Người khuyết tật được sát hạch để cấp phép lái ôtô
Thông tư 12 của Bộ Giao thông lần đầu tiên đưa ra các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe ôtô cho người khuyết tật, trong đó có nội dung chi tiết về tiêu chuẩn sức khoẻ.
Ảnh minh họa
Từ ngày 1/6, cơ quan nhà nước cho phép các cơ sở đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe hạng B1 (ôtô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) số tự động cho người khuyết tật, với điều kiện học viên phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan.
Về tiêu chuẩn sức khỏe, người lái xe hạng B1 phải khai đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ, sau đó mới được khám 8 chuyên khoa lâm sàng như tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (phụ nữ có thêm khoa thai sản).
Video đang HOT
Quy định về sức khoẻ không cho phép những trường hợp sau đây được điều khiển xe: Người rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý; thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10; rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở.
Những người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay, một bàn chân, một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được phép lái xe.
Theo lãnh đạo Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Đông Đô, rất nhiều người khuyết tật có mong muốn được học lái xe vì sức khỏe cũng như năng lực của họ cho phép làm việc này. “Nhiều trường hợp chỉ bị khiếm khuyết rất nhỏ và họ vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường như những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, do không có quy định đặc thù, nên chưa trường hợp người khuyết tật nào được đào tạo và cấp bằng”, vị này nói.
Đoàn Loan
Theo VNE
Chính phủ yêu cầu rà soát vị trí trạm BOT
Cơ quan chức năng dự kiến xây dựng chính sách miễn giảm chung cho người dân sống gần các trạm thu phí BOT, và sẽ xử lý nghiêm những ai cố tình gây rối an ninh trật tự.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình vừa yêu cầu Bộ Giao thông chủ trì, phối hợp với các bên liên quan rà soát lại việc bố trí các trạm thu phí BOT trên toàn quốc; có phương án giải quyết thỏa đáng quyền và lợi ích của người dân khu vực lân cận các trạm này.
Bộ Giao thông cũng được giao khẩn trương triển khai thu phí không dừng theo quy định của Thủ tướng, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn thì đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo lên Chính phủ.
Bộ Công an và các địa phương có biện pháp xử lý nghiêm đối với những người cố ý gây rối an ninh trật tự và an toàn giao thông trên địa bàn.
Nhiều xe tài dàn ngang tại trạm thu phí Tam Nông (Phú Thọ) để phản đối thu phí tháng 3/2017. Ảnh: Anh Duy
Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Đối tác công tư (Bộ Giao thông), đơn vị sẽ cùng các bộ ngành, nhà đầu tư, ngân hàng xây dựng một chính sách chung, theo hướng sẽ miễn giảm cho người dân xung quanh trạm thu phí theo khoảng cách và mức độ. Chẳng hạn cách trạm thu phí bao nhiêu km sẽ được miễn hoàn toàn, cách bao nhiêu km sẽ được miễn 70%, 50% hay 20% mức phí.
Thời gian qua, người dân khu vực ở một số trạm thu phí cầu Bến Thủy (Vinh), Lương Sơn (Hòa Bình), Cầu Rác (Hà Tĩnh)... đã phản ứng về vị trí đặt trạm thu phí bất hợp lý, gây khó khăn cho người dân lưu thông trên tuyến.
Đoàn Loan
Theo VNE
Không chỉ định thầu với dự án đường cao tốc Bắc Nam Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trong thông báo kết luận tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành. Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, một trong những đoạn đường thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam...