Người lịch sự thì không nên mượn xe người khác
Tôi cho rằng những người chưa có ô tô nên thuê xe dịch vụ để sử dụng, chứ không nên mượn xe của người khác.
Tôi năm nay 35 tuổi, đã có vợ và hai con nhỏ. Sau thời gian dài tiết kiệm thì hai vợ chồng tôi cũng tích cóp được một khoản tiền. Thay vì mua đất để dành như những người khác thì chúng tôi quyết định sắm một chiếc ô tô để đi lại cho đỡ vất vả, con cái không phải chịu cảnh mưa nắng. Hai vợ chồng đều có quê xa, nhu cầu ô tô mỗi dịp lễ tết cũng rất cần thiết.
Sau khi tìm hiểu, tôi quyết định mua chiếc Mitsubishi Xpander 7 chỗ để tiện dùng trong trường hợp sau này phải chở thêm nhiều người. Tổng số tiền mua xe, làm biển lên tới gần 700 triệu, có thể đối với người khác không nhiều nhưng với hai vợ chồng tôi thì đã là cả một sự cố gắng lớn.
Chiếc xe 700 triệu là cả một tài sản lớn với hai vợ chồng tôi
Biết tin tôi mua xe, anh em bạn bè xung quanh đều chúc mừng vì có quyết định đúng đắn. Một số người còn “ nhấm nháy” là lúc nào cho mượn xe để đi nhé. Tôi cười xòa đồng ý vì nghĩ đó chỉ là lời nói đùa, không ngờ hai tháng sau có một người bạn nhắn tin hỏi mượn xe thật.
Phần vì tiếc xe mới, phần vì sợ bạn chưa quen xe, gây xước xát, va quệt nên tôi kiếm lý do thoái thác không cho mượn. Khổ nỗi là anh bạn này không hiểu ý, vẫn còn cố hỏi mượn thêm mấy lần nữa nên tôi đành tiếp tục từ chối. Sau này, qua lời kể của người khác, tôi biết người bạn kia đi rêu rao rằng tôi ki bo, kẹt xỉ, tiếc xe không chịu cho mượn.
Thú thực, dù buồn nhưng tôi cũng đành chịu, trước khi quyết định mua xe, hai vợ chồng tôi cũng đã tính đến chuyện này rồi. Chúng tôi thống nhất sẽ không cho người khác mượn xe, trừ trường hợp anh em trong nhà có việc cấp bách phải dùng. Người bạn kia của tôi cũng chỉ mới lấy bằng lái một thời gian, chưa có kinh nghiệm lái, nếu lỡ xảy ra tai nạn thì biết tính sao. Lúc đó thì vừa mất bạn, vừa mất tiền.
Như trường hợp của ông anh ruột tôi chẳng hạn, cho một đứa cháu trong họ mượn xe đi chơi cho oai. Cháu tôi không quen xe, đâm xe vào tường làm vỡ đèn pha, nát cản trước, phải sửa hết 30 triệu vì xe mới chưa kịp mua bảo hiểm. Dù bố mẹ cháu có đi vay tiền trả đủ 30 triệu cho anh tôi thì anh tôi vẫn gửi lại 10 triệu vì có bác nào lại để cháu phải chịu một mình.
Theo tôi thấy, việc cho mượn xe còn tế nhị hơn cho mượn tiền vậy. Nếu cho người khác mượn 700 triệu thì người ta sẽ phải có nghĩa vụ trả đủ 700 triệu cho mình. Còn nếu cho mượn xe, lỡ có hư hỏng gì thì xe có sửa xong vẫn mất giá cả trăm triệu mà mỗi mình chủ xe phải chịu.
Video đang HOT
Trước khi có xe riêng, tôi thuê xe tự lái chứ không mượn của người khác. Ảnh minh họa: Internet
Vì lý do này mà trước đây tôi tự biết ý, không bao giờ hỏi mượn xe của người khác. Khi có việc tôi đều bỏ tiền ra thuê xe dịch vụ bên ngoài. Đành rằng thì cũng tốn tiền, nhưng thử hỏi, nếu ngay cả tiền thuê xe cũng không có thì người mượn xe làm sao có thể đền bù cho chủ xe khi có việc xảy ra.
Quan trọng hơn nữa, nếu không may xảy ra tai nạn nghiêm trọng, chủ xe ít nhiều cũng gặp phải rắc rối về vấn đề pháp lý. Xe mà gặp tai nạn nghiêm trọng thì cũng coi như bỏ, giữ lại để đi thì không dám, mà bán lại thì cũng rẻ như cho.
Nói vậy, không phải là từ khi mua xe tôi chưa từng cho ai mượn xe cả. Với chỗ anh em thân thiết, nếu người mượn xe chưa có kinh nghiệm lái xe thì tôi đề nghị làm tài xế chở người ta đi, vừa an tâm mà mối quan hệ lại càng thêm khăng khít.
Và tôi thấy quyết định ban đầu của mình là đúng đắn. Sau vài lần từ chối, thì cũng không thấy ai hỏi mượn xe của tôi nữa. Thà mất lòng trước được lòng sau. Chắc những người đang sở hữu xe hơi đều trải qua những tình huống khó xử giống như tôi.
Nhìn mâm cơm con dâu chuẩn bị cho con trai tôi đã hơi hoảng, nhưng hỏi thêm một câu thì gọi điện khuyên nó ly hôn gấp
Tôi không biết mình có quá khó tính không, nhưng con dâu khiến tôi rất khó chịu. Một người vợ mà không lo nổi cho chồng bữa ăn tử tế thì thật không xứng.
Tôi ngoài 50 tuổi, có 2 cậu con trai. Trước giờ mọi người đều nhận xét tôi là người khá tâm lý. Còn tôi cũng thấy mình chẳng tới nỗi nào, mai này chắc chắn sẽ chung sống hòa thuận với các con dâu, không bao giờ tìm cách gây khó dễ cho chúng.
Nói là chung sống, nhưng thực ra tôi đã sớm có ý định cho các con ở riêng sau khi lấy vợ. Tiền mua nhà, mua đất tôi sẽ hỗ trợ trong khả năng, còn đâu các con cố gắng tự làm mà kiếm thêm. Như thế vừa để các con thoải mái, bản thân tôi cũng không mệt mỏi khi bỗng có người lạ xen vào cuộc sống của mình.
Xác định như vậy từ sớm, thế nên khi con cả tôi lập gia đình, tôi đã cho hai chúng nó ra ở riêng. Căn chung cư 2 phòng ngủ mà vợ chồng nó đang sống thì tới 50% là tiền vợ chồng tôi bỏ ra, hai chúng nó chỉ có khoảng 200 triệu, còn đâu là đi vay mượn thêm.
Con dâu ban đầu cũng rất ngoan ngoãn, ngọt ngào, thậm chí ra sức lấy lòng mẹ chồng khi hay tin sẽ được cho tiền mua chung cư. Nhưng càng ngày tôi thấy con bé càng ít qua lại hỏi thăm. Thậm chí, đã bảo mỗi tuần về chơi một lần, nhưng con dâu cứ lấy lý do bận việc, rồi đi ăn cỗ, đầy tháng, sinh nhật... để từ chối.
Thành ra, dù nhà cách nhau chỉ chừng 8-10km nhưng cả tháng tôi cũng chỉ gặp con dâu 1 đôi lần. Cũng có chút không hài lòng, nhưng con trai lại nói đỡ nên tôi cũng thôi. Tự nhủ mình phải cảm thông cho con cái nhiều hơn, chúng nó trẻ thì bận rộn với các mối quan hệ nữa.
Nhưng hình như tôi hiền quá, con dâu cứ ngày càng làm tới. Không chỉ không sang thăm, nó cũng chẳng thèm gọi điện thoại. Tôi phát hiện nó chặn mình trên facebook, rồi bình luận qua lại nói xấu cả mẹ chồng.
Chưa hết, mỗi lần tới nhà tôi nó chẳng giúp được việc gì, ăn xong cũng là em chồng hoặc chồng nó rửa bát. Tôi cũng không hiểu 1 đứa con gái vừa lười, vừa vụng, lại không biết điều thế này sao trước kia tôi không ngăn cản? Cứ nghĩ là dễ tính, mặc cho các con lựa chọn bạn đời không can thiệp, cuối cùng tôi chỉ thấy hối hận và thương con mình hơn. Nhìn thằng bé gầy hẳn đi, đầy mệt mỏi tôi rất xót.
(Ảnh minh họa)
Nhưng khi suy nghĩ tích cực hơn, tôi lại nghĩ: Mình là phụ nữ, mình cũng thích được chồng chăm sóc, phụ giúp việc nhà mà. Chắc bọn trẻ ngày nay lại càng mong như thế. Còn chuyện thăm hỏi, con không sang thăm tôi thì tôi qua thăm nó, không nên tính toán, để bụng.
Hôm ấy là tối thứ 6, tôi không báo trước mà tạt qua xem các con ăn ở thế nào, tiện mang cho thêm ít thực phẩm chế biến sẵn. Bởi thằng con trai tôi bị đau dạ dày, nhiều khi quá bữa là đau bụng, khó chịu.
Khi tôi tới, con dâu đang làm cơm. Tôi nhấn chuông, nó vô cùng ngạc nhiên khi thấy tôi xuất hiện giờ này. Nó ấp úng mãi xong mới hỏi: "Mẹ, mẹ tới sao không báo trước? Con lại không kịp làm cơm mời mẹ..."
Tôi cũng nhẹ nhàng giải thích rằng mình tiện đường thì đi qua, hơn nữa cũng vì lâu không gặp các con. Nghe thấy thế, con dâu có chút bối rối.
Tới khi đi vào trong, tôi choáng váng khi thấy căn nhà như bãi chiến trường, vừa bẩn vừa hôi hám. Quần áo thì bừa bộn trên sofa, sách vở quyển mở quyển gập vứt khắp mặt bàn, vỏ giấy, vỏ kẹo đầy sàn, trên tủ...
Con dâu giải thích rằng việc dọn nhà là của con trai tôi, hôm nay cả hai đều đi ra ngoài sớm nên mới thành ra thế này. Song tôi chỉ cần liếc vỏ chuối, vỏ cam, cốc nước uống dở là biết chẳng phải mới, ít cũng phải dăm ba ngày rồi.
Bực bội lắm rồi, nhưng phải tới khi nhìn con dâu bê mâm cơm đặt lên bàn ăn, tôi mới thêm hoảng. Nó chuẩn bị khá nhiều món, vịt quay, nem tai, giò bò, rau sống, canh măng chân giò. Tuy nhiên, tôi không hài lòng vì đây hầu như toàn món nấu sẵn. Canh măng thì không rõ mua hay tự nấu, nhưng ăn măng không tốt cho người bị dạ dày.
Tôi vẫn nhẹ nhàng hỏi:
- Bình thường 2 vợ chồng vẫn hay ăn uống thế này hả? Cũng cầu kì, nhiều món ghê nhỉ!
Con dâu có vẻ tưởng được khen, hí hửng khoe hết:
- Vâng, con tiết kiệm gì chứ riêng khoản ăn uống phải thật ngon mẹ ơi. Mỗi hôm con lại tìm một món khác nhau chứ không có chuyện 2 ngày ăn 2 món trùng nhau đâu. Chẳng thế mà nhà con xa vòng tay mẹ có giảm cân đâu, còn béo lên nhiều rồi đó. (Mà sao tôi chỉ thấy con tôi gầy đi? Cân nặng cũng giảm?)
- Nhưng đây là đồ con mua sẵn hả?
- Con mua hết, thế cho nhanh. Canh măng kia mẹ con nấu cho một nồi, con mang về bỏ tủ, bữa nào ăn thì lấy 1 ít ra nấu lại thôi.
Nghe tới đây thôi tôi chẳng muốn hỏi han gì thêm nhiều nữa. Tôi khuyên nhủ con dâu đôi câu rằng làm vợ nên tự nấu nướng, không trang trí nhà cho đẹp thì cũng nên làm cho nó gọn gàng, sạch sẽ. Con bé chỉ vâng với dạ, nhưng tôi thì đang bực bội vô cùng.
Rời khỏi căn nhà đó, tôi lập tức gọi cho con trai hỏi chuyện. Tôi còn khuyên nó dạy dỗ lại vợ, nếu không thì ly hôn đi. Bởi vì con dâu là người vợ không biết tiết kiệm tiền bạc, cũng chẳng giỏi vun vén, chăm lo cho gia đình như thế quá thiệt thòi cho con trai tôi rồi.
Mới 5 năm đã chán vợ lắm rồi, phải làm sao đây? Mới kết hôn 5 năm mà tính tình vợ đổi khác khiến anh rất chán vợ. Càng sống với nhau càng có nhiều mâu thuẫn, cách nghĩ cũng khác nhau. Dù cố gắng gắn kết, nhưng rạn nứt cứ mỗi ngày mỗi lớn. Anh Trịnh Văn B. (Ninh Bình) lấy vợ từ năm 23 tuổi và hơn vợ 2 tuổi. Họ đã có...