bại trong tương lai của con khi cha mẹ chưa kịp cập nhật xu thế nghề nghiệp toàn cầu.
Thứ hai: Nhiều đứa trẻ và sau đó là người lớn suốt đời sống trong bi kịch vì nghề của mình là cha mẹ chọn. Và cha mẹ không phải ai cũng nhìn ra được thế mạnh của con cũng như không biết làm thế nào để giúp con phát huy tốt nhất năng lực của mình.
Thực ra khi chúng ta làm công việc mà ta giỏi nhất thì suốt đời ta sẽ không cảm thấy phải lao động nữa mà là tận hưởng niềm vui của công việc. Vậy làm thế nào để nhìn ra được năng lực của con,thế mạnh của con và nhu cầu của con?
Thứ ba: Thế giới đã rất khác so với thế hệ của chúng ta. Nhưng những người lớn lạc hậu vẫn tiếp tục bắt con mình, học sinh mình đi con đường mà mình đã từng đi và thế là chúng ta đã góp phần vào bi kịch của trẻ: Trở thành những người lạc hậu ngay khi còn đang ngồi ở ghế nhà trường - Cô giáo Tô Thụy Diễm Quyên.
Khánh Hiền
Theo GDTĐ
Nữ sinh xinh đẹp bật khóc trong tuyệt vọng vì phát hiện mắc ung thư đúng ngày nhận giấy báo đại học Ngày điều trị tại bệnh viện K cầm tờ kết quả biết chính xác mắc u tuyến mang tai cũng là thời điểm Phạm Thị Hoa (Thanh Hóa) nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Ngày hôm đó, cô gái nhỏ nhắn ấy liên tục bật khóc trong đau đớn, tuyệt vọng. Nhiều ngày nay, những bệnh nhân ở Khoa xạ trị, Bệnh...