Người lớn cũng “đánh vật” với sốt xuất huyết
Nhiều người cho rằng sốt xuất huyết (SXH) là bệnh của trẻ em nên khi bị mắc bệnh ỉ y. Chỉ đến khi phải nhập viện hay mình bị “đánh gục” bởi con muỗi tí xíu…
Nhập viện trong tình trạng sốt cao, đầu đau nhức dữ dội, thân thể rệu rã và gần như mất cả sức lực, anh Nguyễn Văn Th, 32 tuổi (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM)… giật mình kinh hãi khi được các bác sĩ BV. Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM xét nghiệm, chẩn đoán đã bị mắc SXH ngày thứ 5 và lượng tiểu cầu đang xuống rất thấp kèm xuất huyết tiêu hóa.
Theo người nhà anh Th, mấy hôm trước thấy anh đi làm về than mệt, đau đầu và bỏ ăn đi nằm ngay. Anh Th, nghĩ mình bị sốt đơn thuần nên lấy thuốc đau đầu, hạ sốt uống. Tuy nhiên, đến ngày thứ 4, do không thể chịu nổi cơn đau đầu liên tiếp, toàn thân nhức mỏi kèm những cơn rùng mình ớn lạnh anh mới để người nhà đưa tới BV cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ truyền dịch và điều trị theo đúng phác đồ chuẩn nhưng cũng phải gần một tuần anh mới dám xin về vì thấy bệnh đã tạm ổn.
Không chỉ riêng trường hợp trên, tại Khoa nhiễm BV. Bệnh Nhiệt đới, nhiều bệnh nhân SXH là người lớn khác cũng thường nghĩ là mình bị sốt siêu vi hay sốt phát ban (khi thấy nổi nốt xuất huyết). Nhiều người bị chảy máu răng, xuất huyết mũi cũng vẫn cho rằng cơ thể bị nhiệt hay chảy máu cam mà í tai nghĩ rằng lại bị SXH dẫn đến tình trạng nhập viện và bệnh cảnh diễn tiến nặng.
Theo TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV. Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, hiện số bệnh nhân cả trẻ em và người lớn mắc SXH phải nhập viện điều trị đang tăng. Mỗi tuần, nơi đây tiếp nhận hơn 200 ca, trong đó có nhiều ca nặng, phải hỗ trợ bằng máy thở. Đáng lưu ý, 40 – 50% số ca bệnh là SXH người lớn.
Tại hội nghị phòng chống sxh của Bộ Y tế vừa diễn ra tại TP.HCM, BS. Châu khuyến cáo các tỉnh cần chú ý tới SXH ở người lớn vì đối tượng này khi mắc SXH thường ít được chẩn đoán sớm nhưng lại có những biến chứng phức tạp, dễ nặng và có thể tử vong nhanh. Cũng theo BS. Châu, trong những năm gần đây, người lớn cũng mắc bệnh này ngày càng tăng lên nhanh.
Liên quan đến vấn đề này, TS. Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, hiện nay đang lưu hành cả 4 týp SXH là D1, D2, D3, D4, trong khi môi trường sống ngày càng tệ, các khu công nghiệp, các khu dân cư, nhà trọ tạm bợ cộng với lượng người di biến động nhiều càng làm cho dịch SXH diễn biến phức tạp, nhất là SXH ở người trưởng thành. Theo các BS chuyên khoa nhiễm, bệnh SXH người lớn cũng do vi-rút Dengue gây nên. Trung gian truyền bệnh SXH là muỗi vằn có tên khoa học là Aedes agypti.
Bệnh SXH ở người lớn thường kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khá rõ như: ói mửa, tiêu chảy… Ở những trường hợp nặng, SXH người lớn còn gây xuất huyết nặng dưới da, xuất huyết âm đạo (đối với phụ nữ), xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết kết mạc, chảy máu răng, mũi…
Video đang HOT
SXH ở người lớn thường có hai biểu hiện: sốt và xuất huyết (ở trẻ em bị SXH có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết. Ở người lớn thì ngược lại xuất huyết nhiều hơn sốc). Thời gian sốt kéo dài từ 7 – 10 ngày và phát biến chứng (nếu có) vào ngày thứ 4 hay thứ 5. Ở người lớn, hầu hết SXH đều kèm theo sốt, lạnh run, nhức đầu, trong đó cao nhất là bị sốt với tỉ lệ trên 90% trường hợp… Ngoài ra, SXH người lớn còn có các triệu chứng tiêu hóa rất nổi bật như ói mửa, tiêu chảy, đau bụng. Đặc biệt, có những dấu hiệu lâm sàng trước nay ít thấy như: viêm cơ tim, tiểu ra máu, tăng men gan…
Xuất huyết trong SXH người lớn khá điển hình và nguy hiểm. Theo nghiên cứu của BV. Bệnh Nhiệt đới, SXH người lớn có các triệu chứng xuất huyết khá rõ. có khoảng 60%số ca có dấu hiệu xuất huyết khi nhập viện, tỉ lệ này tăng lên 80% khi điều trị. Người lớn có dấu hiệu xuất huyết nhiều hơn trẻ em, như xuất huyết da (nổi mẩn đỏ trên da), chảy máu răng, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa. Điều nguy hiểm ở SXH người lớn là nguy cơ tử vong, do cơ chế bệnh chưa được hiểu rõ nên dù bệnh nhân được theo dõi sớm.
Nhiều trường hợp nhập viện bị xuất huyết tiêu hóa nặng, dù đã được truyền máu khẩn cấp với số lượng lớn nhưng nguy cơ tử vong vẫn rất cao. Trường hợp xuất huyết não, đến khi bệnh phát nặng, tay tê liệt, hôn mê… thì rất khó điều trị. Cần lưu ý, ở nữ giới, xuất huyết âm đạo không trùng với chu kỳ kinh nguyệt điều này khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa. Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc huyết áp bị tụt gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi tiêu ra máu, ra phân đen), suy gan, đông máu.
Do đó, nguy cơ tử vong ở người lớn cũng cao hơn trẻ em. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện sốt, bệnh nhân người lớn có thể đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị, hoặc điều trị tại nhà. Nếu sốt cao, có thể uống thuốc hạ sốt, không nên tự ý điều trị bằng thuốc hay phương pháp cắt, lể, đắp hay xông thuốc khác… Nên ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước mát và trái cây ít màu. Nếu đến ngày thứ 4, thứ 5 vẫn còn sốt cao thì phải đến BVđể kiểm tra SXH nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sẽ rất khó điều trị.
Theo Tuân Nguyễn
Sức khỏe & Đời sống
5 triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ
Chảy nước mũi, sốt cao, đau bụng, phát ban ngứa... là một số triệu chứng điển hình hay gặp ở trẻ khiến các bậc cha mẹ lo lắng bởi không biết có phải đưa con đến phòng cấp cứu, gọi bác sĩ hay chỉ đơn giản là chờ đợi bệnh tự khỏi. Để tránh tình huống nghiêm trọng hóa vấn đề, bạn cũng nên biết triệu chứng đáng ngờ nào cần tư vấn bác sỹ.
Sốt cao ở trẻ dưới 2 tuổi
Nếu con bạn đỏ ửng vì nóng sốt, bản năng của cha mẹ là tìm bác sĩ càng nhanh càng tốt, nhưng điều này có thể không phải luôn cần thiết. Sốt là biểu hiện cơ thể tự bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Nếu một đứa trẻ bị sốt, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bé đang hoạt động tích cực và việc hạ sốt cũng không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ra cơn sốt.
Các bác sỹ chuyên khoa nhi đưa ra lời khuyên rằng, nếu trẻ sốt chưa đến 38,5 độ C và trông khỏe, vẫn ăn uống đều thì không cần đến bác sỹ. Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu sốt tới 40 độ C cần phải thăm khám, đặc biệt, trẻ dưới 2 tuổi bị sốt cao trong vòng 48 tiếng cần kiểm tra y tế.
Nếu trẻ sốt chưa đến 38,5 độ C và trông khỏe, vẫn ăn uống đều thì không cần đến bác sỹ. (Ảnh minh họa)
Nhức đầu
Làm thế nào có thể phân biệt được đâu là cơn nhức đầu nghiêm trọng cần đi cấp cứu, hoặc đó là cơn đau đầu thoảng qua, chỉ cần để trẻ nghỉ ngơi và ngủ một giấc là đỡ? Câu trả lời rằng, nếu con bạn bị đau nhức đầu kéo dài vài giờ hoặc bị đau dữ dội khiến trẻ không thể ăn, chơi hoặc thậm chí không thưởng thức chương trình truyền hình yêu thích, hãy tìm bác sĩ nhi khoa.
Thông thường, nhức đầu do cơ ở phần da đầu bị căng chứ không phải là một vấn đề liên quan đến não, nhưng đau đầu với các triệu chứng thần kinh (chẳng hạn như sự nhầm lẫn, mắt mờ và khó khăn khi đi lại) cần được đánh giá bởi một bác sĩ phòng cấp cứu. Đặc biệt, nhức đầu kết hợp với sốt, lú lẫn, nôn mửa, cứng cổ cũng cần được coi là một ca cấp cứu bởi trẻ có thể gặp cơn nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc bệnh tật, chẳng hạn như viêm màng não. Ngoài ra, nếu trẻ bị đau đầu thường xuyên cũng nên xem xét vì trẻ con thường rất ít khi bị đau đầu.
Nếu trẻ bị đau đầu thường xuyên cũng nên xem xét vì trẻ con thường rất ít khi bị đau đầu.
Rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày, ruột, cần theo dõi tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy ở trẻ. Ói mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Ói mửa 3 lần trong một buổi chiều có thể chưa bị mất nước, nhưng 8 cơn tiêu chảy liên tục cũng như vừa nôn mửa vừa tiêu chảy trong 8 tiếng sẽ dẫn đến mất nước cần điều trị khẩn cấp.
Theo các bác sỹ nhi khoa, trẻ càng bé, nguy cơ mất nước càng cao, vì thế mà chúng cần được khám để bổ sung chất lỏng hoặc dùng thuốc để ngăn chặn tình trạng nôn ói.
Phát ban
Có một kinh nghiệm về phát ban trên da ở trẻ là: Nếu bạn chạm vào phát ban đỏ, nó nhợt đi hoặc chuyển sang màu trắng, sau đó bỏ tay ra, nó lại chuyển về màu đỏ thì không cần phải lo lắng. Hầu hết các phát ban do virus hay dị ứng sẽ giống như vậy. Ngược lại, nếu các đốm phát ban nhỏ màu đỏ hoặc màu tím trên da không thay đổi màu sắc khi bạn ấn vào chúng, hãy nghĩ đến trường hợp y tế khẩn cấp như bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, đặc biệt khi kèm theo sốt. Ngoài ra, nếu trẻ bị phát ban vùng rộng cộng với sưng mặt hoặc sưng môi, cũng phải đi khám bệnh, nhất là khi trẻ cảm thấy khó thở bởi đó có thể là cơn dị ứng đe dọa tính mạng nghiêm trọng.
Nếu trẻ bị phát ban vùng rộng cộng với sưng mặt hoặc sưng môi, cũng phải đi khám bệnh.
Đau cổ
Hiện tượng cứng cổ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não nguy hiểm và khẩn cấp, nên cha mẹ cần bình tĩnh xử trí khi thấy con em mình đứng một cách cứng nhắc, không thể nhìn sang trái hoặc phải. Tuy nhiên, thông thường cứng cổ chỉ là phần cơ bị đau. Và bệnh viêm màng não còn có những dấu hiệu đi kèm đáng ngờ khác như trẻ đau đầu và nhạy cảm với ánh sáng. Điều nên nhớ khác, khi trẻ bị cứng cổ cùng với một cơn sốt có thể bé bị viêm amidan, không phải viêm màng não. Tất nhiên, nếu chấn thương gây tổn thương ở cổ của trẻ, đó đủ là lý do rõ ràng để đến phòng cấp cứu.
Theo Yến Chi (An ninh thủ đô)
Chủ động phòng ngừa dịch sốt xuất huyết Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi (trung gian lây bệnh sôt xuât huyêt) phát triển và gây dịch. Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng và phòng chống muỗi đốt. Miền Nam: "ô" dịch sốt xuất huyết Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: tính...