Người lập ‘ống heo online’ cho bạn trẻ Việt
Huy mong muốn bạn trẻ coi Finhay như một ‘ống heo online’, có tiền thừa thãi thì bỏ sang đó nhằm tối ưu hóa khoản tiền nhàn rỗi của mình, và tạo dựng thói quen tích lũy vào đó.
Nghiêm Xuân Huy, ông chủ của “ống heo online” Finhay – XUÂN NGUYÊN
Nghiêm Xuân Huy, người sáng lập Finhay – một nền tảng đầu tư vi mô cho giới trẻ giúp tiết kiệm thông minh và đầu tư với số tiền chỉ từ 50.000 đồng, vừa được tạp chí Forbes vinh danh là một trong những gương mặt trẻ dưới 30 tuổi xuất sắc nhất năm 2020 của châu Á.
Mô hình đầu tư siêu nhỏ
Sang Úc du học từ năm 17 tuổi ở ĐH Sydney, Nghiêm Xuân Huy (quê Hà Nội, 28 tuổi) chọn ngành tài chính, kế toán và marketing để theo đuổi. Tốt nghiệp ĐH, Huy khởi nghiệp bằng một công ty công nghệ, sau đó làm việc cho Tập đoàn tài chính AMP.
Một lần nọ, Huy chợt lóe lên ý tưởng về con số “50.000 đồng” do bản thân lúc đó đang có nhu cầu về việc tiết kiệm và đầu tư vào các sản phẩm tài chính. Huy nghĩ: “Tại sao giới trẻ Việt đi làm, hằng tháng lĩnh lương xong, trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt, số tiền còn lại vẫn nằm trong tài khoản thanh toán ngân hàng một cách nhàn rỗi mà không mang lại một lợi ích nào? Tại sao lại không thể tiết kiệm hay đầu tư dù chỉ bằng một khoản tiền nhỏ?”…
Thời điểm đó trong nước chưa có một mô hình đầu tư siêu nhỏ nào như vậy. Quá hào hứng với ý tưởng này, Huy bắt đầu làm một khảo sát về việc với 50.000 đồng thì bạn trẻ Việt Nam sử dụng vào việc gì, thì nhận được kết quả chủ yếu để chi tiêu, như mua một tô phở, một ly trà sữa…
Video đang HOT
Đầu năm 2017, Finhay – một sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo trong mảng công nghệ tài chính – đã ra đời, với cái tên mang ý nghĩa là “tài chính hay ho”. Trở thành một nền tảng đầu tư vi mô cho giới trẻ Việt, Finhay tập trung vào bạn trẻ từ 25 – 28 tuổi, lứa tuổi đã tốt nghiệp đi làm và thường gặp khó khăn về cách thức chi tiêu, tiết kiệm do thiếu kiến thức về tài chính.
Finhay sẽ giúp bạn trẻ tiếp cận các quỹ tài chính tại Việt Nam để tiết kiệm thông minh và đầu tư với số tiền chỉ từ 50.000 đồng. Đến thời điểm này, Finhay đã được rót hàng triệu USD từ các nhà đầu tư như Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt, Insignia Venture Partners, H2 Ventures và nhà đồng sáng lập Acorns.
Tối ưu hóa dòng tiền nhàn rỗi
Nói về sản phẩm của mình, Nghiêm Xuân Huy cho biết: “Tôi mong muốn Finhay sẽ giúp bạn trẻ tạo dựng thói quen tích lũy tiền lẻ, gầy dựng và bảo vệ gia sản một cách thông minh. Chỉ cần tải ứng dụng về điện thoại, người dùng có thể dễ dàng quản lý gia sản của mình. Các bạn có thể chọn mục Tiết kiệm, Đầu tư hoặc Bảo hiểm, với số tiền từ 50.000 đồng trở lên. Khoản tiền này sẽ chảy vào các công ty quản lý quỹ gồm VietFund, Techcom Securities, Bảo Việt, SSI, IPA… Các chuyên gia tài chính tại các quỹ này sẽ thực hiện việc đầu tư vào thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu và trả về cho bạn một số Chứng chỉ quỹ (CCQ) tương ứng với số tiền bạn đã đầu tư. Khi quỹ hoạt động tốt, số CCQ của bạn sẽ có giá trị cao hơn và ngược lại. Khi bạn muốn rút tiền, Finhay sẽ gửi lệnh yêu cầu bán lại CCQ, thu về tiền mặt. Finhay sẽ chuyển khoản tiền đó đến tài khoản ngân hàng đã định danh của người dùng”. Ngoài ra, thông qua Finhay, bạn trẻ cũng có thể mua sắm điện tử tại nhiều trang thương mại và được hoàn tiền. Tiền hoàn đó được tái tiết kiệm hoặc tái đầu tư.
Nhờ có 9 năm kinh nghiệm khởi nghiệp và làm việc trong lĩnh vực tài chính ở Úc, ông chủ của Finhay đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn rất cao từ Úc khi thành lập và vận hành Finhay. Ví dụ, việc đăng ký doanh nghiệp, góp vốn, đóng thuế môn bài được chuẩn chỉ từ ban đầu. Hằng năm, công ty đều được kiểm toán bởi Big4, một trong 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới.
Sau 3 năm hoạt động, dữ liệu của Finhay cho thấy bạn trẻ sử dụng Finhay chủ yếu phân bổ cho 2 nhu cầu là tiết kiệm và đầu tư, trong đó có một số dùng cả mục bảo hiểm.
“Vì là mô hình mới nên lúc đầu tôi cũng lo ngại gặp phải các rào cản về thói quen, nhận thức, chưa kể là dễ bị đánh đồng với các mô hình không lành mạnh. Đến nay tôi rất vui khi nhận được sự phản hồi tích cực và ngày càng có nhiều bạn trẻ tham gia. Không chỉ vậy, các bạn dành khá nhiều thời gian đọc và tìm hiểu về tài chính cá nhân tại trang thông tin của Finhay. Tôi cũng nhận được nhiều tin nhắn cảm ơn vì nhờ Finhay, các bạn biết cách sử dụng đồng tiền hơn, biết giải bài toán về chi tiêu tích lũy”, Huy chia sẻ.
Huy mong muốn bạn trẻ coi Finhay như một “ống heo” online, có tiền thừa thãi thì bỏ sang đó nhằm tối ưu hóa khoản tiền nhàn rỗi của mình, và tạo dựng thói quen tích lũy vào đó.
Nói về kế hoạch trong thời gian tới, Huy cho biết đội ngũ của anh sẽ tiếp tục nâng cấp sản phẩm, tích hợp với các đối tác tài chính, thêm thành viên với mục tiêu tiếp theo là trở thành ứng dụng không thể thiếu trên điện thoại thông minh của người dùng Việt Nam.
Hơn 100 nhà khoa học viết thư ngỏ phản đối điều chuyển 1 viện trưởng
Các nhà khoa học ngôn ngữ trong nước và quốc tế không đồng tình trước thông tin được cho là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ điều chuyển công tác GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ.
114 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã nhất loạt ký tên phản đối trong bức thư chung gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Bức thư nêu ra thời kỳ khó khăn của Viện Ngôn ngữ học cùng những bước phát triển về mặt nghiên cứu và hợp tác quốc tế cho đến hiện tại.
Những kết quả này, theo nhóm các nhà khoa học "là nhờ vào tâm huyết và khả năng tổ chức thuyết phục của lãnh đạo Viện, trong đó có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp".
Đồng thời, các nhà khoa học cũng liệt kê những đóng góp cá nhân của GS. Hiệp đối với ngành Ngôn ngữ học Việt Nam và đề nghị lãnh đạo Viện Hàn lâm hãy cân nhắc hậu quả của việc xáo trộn tổ chức, xem xét lại dự kiến điều chuyển GS Hiệp qua công tác ở một viện khác.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Bức thư khẩn do các nhà nghiên cứu đến từ Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cũng nhấn mạnh lo ngại về "sự liên tục và ổn định trong hợp tác quốc tế với các nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế giới có thể sẽ bị đứt gãy".
GS James Martin (ĐH Sydney, Úc), một GS hàng đầu của trường phái ngôn ngữ học chức năng hệ thống hiện nay nhìn nhận GS Hiệp đã "làm xuất sắc vai trò của mình trong những năm qua, góp phần làm tăng năng lực nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam qua các khoá tập huấn và hội thảo có tương tác với các đồng nghiệp quốc tế. Viện Ngôn ngữ học phải được dẫn dắt bởi một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực này".
Ở trong nước, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chuyên gia về Ngôn ngữ học và Văn hóa học đánh giá, sự việc này đã cho thấy những biến động liên quan đến Viện ngôn ngữ học không phải chỉ là chuyện của riêng Viện mà rộng hơn thế.
Theo GS Thêm, thời điểm GS Hiệp làm Viện trưởng của Viện Ngôn ngữ từ năm 2012 là năm rất khó khăn của khi nhiều cán bộ có trình độ cao đã đến tuổi nghỉ hưu, trong khi cán bộ trẻ lại chưa hội đủ kinh nghiệm lẫn chuyên môn để thay thế.
Trong 7 năm, Viện Ngôn ngữ học cũng đã làm được rất nhiều việc quan trọng mà lớn nhất là "nâng cao vị thế của ngôn ngữ học nước nhà trên trường quốc tế. Điều đó thể hiện thông qua những công bố quốc tế và tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học quốc tế với sự tham gia của những nhà ngôn ngữ học danh tiếng trên thế giới như GS. James Martin".
GS Thêm cho rằng, những kết quả như vậy không phải viện nào cũng làm được và không phải viện trưởng nào cũng có thể làm được.
"Cho nên, dự định điều chuyển nhân sự của lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dường như không phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cộng đồng ngôn ngữ học", GS Thêm nhận định.
Còn theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, việc điều chuyển này nếu diễn ra sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết phân tích hiệu quả đối ngoại phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ cá nhân. Mặt khác, người thay thế nếu thuộc chuyên môn khác sẽ rất khó, bởi "đã là viện nghiên cứu, người đứng đầu phải đúng chuyên môn".
Thúy Nga
Khát vọng cống hiến cho đất nước của trí thức trẻ Việt trên thế giới Từ 3 châu lục khác nhau, 4 trí thức trẻ này cùng tề tựu cùng với hơn 200 đại biểu trở về từ khắp nơi trên thế giới để trao đổi, thảo luận và đưa ra các đề xuất vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Trở về quê hương với các nghiên cứu khoa học giá trị, Tiến sĩ Nguyễn...