Người làm trong ngành nào dễ bị rối loạn tâm thần?
Những loại bệnh trầm cảm, lo âu… phần lớn rơi vào những người hoạt động trí não nhiều.
Trí thức là đối tượng dễ mắc rối loạn tâm thần
Theo ông Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, trí thức chính là những người có nguy cơ bị tâm thần cao nhất. Thực tế, có rất nhiều người là kĩ sư, giáo viên, nhà báo, doanh nhân… có năng lực tinh thần, trí tuệ cao đã bị những cú sốc, stress tâm lí lớn… biến họ thành bệnh nhân tâm thần.
Những loại bệnh trầm cảm, lo âu… phần lớn rơi vào những người hoạt động trí não nhiều. Ai cũng có thể mắc chứng tâm thần, chứ không chỉ giới trí thức. Nhưng trí thức có trình độ, giao lưu thông tin rộng nên biết bệnh sớm. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh tâm thần và người thân giấu nhẹm vì sợ xung quanh biết nhà có người tâm thần.
Bác sĩ Phương cho biết, trầm cảm cũng là một loại rối loạn tâm thần.
Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm đó là những người nất mát người thân. Người li dị, sống độc than, thiếu sự hỗ trợ chăm sóc từ xã hội, cộng đồng, tiền sử gia đình có người bị trầm cảm, lạm dụng rượu và các chất ma túy, thay đổi môi trường sống, thay đổi công việc, thất nghiệp, hoặc có các bệnh cơ thể mạn tính, bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, xung đột cá nhân trong các mối quan hệ.
Video đang HOT
Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới 2 lần, ở người phụ nữ: sự thay đổi hormon ở lứa tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, bị sảy thai, giai đoạn mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Bác sĩ Phương chỉ ra rằng, trầm cảm là một rối loạn rất phổ biến trong dân số, nhưng chỉ có tỉ lệ thấp được phát hiện và điều trị theo đúng chuyên khoa. Tuy nhiên rối loạn trầm cảm là rối loạn có thể chữa được để bệnh nhân ổn định và tái hòa nhập với xã hội. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời với sự hợp tác tối tốt của người bệnh, gia đình và cộng đồng để bệnh nhân tuân thủ điều trị hoàn toàn có thể.
Việc phát hiện và điều trị trầm cảm cần có sự phối hợp của tất cả các chuyên khoa, và cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình của người bệnh, từ phía cộng đồng.
Bản thân người bệnh cũng hãy chủ động trò chuyện với những người thân xung quanh khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu người bệnh được chia sẻ giúp đỡ sẽ có cuộc sống ổn định, tốt đẹp hơn, cũng như giúp cho xã hội phát triển và tốt đẹp hơn.
Theo Danviet
Để điện thoại trong túi quần sẽ giết chết tinh binh
Theo bác sĩ Lê Vương Văn Vệ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, để điện thoại di động vào túi quần cực kỳ nguy hiểm.
Để điện thoại trong túi quần quá 10h/ngày sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Lê Vương Văn Vệ cho biết, để điện thoại di động trong túi quần thực sự là điều cần báo động. Nó là kẻ thù vô hình gây ra hiện tượng loãng tinh trùng ở nam và suy giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.
Bác sĩ Vệ cho biết, ông gặp đa số những cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn đều sử dụng điện thoại. Thậm chí, nam giới đều có thói quen để điện thoại trong túi quần, gần khu vực sản xuất tinh trùng.
TS Vệ cảnh báo, nguyên nhân gây vô sinh đa phần đều từ cuộc sống hiện đại, khi con người ta chịu quá nhiều stress, ảnh hưởng của các thiết bị điện tử, đặc biệt từ chiếc điện thoại di động.
Trường hợp của anh Nguyễn Văn Thành, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội là điển hình. Anh Thành là thợ điện ở một khách sạn. Công việc buộc anh tiếp xúc nhiều với bức xạ điện và các thiết bị thu phát sóng. 3 năm cưới nhau, vợ chồng anh không có con. Khi đi khám bác sĩ cho biết, anh bị yếu tinh trùng.
Trong khi đó, cách đây 11 năm, anh Thành từng có quan hệ tình dục với bạn gái và người đó đã có thai với anh hai lần nhưng do điều kiện chưa cho phép nên họ quyết định bỏ thai. Đến nay, sau khi nghe bác sĩ nói về tình trạng tinh binh của mình, anh tỏ ra khá bất ngờ.
Theo chuyên gia, có nhiều cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn đều sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài
Không chỉ riêng anh Thành, anh Nguyễn Tú, trú tại Thịnh Liệt, Hà Nội cho biết hơn 10 năm sử dụng điện thoại là từng ấy thời gian anh để điện thoại ở túi quần.
Khi đi khám nam khoa, bác sĩ thấy chất lượng tinh trùng của anh rất kém. 60% tinh trùng di chuyển chậm và tinh trùng dị dạng. Bác sĩ khuyên anh tránh xa bia rượu và bỏ thói quen để điện thoại trong túi quần, ăn uống thêm các thực phẩm tốt cho tinh trùng. Chỉ 1 tháng sau số lượng tinh trùng tăng hơn hẳn.
Một trường hợp khác là anh Nguyễn Văn Sơn, Hà Nam chia sẻ: "Tôi và vợ lấy nhau được 13 năm. Chuyện chăn gối của chúng tôi vẫn bình thường. Cô ấy làm trực điện thoại cho một hãng taxi còn tôi kinh doanh vật liệu xây dựng. Chúng tôi vẫn khám sức khỏe định kì tại bệnh viện tỉnh và cả hai đều hết sức bình thường nhưng không hiểu sao dù không dùng biện pháp tránh thai nào mà đến giờ chúng tôi vẫn không thể có con. Mẹ và vợ tôi đã sốt ruột và nhờ đến thầy cúng rất nhiều lần, chịu bao tốn kém nhưng điều đó càng làm tôi chán nản. Nhiều đêm vợ tôi khóc lóc bảo rằng: do cô ấy và cô ấy tình nguyện bỏ tôi để tôi tìm đến hạnh phúc mới, có con nối dõi cho gia đình".
Anh Sơn cũng cho biết, vợ chồng anh đều sử dụng điện thoại di động tới trên 10 tiếng/ngày.
Nói về thói quen để điện thoại trong túi quần, TS Vệ cho biết sóng điện thoại cũng ảnh hưởng đến cả phụ nữ, khiến phụ nữ giảm ham muốn tình dục.
Theo Danviet
Nữ doanh nhân nhập viện tâm thần vì nghiện... tình dục "Nhiều người đến với tôi, nuông chiều tôi nhưng cuối cùng họ cũng ra đi. Có đêm, tôi nằm vật vã vì nhớ hơi đàn ông", nữ doanh nhân chia sẻ. Vì nghiện tình dục, nữ doanh nhân sinh ra trầm cảm. (Ảnh minh họa) Ngày 7/4 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là ngày Sức khỏe tâm...