Người khuyết tật: Tình dục là… xa xỉ?
Người khuyết tật Việt Nam vướng vào những định kiến “khiếm khuyết thì không có hoặc không đáng có đời sống tình dục”.
Định kiến “vô dục”
Theo bà Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội (ISDS), người khuyết tật NKT thường bị coi là vô dục hoặc thiếu khả năng tình dục nên tình dục của họ thường bị gia đình hoặc người chăm sóc bỏ qua. Đối với những người không hoàn hảo về mặt cơ thể, mọi người thường cho rằng, việc nghĩ đến tình dục là một điều xa xỉ, không phù hợp.
Phụ nữ khuyết tật càng không nên kết hôn vì không thể làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ. Tình yêu của NKT cũng thường bị dị nghị. Một người không khuyết tật lấy NKT thì thường bị đàm tiếu rằng đang đào mỏ hoặc có “vấn đề” nên mới chấp nhận như vậy.
Nhu cầu tình dục của NKT thường bị gia đình hoặc người chăm sóc bỏ qua – Ảnh minh họa: internet
Nghiên cứu NKT tại 4 tỉnh của Viện đã chứng tỏ nếp nghĩ này rất phổ biến: Tùy theo từng dạng khuyết tật, từ 19-80,4% người dân cho rằng NKT không nên lập gia đình; từ 32,2-89,7% người dân cho rằng phụ nữ khuyết tật không nên có con, vì họ sẽ không thể nuôi dưỡng con cái, họ sẽ làm tăng gánh nặng cho chính bản thân và cả gia đình và con cái của họ có thể bị khuyết tật “di truyền”. Vì những thái độ này, 47% NKT ở độ tuổi 18 trở lên không kết hôn.
Chị Đinh Thị M (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị khuyết tật vận động, chân cao chân thấp, mặt lại có một cái bớt đen to. Bố chị luôn coi chị như “cục nợ”, còn mẹ nghĩ chị là “nghiệp chướng” của cả nhà. Để kiếm sống, chị tìm một góc phố bán trà đá từ năm 15 tuổi. Thi thoảng cũng có vài chàng trai trêu ghẹo, khiến chị bối rối.
Thấy vậy, bố bàn bạc với mẹ, nên cho chị đi “triệt sản” để tránh hậu họa. Từ đó, chị luôn mặc cảm với cơ thể khiếm khuyết của mình, không bao giờ dám tơ tưởng đến chuyện yêu đương. Nhưng trong lòng chị vẫn có một giấc mơ…
Video đang HOT
Thiếu cơ sở chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Ông Đào Soát – Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam cho biết: Trong hội của ông có nhiều trường hợp người bình thường muốn lấy vợ, lấy chồng nhưng không “đi đến đâu” vì gia đình ngăn cấm. Còn 2 người mù lấy nhau cũng bị gia đình ngăn cản.
Họ cho rằng, đã không tự chăm sóc được bản thân, giờ cưới thêm một NKT nữa thì sẽ tăng gánh nặng cho người thân. Gia đình còn cho rằng 2 người mù lấy nhau, sinh con cũng không biết đường chăm sóc con, hơn nữa, đứa con cũng dễ bị mù, gánh nặng sẽ chồng chất.
Nhiều cặp sau khi lấy nhau phải bỏ nhà ra đi. Chính ông Soát cũng nhiều lần phải đứng ra tư vấn cho hội viên cả nam và nữ về sức khỏe tình dục, kỹ năng tình dục vì họ yêu nhau mà chẳng biết “mần ăn” thế nào trong khi sách chữ nổi về sức khỏe tình dục không có, họ lại không nhìn được, càng chẳng dám hỏi ai…
Trong khi nhu cầu tình dục của NKT là chính đáng và thiết yếu thì tất cả các chính sách dành cho NKT vẫn chỉ xoay quanh vấn đề tạo việc làm, sức khỏe hay học nghề… chứ chưa từng hỏi về nhu cầu giải trí, hôn nhân hay yêu đương của họ.
Không được hướng dẫn về sức khỏe tình dục nên trong buổi hội thảo về đối phó với kỳ thị do ISDS tổ chức tuần trước tại Hà Nội, khi được hỏi “tình dục là gì”, NKT đưa ra những câu trả lời rất ngây ngô: “Để sinh con”, tình dục là “giao hợp”.
“Những quan điểm này khiến NKT không dám mơ tưởng tới tình dục. Trong khi đó, nếu được hướng dẫn kỹ năng, ai cũng có thể tìm thấy khoái cảm cho mình” – bà Hồng nhận định.
Không chỉ thiếu hụt thông tin sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục dành cho NKT mà các cơ sở y tế cũng thiếu phương tiện, cơ sở hạ tầng thân thiện với NKT. Ví dụ như không có thang máy, bàn khám sản phụ khoa quá cao là một thách thức đối với NKT vận động, mù… Thái độ của cán bộ y tế cũng chưa thực sự thông cảm với NKT, còn có những câu nói, hành động khiến họ bị tổn thương…
Theo alo
Người khuyết tật khổ chuyện chăn gối
Cũng có nhu cầu sinh hoạt tình dục như người lành lặn, song người khuyết tật bị mất một phần cơ thể nên luôn gặp trở ngại trong hạnh phúc lứa đôi.
Tâm sự với các bác sĩ nam học trong hội thảo khoa học về vấn đề này diễn ra cuối tuần qua tại TP HCM, anh Minh Cường ở quận Tân Phú cho biết, kể từ sau tai nạn giao thông khiến anh phải tháo khớp cả hai chân, chuyện chăn gối trở thành "tháo mồ hôi".
"Vợ tôi có hợp tác nhưng 'thế thần' mất hết. Không có hai chân, tôi không biết bám víu vào đâu. Điều này khiến tôi mất tự tin và dần chán chuyện chăn gối", anh Cường nói.
Người khuyết tật vẫn có những khao khát tình dục như người lành lặn nhưng họ luôn gặp trở ngại - Ảnh: Cao Lâm
Mang nỗi khổ mất cả hai tay do tai nạn lao động xảy ra cuối năm 2010, anh Thụy nhà ở quận Bình Thạnh cho biết, chuyện gần gũi vợ đã không còn được như xưa mặc dù nhu cầu vẫn còn.
"Mặc cảm là chủ yếu, bởi không còn tay, sự mạnh mẽ gần như không còn nữa. Tôi thấy mình như vô dụng, như chỉ biết hưởng thụ. Chuyện ấy giữa tôi với vợ vì thế cũng ít dần và không hề thoải mái", anh Thụy nói.
Không chỉ "thưa dần" như trường hợp anh Cường, anh Thụy, Nguyễn Huy nhà ở Hóc Môn cho biết, anh với vợ gần như ly thân từ sau khi anh bị bỏng xăng.
"Tôi vẫn yêu thương vợ, nhưng mỗi lần chúng tôi bên nhau, nhìn thấy những vết co kéo da gần chỗ kín của tôi, vợ tôi khẽ thở dài rồi ôm tôi khóc. Mọi thèm muốn trong tôi cũng tan biến luôn. Dần dần tôi không còn đề nghị gần nhau nữa. Hạnh phúc cũng nhạt dần", anh Huy tâm sự.
Không chỉ người bị tai nạn mất đi một phần thân thể, hạn chế trong quan hệ tình dục, những người di chứng sau cơn ốm, bệnh tim mạch, tiểu đường cũng cảm thấy mình yếu ớt hơn.
"Tôi nói tôi đã hoàn toàn bình phục, vợ tôi lại cứ e dè vì nghĩ rằng tôi đã thông tim sau nhồi máu cơ tim là không thể gắng sức", bệnh nhân 38 tuổi nhà ở Trảng Bàng, Tây Ninh, nói.
Thống kê của Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng tỉnh Tây Ninh, cho thấy đến 40% người bị di chứng tai biến, chấn thương sọ não gặp trở ngại trong quan hệ tình dục. Lý do chủ yếu là vì "đối tác" e ngại vợ hoặc chồng của mình sẽ bị bệnh nặng lên.
Giáo sư Mathew K.Yau, chuyên gia trị liệu người tàn tật, Đại học James Cook, Australia, cho rằng đời sống tình dục cho người tàn tật chỉ có thể được thỏa mãn khi có sự hợp tác từ đối tác. Chính thái độ của vợ hoặc chồng sẽ khiến người còn lại hoặc tự tin hơn, hoặc mặc cảm hơn.
"Sự điều chỉnh về giá trị, thái độ, ước muốn, kỹ thuật và quan trọng nhất là sự hỗ trợ, hiểu biết và hợp tác từ người bên kia luôn giúp người tàn tật hoàn tất tốt 'công việc' của mình", ông Mathew K.Yau nói.
Cũng theo giáo sư Mathew K.Yau, ngoài tầm quan trọng của đối tác, người tàn tật cần được các bác sĩ chú ý hơn đến chuyện đời sống tình dục của họ để từ đó hướng dẫn cách quan hệ điều độ, đúng cách, thay vì cứ chăm chăm cho rằng "yêu" là có hại, không tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Trung tâm chỉnh hình - phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động TP HCM, cho rằng để tránh thiệt thòi với người khuyết tật, việc giáo dục kiến thức cho họ và những người quanh họ, tránh nạn lãnh cảm, kỳ thị xa lánh là hoàn toàn cần thiết.
Định hướng tình dục, sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật, theo các chuyên gia, cần phải được thực hiện ngay tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật một cách cụ thể, từ tư thế hợp lý, đến những biện pháp quan hệ an toàn.
Những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường vừa điều trị, đặc biệt người mắc bệnh ở tuổi trung niên vốn chuyện chăn gối đã bắt đầu "xuống dốc", cần được các bác sĩ nam khoa tư vấn cách điều trị và sinh hoạt phù hợp.
Theo alo
Đào tạo nghề miễn phí Trường ĐH Văn Lang thông báo tuyển sinh 60 chỉ tiêu cho khóa lập trình viên dành cho học viên khuyết tật vận động và đã tốt nghiệp THPT. Các khóa đồ họa và họa viên kiến trúc, tin học cho người khiếm thị, tin học cho người khiếm thính tuyển không giới hạn số lượng. Tham gia chương trình này, học viên...