Người lao động nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Gần 13 triệu người lao động (NLĐ) và 38.000 đơn vị sử dụng lao động sẽ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Việc giải ngân gói hỗ trợ được đẩy nhanh trong 1,5 tháng, bắt đầu từ 1.10.
Sẽ có khoảng gần 13 triệu NLĐ được nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN. Ảnh THU HẰNG
Đây là thông tin ông Lê Hùng Sơn, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết ngày 28.9.
Lao động ngừng việc từ năm 2020 đến nay vẫn được nhận hỗ trợ
Theo ông Lê Hùng Sơn, ngày 24.9, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116 về chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động về chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
BHXH Việt Nam là một trong những đơn vị phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ này. Cùng với các chính sách hỗ trợ từ các gói hỗ trợ khác của Chính phủ sẽ giúp cho NLĐ và cả NSDLĐ có điều kiện vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, ổn định sản xuất và quan trọng là doanh nghiệp (DN) có cơ hội để tái tạo công ăn việc làm, thu nhập cho NLĐ.
Về đối tượng thụ hưởng, ông Sơn cho hay hiện có khoảng gần 15 triệu người đang tham gia BHTN. Tuy nhiên, có khoảng gần 2 triệu NLĐ trong cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên không được hưởng chính sách hỗ trợ, nên sẽ có khoảng gần 13 triệu NLĐ và 38.000 đơn vị sử dụng lao động được thụ hưởng các chính sách này.
Trong đó, NLĐ được hỗ trợ 30.000 tỉ và NSDLĐ được được giảm mức đóng từ 1% xuống 0% vào quỹ BHTN trong 12 tháng (số dự kiến sẽ giảm là trên 8.000 tỉ đồng).
Đặc biệt, NLĐ đang tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc ngừng việc trong khoảng thời gian từ ngày 1.1.2020 đến ngày 30.9.2021 (khoảng 2,5 triệu người) vẫn được hưởng chính sách.
Về quy trình thủ tục, BHXH Việt Nam cho biết, đối với 38.000 đơn vị sử dụng lao động được giảm đóng từ 1% xuống 0% vào Quỹ BHTN trong thời gian 12 tháng (từ 1.10.2021 đến 30.9.2022) sẽ không phát sinh thủ tục hành chính. Cơ quan BHXH căn cứ vào dữ liệu trên phần mềm Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, hàng tháng sẽ in ra bảng đối chiếu thanh toán số phải thu nộp. Trên bảng thanh toán đó chúng tôi sẽ loại trừ khoản đóng 1% vào quỹ BHTN của DN.
Đối với 13 triệu NLĐ, cơ quan BHXH sẽ dựa trên nền tảng dữ liệu công nghệ thông tin (CNTT) hiện có để xác định người hưởng gói hỗ trợ bằng mã số định danh tham gia BHTN và xác định thời gian tham gia BHTN. Tất cả các thông tin này đã sẵn sàng trong hệ thống dự liệu công nghệ thông tin của ngành BHXH Việt Nam.
NLĐ nhận tiền hỗ trợ qua tài khoản cá nhân
Một trong những vấn đề mà NLĐ quan tâm là cách thức chi trả hỗ trợ như thế nào. Ông Lê Hùng Sơn thông tin: “Đối với NLĐ hiện đang tham gia BHTN tại DN, chúng tôi sẽ chi trả qua tài khoản cá nhân. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc chi trả chính sách hỗ trợ cho NLĐ qua tài khoản vừa đảm bảo kịp thời, minh bạch đến tận tay NLĐ vừa đáp ứng chủ trương không dùng tiền mặt của Chính phủ cũng như đảm bảo tốt việc phòng, chống dịch Covid-19, tránh tiếp xúc trực tiếp”.
Thay vì chi trả bằng tiền mặt, gói hỗ trợ lần này sẽ trả tiền hỗ trợ vào tài khoản cho NLĐ. Ảnh HOÀNG PHƯƠNG
Theo ông Sơn, NLĐ đang làm việc tại DN chỉ cần cung cấp cho DN số tài khoản cá nhân; còn với những thông tin liên quan đến nhân thân cá nhân như số chứng minh nhân dân/căn cước công dân và thời gian tham gia BHTN của NLĐ cơ quan BHXH sẽ in sẵn ra để NLĐ đối soát.
Đối với những trường hợp đặc biệt, NLĐ không thể mở được tài khoản cá nhân, cơ quan BHXH sẽ chi trả qua doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự kịp thời và minh bạch, BHXH Việt Nam khuyến nghị NLĐ nên nhanh chóng mở tài khoản cá nhân qua hệ thống các ngân hàng để có thể nhận được nhanh nhất và chính xác nhất.
Đối với NLĐ bảo lưu thời gian tham gia BHTN từ 1.1.2020 đến nay, những NLĐ đã ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động không ở DN, đã về các địa phương sẽ được cơ quan BHXH tỉnh, huyện sẵn sàng tiếp nhận đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ của NLĐ, không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Dự kiến hoàn thành chi trả trong tháng 11
Theo ông Sơn, đối với 1 chính sách hỗ trợ mà diện người được hưởng lớn như vậy (gần 13 triệu NLĐ, 38.000 DN), nếu không có nền tảng dữ liệu CNTT thì vừa khó đảm bảo về tiến độ và vừa khó đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên, với nền tảng của BHXH Việt Nam như hiện nay thì đây là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của việc chi trả các chính sách hỗ trợ này.
Để đảm bảo công khai, minh bạch, trong tổ chức thực sẽ sự giám sát công tác tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của cấp uỷ chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đơn vị đại diện cho NLĐ, NSDLĐ và đông đảo nhân dân
Mặc dù Chính phủ yêu cầu triển khai thực hiện gói hỗ trợ này trong 3 tháng (từ 1.10-31.12.2021), song đại diện BHXH Việt Nam khẳng định với nền tảng CNTT của ngành, BHXH các địa phương sẵn sàng về nguồn dữ liệu, về lực lượng, con người, nguồn kinh phí để phục vụ việc triển khai, chi trả các chính sách hỗ trợ đảm bảo về đích sớm hơn.
“Bộ LĐ-TB-XH dự kiến tiến độ triển khai các chính sách hỗ trợ trong 1,5 tháng, nhưng BHXH Việt Nam sẽ cố gắng hoàn thành sớm hơn nếu như DN và NLĐ tích cực phối hợp với cơ quan BHXH. Về phía BHXH Việt Nam công tác triển khai đã sẵn sàng, nhưng có khó khăn nhất định là khoảng 2,5 triệu lao động đang bảo lưu BHTN hiện nay đang tản mạn về các địa phương. Chính vì thế, NLĐ thuộc đối tượng này cần chủ động liên hệ với cơ quan BHXH cấp tỉnh, huyện. Đây là nhân tố quyết định việc có hoàn thành việc triển khai gói hỗ trợ đúng tiến độ”, ông Sơn nói.
Quỹ BHTN vẫn đảm bảo cân đối dài hạn
Ông Lê Hùng Sơn cho biết, hiện kết dư của Quỹ BHTN là hơn 90.000 tỉ, khi trích ra 38.000 tỉ để triển khai gói hỗ trợ này, Quốc hội và Chính phủ cũng đã xem xét rất kỹ đến khả năng cân đối Quỹ trong dài hạn. Với đánh giá tác động và dự báo tình hình, Quỹ BHTN sẽ đảm bảo cân đối trong dài hạn và đủ để chi trả trong điều kiện diễn biến tình hình như hiện nay.
Với số tiền giảm đóng này, DN sẽ có thêm chi phí sử dụng cho công tác phòng chống dịch tại DN cho NLĐ, đầu tư vào sản xuất kinh doanh góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho NLĐ. DN giống như một cây xanh, khi được chăm sóc tốt sẽ tạo ra quả ngọt để cả DN và NLĐ cùng được hưởng.
Người lao động thụ hưởng gì từ khoản chi 30.000 tỷ đồng vừa được duyệt?
Sau khi UB Thường vụ Quốc hội thông qua đề xuất hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bằng nguồn của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, hôm nay, Chính phủ sẽ có nghị quyết cụ thể thực hiện chính sách.
Tổng mức hỗ trợ 38.000 tỷ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp bất thường của UB Thường vụ Quốc hội chiều 24/9 xem xét, thông qua Nghị quyết số 3 (Ảnh: Quốc Chính).
Theo tinh thần Nghị quyết số 3 của UB Thường vụ Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành chiều tối qua, 24/9, nhà nước sẽ hỗ trợ một lần bằng tiền chi từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Chính phủ đã đề xuất 2 nhóm đối tượng người lao động được hỗ trợ.
Nhóm thứ nhất là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm chính sách có hiệu lực thi hành (trừ người lao động đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
Nhóm thứ hai là người lao động đã dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc từ ngày 1/1/2020 (thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam) đến thời điểm ban hành chính sách có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của Luật Việc làm, trừ người hưởng lương hưu hàng tháng.
UB Thường vụ quốc hội giao cho Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết trên nguyên tắc đảm bảo kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sau khi thực hiện các chính sách không thấp hơn 2 lần tổng các khoản chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
Theo ước tính của Bộ LĐ-TB&XH, 12,8 triệu người lao động được thụ hưởng chính sách. Con số này tương đương số người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh trên cả nước (bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm) trong quý II/2021.
Tổng mức hỗ trợ đã được UB Thường vụ Quốc hội biểu quyết, thông qua lần này là 30.000 tỷ đồng, lấy từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp năm 2020.
Dự kiến, mức hỗ trợ với những người lao động được thụ hưởng chính sách là từ 1,8 - 3,3 triệu đồng/người.
Tiền hỗ trợ sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện đảm bảo thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng và trực tiếp đến đối tượng thụ hưởng dựa trên cơ sở dữ liệu hiện có; hỗ trợ trực tiếp thông qua tài khoản cá nhân.
Trường hợp người lao động chưa có tài khoản ngân hàng, bảo hiểm xã hội sẽ phối hợp với các ngân hàng thương mại hỗ trợ lập tài khoản cho người lao động. Những trường hợp còn lại sẽ chi trả thông qua người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương.
Thời gian hoàn thành việc hỗ trợ cho người lao động được UB Thường vụ Quốc hội chốt lại, chậm nhất đến hết ngày 31/12/2021.
Chính sách giảm đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng với người sử dụng lao động. Như Nghị quyết số 3 UB Thường vụ Quốc hội vừa thống nhất ban hành chiều tối qua, 24/9, người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày 1/10 đến hết ngày 30/9/2022 với tổng số tiền tính khoảng 8.000 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành việc thực hiện giảm đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động chậm nhất đến hết ngày 30/9/2022.
Đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ công bằng
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình đề xuất chính sách trước UB Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Quốc Chính).
Cơ sở đề xuất chính sách hỗ trợ mới lần này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phân tích, đại dịch Covid-19 qua 4 đợt bùng phát, nghiêm trọng nhất là đợt dịch thứ tư, kéo dài từ cuối tháng 4 đến nay, đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và việc làm, thu nhập của người lao động. Thu nhập, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, nhất là công nhân trong các khu công nghiệp phải dừng hoạt động, công nhân trong các khu vực nhà trọ, phụ nữ nuôi con nhỏ và những người bị nhiễm bệnh phải thực hiện cách ly,...
Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến thị trường lao động vô cùng lớn, đặc biệt trong tháng 7 và tháng 8, đã làm "tê liệt" một bộ phận không nhỏ thị trường lao động phía Nam nơi có thị trường lao động sôi động nhất, thu hút nhân lực lớn nhất của cả nước. Sự dịch chuyển lao động một cách tự phát từ thành thị về nông thôn cuối tháng 7 và tháng 8 vừa qua cho thấy khả năng chịu đựng, chống lại với dịch bệnh của người lao động cũng như doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và đặt ra nhiều hệ lụy phải khắc phục nhằm phục hồi thị trường lao động trong thời gian tới.
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, có sự hỗ trợ từ ngân sách, tính an toàn hiện tại khá cao, kết dư lớn (tính đến hết năm 2020 là 90.0000 tỷ). Trong khi đó hàng chục triệu người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp.
Do vậy, việc sử dụng một phần kết dư của Quỹ để hỗ trợ người lao động và giảm mức đóng cho người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp gặp nhiều khó khăn là cần thiết và là giải pháp tình thế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Nguồn hỗ trợ này nhằm góp phần chia sẻ khó khăn, ổn định đời sống, duy trì việc làm; giảm bớt chi phí đối với người sử dụng lao động để duy trì chuỗi cung ứng.
Bộ trưởng Lao động cũng nhấn mạnh yêu cầu với sử dụng khoản hỗ trợ này là đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ và công bằng đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, việc xác định tổng mức hỗ trợ, mức hưởng, đối tượng hưởng dựa trên thực tế kinh phí kết dư và tình hình thu - chi của Quỹ, đảm bảo an toàn và tăng trưởng Quỹ.
Việc thực hiện chính sách cũng phải đặt trong cân đối tổng thể chung các nguồn lực của Nhà nước, các quỹ, các nguồn hỗ trợ khác; có tính tới sự khác biệt và ưu tiên một số đối tượng, lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch. Theo đó, nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ không hỗ trợ đối tượng thuộc đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đơn vị đặc thù.
Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là thực hiện hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo đơn giản, kịp thời và công khai, minh bạch.
Thời gian qua, nhiều chính sách chưa có tiền lệ đã được ban hành, liên quan đến hoạt động phòng chống dịch Covid-19. Nghị quyết 68 ngày 1/7 của Chính phủ cùng nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động đã được cộng đồng ghi nhận.
Đến nay, nhà nước đã thực hiện việc hỗ trợ gần 12.300 tỷ đồng cho hơn 16,9 triệu đối tượng, trong đó, hỗ trợ trên 4,57 triệu người lao động tự do và các đối tượng đặc thù với kinh phí gần 6.300 tỷ đồng và gần 77.000 hộ kinh doanh.
Dành 30.000 tỷ đồng bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động khó khăn UB Thường vụ Quốc hội đồng ý cho Chính phủ sử dụng một phần kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 (30.000 tỷ đồng) để hỗ trợ người lao động. Người sử dụng lao động được giảm mức đóng Quỹ về 0%. Chiều 24/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp bất thường...