Người lịch sự không nên chơi game Việt Nam?
Hậu quả nhãn tiền của việc game thủ, đặc biệt là những người chơi có ý thức quay lưng lại với làng game Việt sẽ là việc làng game Việt Nam sẽ khó lòng có thể tiến lên được.
Vài ngày gần đây, game thủ Việt đã nóng lên với những ý kiến cho rằng “những người lịch sự”, hay nói đúng hơn là những game thủ có ý thức và lịch sự thì sẽ không bao giờ chơi game online Việt Nam. Gần như ngay lập tức, ý kiến này đã nhận được không ít những bình luận trái chiều của cộng đồng game thủ trong nước.
Một số thì cho rằng với không ít những thói xấu của một bộ phận không nhỏ game thủ Việt, thì việc thưởng thức những tựa game online được phát hành tại Việt Nam giống như một cực hình vì “có quá nhiều trẻ trâu, muốn chơi game yên ổn” cũng không xong.
Tuy nhiên số khác thì cho rằng, người đưa ra ý kiến này đã có phần quá cực đoan. Theo họ, đành rằng những thói hư tật xấu của gamer Việt vẫn còn, nhưng ngần đó là không đủ để biến Việt Nam trở thành nơi mà những “game thủ lịch sự” quay lưng, thay vào đó là tham gia vào những tựa game nước ngoài.
Nồi canh bé, nhưng sâu nhiều
Hack cheat, PK bừa bãi, văng tục chửi bậy, chỉ nghĩ đến bản thân,… rất nhiều thói quen xấu tới mức kỳ dị của game thủ Việt trong nhiều năm qua đã được mổ xẻ đến tận gốc vấn đề. Thế nhưng dường như, với cộng đồng game thủ còn non trẻ với tuổi đời trung bình của mỗi game thủ chỉ xấp xỉ độ tuổi vào cấp 2 hoặc trung học phổ thông, thậm chí là… mẫu giáo nhỡ, câu chuyện ý thức chung của game thủ, góp phần tạo ra một cộng đồng bền chặt và đoàn kết giống như một thứ gì đó vô cùng xa xỉ.
Đặc biệt vẫn phải kể tới việc văng tục, chửi bậy. Đây dường như đã trở thành một “nét văn hóa” không mấy đẹp đẽ trong cộng đồng game thủ. Nhiều người để thoải mái trong game đã không tiếc lời, sử dụng những từ ngữ nặng nề nhất để mạt sát đối thủ của mình với một phong cách rất… anh hùng bàn phím. Đó mới chỉ là một khía cạnh. Việc spam hoặc chat nhảm trên kênh chat thế giới cũng là một điều gây không ít game thủ khó chịu.
Video đang HOT
Những thói xấu kể trên của các game thủ khác cùng chơi, cộng thêm không ít vấn đề đến từ các nhà phát hành game trong nước đã và đang khiến cho không ít người chơi game online Việt Nam cảm thấy sợ hãi và dần mất đi niềm tin vào làng game Việt hiện tại.
Tệ hơn, không ít người Việt đã đem cả những thói xấu này sang cả những tựa game online có server đặt tại nước ngoài.
Đồng nghĩa với xu hướng “xuất ngoại”, việc giới thiệu những game online mới ấn tượng nhưng cho phép game thủ Việt tham gia một cách tự do cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng nói chung. Đặc biệt là khi, làng game Việt thời gian qua có quá ít những cái tên đủ ấn tượng để giữ chân người chơi game trong nước.
Chẳng thiếu dịp những góc tối của cộng đồng game thủ Việt đã khiến chúng ta bị bẽ mặt trong mắt bạn bè thế giới. Khi tình trạng xảy ra đến đà không thể kiểm soát, cách duy nhất và cũng là mạnh tay nhất các NPH game có thể làm, đáng buồn thay, lại chính là “đóng sập” cánh cửa tham gia game với toàn bộ cộng đồng Việt Nam cũng như một số quốc gia như Trung Quốc.
Có sâu, nhưng cũng có những tấm gương
Giờ đây khi tìm kiếm bất kỳ thông tin hay sự trợ giúp trên các trang diễn đàn hay trong game, một game thủ “lính mới” hoàn toàn có thể nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều game thủ khác, những người đã có kinh nghiệm trong game. Thậm chí nếu may mắn, bạn còn có thể được một guild hay clan game Việt Nam dẫn dắt, chỉ bảo như một cách truyền lửa đam mê game từ một lão làng sang một game thủ mới.
Cũng cần nhớ rằng, game thủ Việt là một trong những cộng đồng gắn bó và đoàn kết trong rất nhiều game online ra mắt trong quá khứ. Ai cũng biết sự sống của một game online dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng người chơi đông đảo hay ảm đạm. Ngay cả đối với game thủ, họ cũng chẳng mặn mà gì nếu phải tham gia trong trò chơi trực tuyến mà không có bạn bè thân thiết, hiểu mình và chia sẻ với mình niềm vui nỗi buồn.
Chính vì thế, khi có những người chơi mới tham gia, nhiều người trong số họ không hề tỏ ra khinh ghét mà trái ngược lại, chỉ bảo tận tình như trên đây đã đề cập.
Tạm kết
Rõ ràng, hậu quả nhãn tiền của việc game thủ, đặc biệt là những người chơi có ý thức quay lưng lại với làng game Việt sẽ là việc làng game sẽ khó lòng có thể tiến lên được. Thị trường game nội địa sẽ là nơi hàng loạt những sản phẩm chỉ phục vụ cho “trẻ trâu”, những người vô ý thức, đơn giản vì những “game thủ lịch sự” đều đã bỏ đi.
Đặc biệt là khi làng game Việt sắp tới là nơi không ít sản phẩm bom tấn đổ bộ, thì câu chuyện ý thức chơi game online của người Việt một lần nữa lại là một vấn đề không mới, nhưng cũng sẽ chẳng bao giờ cũ cả.
Theo VNE
Việt Nam hiện đang có tới hơn 20 lò sản xuất game
Hiện tại làng game Việt Nam đang phát triển mạnh và chúng ta có thể hi vọng trong thời gian tới game thủ có thể mơ tới những sản phẩm thuần Việt đỉnh cao.Trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy được có khá nhiều tựa game thuần Việt được giới thiệu trên thị trường với đủ mọi đề tài cũng như thể loại. Mặc dù chưa có những sản phẩm chất lượng cao có thể vươn lên tầm nổi tiếng được nhiều người biết tới nhưng cũng tồn tại không ít trò chơi sở hữu lối chơi hấp dẫn đáng chú ý.
Theo khảo sát của GameK thì hiện tại có tới hơn 20 công ty sản xuất game đang hoạt động tại Việt Nam, chưa kể tới những doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại mảnh đất hình chữ S cũng hoạt động trong lĩnh vực lập trình trò chơi điện tử. Trong số đó, có thể kể tới những cái tên đáng chú ý như JOY Entertainment với Chiến Binh CS và game bóng đá mới là Amazing Kick, hay Emobi Games với 7554, 2112, Đại Minh Chủ hoặc các đơn vị phát triển của các đại gia là FPT Online, VNG...
Có thể thấy rằng xu hướng của các game thuần Việt hiện nay đang tập trung vào mảng game online trên di động. Nguyên nhân khá đơn giản khi việc lập trình những sản phẩm nhỏ tốn ít công sức hơn nhưng lại có thể đem lại thành công lớn, một phần cũng bởi số lượng người sử dụng smartphone tại mảnh đất hình chữ S ngày một đông hơn.
Ngoài ra, những game di động cũng dễ dàng tiếp cận những game thủ nước ngoài hơn, khi các nhà sản xuất chỉ cần đưa sản phẩm lên AppStore hoặc Google Play hay một số các chợ ứng dụng nổi tiếng. Sau đó tự mua quảng cáo hoặc có chiến lược marketing riêng để thu hút người chơi chứ không cần có NPH kết hợp như các game trên PC, khá lằng nhằng rắc rối, nhiều phát sinh.
Nhìn chung, hiện tại làng game Việt Nam đang phát triển khá mạnh và chúng ta có thể hi vọng trong thời gian tới game thủ sẽ được trải nghiệm những sản phẩm thuần Việt đỉnh cao trên PC chứ không còn chỉ là những game nhỏ trên điện thoại như hiện nay nữa.
Theo VNE
Việt Nam hiện nay có tới hơn 20 lò sản xuất game Hiện tại làng game Việt Nam đang phát triển mạnh và chúng ta có thể hi vọng trong thời gian tới game thủ có thể mơ tới những sản phẩm thuần Việt đỉnh cao. Trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy được có khá nhiều tựa game thuần Việt được giới thiệu trên thị trường với đủ mọi đề tài cũng...