Người kiện bà Phương Hằng có quyền đòi “đền bù thiệt hại”… 1.000 tỷ đồng?
Theo luật sư, nguyên đơn có quyền đưa ra con số về yêu cầu bồi thường thiệt hại, có thể 1.000 tỷ đồng hoặc thậm chí cao hơn. Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, tài liệu để chấp nhận hay không.
TAND Quận 1 (TPHCM) vừa thụ lý vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do bà Lê Thị Giàu (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây) kiện bà Nguyễn Phương Hằng (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam).
Trong đơn khởi kiện, bà Giàu cho rằng mình bị bà Phương Hằng livestream vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Từ đó, bà chủ công ty Bình Tây yêu cầu bà Hằng bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần cho mình số tiền 1.000 tỷ đồng.
Bà Phương Hằng bị kiện đòi bồi thường với số tiền “khủng”.
Với số tiền yêu cầu bồi thường “khủng” trên, nhiều người quan tâm nguyên đơn phải tạm đóng bao nhiêu tiền án phí.
Trong vụ ly hôn nghìn tỷ giữa vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải đóng án phí lên tới 8,1 tỷ đồng.
Một thẩm phán đang công tác tại TPHCM cho biết, theo điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 (quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án), người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
Video đang HOT
Với quy định này, trong trường hợp khởi kiện liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín như trường hợp của bà Giàu không phải chịu án phí sơ thẩm. Vì vậy, dù nguyên đơn kiện đòi 1.000 đồng hay đòi hơn 1.000 tỷ đồng vẫn không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Như vậy, trường hợp tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Giàu thì bà vẫn được miễn án phí.
Ngoài án phí, còn một số tranh cãi về việc một người có thể cầu mức bồi thường ra sao.
Theo luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội), danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân là quyền nhân thân bất khả xâm phạm được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ. Khi có căn cứ cho rằng nó bị người khác xâm phạm thì cá nhân đó có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình.
Theo nội dung vụ việc, bà Giàu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có phần yêu cầu bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Về phần này, Bộ luật dân sự năm 2015 liệt kê đó là những thiệt hại như chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và những thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định thêm về một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xâm phạm phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở, tức như hiện nay thì không quá 14,9 triệu đồng.
Hiện nay nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa tổng số tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân bị xâm phạm và một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần.
Về phần yêu cầu bồi thường tổn thất về vật chất, trong quá trình giải quyết vụ án, bà Giàu sẽ phải đưa ra những căn cứ để chứng minh những thiệt hại mà bà cũng như thương hiệu, công ty của bà phải gánh chịu, để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại.
Cũng theo luật sư Tú, nguyên đơn có quyền đưa ra con số về yêu cầu bồi thường thiệt hại, có thể 1.000 tỷ đồng hoặc thậm chí cao hơn. Khi xét xử, tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, tài liệu thu thập được để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu này.
Lý giải căn cứ đưa ra con số bồi thường “khủng”, bà Giàu cho biết sẽ lý giải, chứng minh thiệt hại trong quá trình giải quyết vụ án.
Tăng mức phạt gấp 10 lần với hành vi chì chiết trong gia đình
Bộ Công an đề xuất phạt 5-10 triệu đồng với người lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình, trong khi mức hiện hành cao nhất là một triệu đồng.
Đây là nội dung dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình đang được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp trong hai tháng, từ 21/5. Khi có hiệu lực, nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 167/2013 hiện hành.
Trong phạm vi gia đình, mức phạt tối đa được đề xuất tăng hơn 20 lần thành 10-20 triệu đồng với người có hành vi tiết lộ hoặc sử dụng phương tiện thông tin phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Mức tăng tương tự cũng áp dụng với người không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, với tiền phạt 10-20 triệu đồng (hiện hành 1,5-2 triệu đồng).
Tiền phạt tối thiểu cũng tăng 5 lần thành 5-10 triệu đồng (hiện hành 100.000-300.000 đồng) với người cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gặp gỡ người thân, bạn bè; không cho thành viên thực hiện quyền làm việc hoặc tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp.
Luật sư Đặng Văn Cường giải thích về các hành vi trong dự thảo
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường, cho rằng việc tăng mức phạt là phù hợp vì Nghị định cũ ra đời đã gần 10 năm. Hơn nữa, mức phạt cao cũng tạo sức nặng răn đe để nhiều người "thấy đó mà sợ, không dám vi phạm".
Theo luật sư, đời tư cá nhân ngày càng được tôn trọng và pháp luật bảo vệ nên dự thảo nghị định đã tăng mức phạt lên rất cao. Chẳng hạn, bố mẹ tự ý đăng ảnh con cái lên mạng xã hội để khi con không đồng ý, đó cũng là vi phạm. Người vợ nếu chửi chồng bằng những động từ mạnh, ngôn từ thậm tệ hoặc "cằn nhằn" ngày này qua ngày khác cũng bị coi là có hành vi chì chiết thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, ông Cường cho rằng những hành vi này rất khó để bị xử phạt bởi hiếm gia đình nào tự đi tố cáo nhau. Bộ Công an cần quy định cụ thể hơn nữa về các hành vi, hoàn cảnh, trường hợp và cách phổ biến để người dân được tiếp cận nhiều và hiểu hơn.
Người kích động tình dục bị đề xuất phạt 20-30 triệu đồng
Điều 52 dự thảo đề xuất tiền phạt tối thiểu với người kích động tình dục, lạm dụng thân thể với thành viên gia đình không phải vợ chồng tăng 40 lần, thành 20-30 triệu đồng (mức hiện hành 500.000-1 triệu đồng).
Mức phạt 5-10 triệu đồng sẽ áp dụng với người đánh đập gây thương tích cho thành viên trong gia đình (mức hiện hành 1-1,5 triệu đồng). Cha mẹ nếu buộc con chứng kiến cảnh bạo lực gây ra với người khác, con vật sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng (mức hiện hành 300.000-500.000 đồng).
Ai ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng (mức hiện hành cao nhất 300.000 đồng). Đây cũng là mức phạt áp dụng với người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn.
Ngoài ra, các hành vi khác về bạo lực gia đình trong dự thảo cũng tăng mức phạt gấp nhiều lần so với nghị định hiện hành.
KDL Đại Nam thua lỗ, ông Dũng lò vôi vẫn "hốt bạc" với nghề này Mặc dù Công ty cổ phần Đại Nam ghi nhận các khoản thua lỗ triền miên, nhưng ông Dũng "lò vôi" vẫn "hốt bạc" với ngành nghề xây dựng và dịch vụ. Công ty cổ phần Đại Nam được thành lập tháng 3/1996, tiền thân là Công ty cổ phần phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ. Chủ tịch Hội đồng quản trị...