Người khuyết tật có được cấp giấy phép lái xe?
“Những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh nếu đáp ứng được chức năng vẫn được phép lái xe”.
Một ngày sau khi Bộ Y tế công bố dự thảo Thông tư liên tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi: “Liệu người khuyết tật, mất chức năng vận động có được cấp giấy phép lái xe?”
Chúng tôi liên hệ trực tiếp với cơ quan soạn thảo thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe.
Người bị liệt vẫn được cấp giấy phép lái xe máy
Trao đổi với phóng viên ông Lê Tuấn Đống, Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, người bị liệt 1 tay hoặc 1 chân trở lên nếu đáp ứng khả năng vận động vẫn được lái xe.
Đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho rằng, dự thảo về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe đưa ra lần này mở hơn rất nhiều cho người khuyết tật.
“Những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh nếu đáp ứng được chức năng vẫn được phép lái xe”.
Chẳng hạn, người mất hoàn toàn khả năng vận động 1 chi, cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay, 1 bàn chân không đáp ứng chức năng vận động nhưng lắp được bàn tay, bàn chân giả và đáp ứng khả năng vận động vẫn đủ tiêu chuẩn để lái xe. Ngược lại, nếu có dụng cụ hỗ trợ vẫn không đáp ứng thì chắc chắn sẽ bị loại.
Trong trường hợp, những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh vẫn đáp ứng được chức năng thì họ được phép lái xe.
Video đang HOT
Theo ông Đống, trước đây Bộ Y tế đã xây dựng bộ tiêu chuẩn sức khỏe riêng cho người tàn tật điều kiển phương tiện giao thông nhưng rất phức tạp, hơn nữa đã là con người phải bình đẳng.
“Làm sao để không phân biệt người khuyết tật hay người lành. Người khuyết tật và người lành lặn phải có quy định sức khỏe trong cùng một thông tư”, Trưởng phòng Phục hồi chức năng chia sẻ.
Ông Thân Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, Dự thảo lần này có những quy định mở hơn so với quy định hiện hành.
Ưu điểm của Dự thảo về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe lần này đơn giản rất nhiều cho nhân dân, người khuyết tật, mở ra cơ hội cho người khuyết tật được phép lái xe.
“Những người khuyết tật mòn mỏi chờ bằng lái xe sẽ có thêm cơ hội nếu dự thảo được thông qua”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam chia sẻ.
Người “chấm phẩy” không được lái ôtô
Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên không được lái xe.
Cụ thể: So 2 tay nếu tay dài, tay ngắn và so 2 chân với nhau nếu chân ngắn, chân dài với khoảng cách 5cm sẽ không được không được lái xe.
“Người chân thò, chân thụt, chân tập tễnh, người đi chấm phẩy không được lái xe ô tô”, ông Đống nói.
Đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh lý giải, người điều khiển xe ô tô sẽ rất khó khăn nếu tay ngắn, tay dài hoặc chân ngắn, chân dài. Nếu người chân dài, chân ngắn phải gò gối, ảnh hưởng đến lái xe.
Trong trường hợp, cụt cả 3 ngón của 1 bàn tay kể cả có dùng hỗ trợ mà không đáp ứng được thì không được cấp phép lái xe.
“Nếu đáp ứng được yêu cầu vận động thì nên nới lỏng cho những người khuyết tật. Tai nạn giao thông chủ yếu là do ý thức chứ không phải tai nạn giao thông do sức khỏe yếu”, ông Đống bày tỏ.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ GTVT soạn thảo Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới. Quy định sẽ nêu rõ các đối tượng nào đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông, những người khuyết tật đáp ứng được các tiêu chuẩn sức khỏe quy định vẫn có thể thi lấy giấy phép lái xe.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, tiêu chuẩn về sức khỏe người lái xe được đưa ra rất chi tiết theo 9 chuyên khoa gồm: tâm thần, thần kinh, mắt, tai-mũi-họng, tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, nội tiết, thuốc và các chất hướng thần khác.
“Hiện nay các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên đều có có đủ năng lực, thiết bị y tế để kiểm tra sức khỏe cho người lái xe. Do đó, người dân nên đòi hỏi thầy thuốc khám đúng chất lượng và quy trình chuyên môn. Bộ cũng chỉ đạo và yêu cầu kiểm tra sát sao việc cấp giấy chứng nhận sức khỏe”, ông Khuê nói.
Ông Khuê cũng thừa nhận, hiện nay vẫn còn tình trạng khám sức khỏe chưa đầy đủ, lẫn lộn với bán giấy giám sức khỏe giả. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm túc để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Bắc Ninh: Tiêm nhầm vaccine cho 31 phụ nữ có thai
Cán bộ y tế Trung tâm Y tế Từ Sơn, Bắc Ninh đã tiêm vaccine DPT (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván) thay vì tiêm chủng vắc xin AT Uốn ván) cho 31 phụ nữ có thai.
Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Y tế có sai sót và xem xét hình thức kỷ luật vì tiêm nhầm vắc-xin cho 31 phụ nữ có thai
Cán bộ y tế Trung tâm Y tế Từ Sơn, Bắc Ninh đã tiêm vắc-xin DPT (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván) thay vì tiêm chủng vắc xin AT Uốn ván) cho 31 phụ nữ có thai. (Ảnh minh họa)
Trước đó, ngày 20/12/2014, tại Trạm Y tế xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đã xảy ra sai sót trong việc tiêm vắc-xin DPT (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván) thay vì tiêm chủng vắc- xin AT (Uốn ván) cho 31 phụ nữ có thai.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia đầu ngành về tiêm chủng, miễn dịch, dị ứng, sản khoa, nhi khoa đã họp tham khảo ý kiến của chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới và kết luận việc tiêm chủng vắc-xin DPT không ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi vì đây là vắc-xin bất hoạt và không gây dị dạng cho thai nhi.
Phản ứng nếu có thể xảy ra đối với bà mẹ chủ yếu là phản ứng tại chỗ như sưng, nóng đỏ đau. Thành phần uốn ván trong vắc-xin DPT vẫn có tác dụng phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh như sử dụng vaccine AT.
Cho đến nay trên thế giới không ghi nhận số liệu nào báo cáo về phản ứng và ảnh hưởng của vaccine DPT cho phụ nữ có thai và thai nhi.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mặc dù không gây ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi nhưng đây là sai sót trong thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế, để xử lý nghiêm sai sót trên, Bộ Y tế đã đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh tiến hành kiểm tra, xử lý vụ việc và xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sai sót này.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo Chương trình tiêm chủng mở rộng, các đơn vị chuyên môn, hỗ trợ, hướng dẫn y tế địa phương kiểm tra sức khỏe và tình trạng thai nhi của các phụ nữ này.
Hiện, tất cả các bà mẹ bị tiêm nhầm vắc-xin đều bình thường. Ngày 22/12, Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh đã tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ y tế có sai sót và xem xét hình thức kỷ luật.
Được biết, cán bộ y tế bị đình chỉ công tác là Phó Trạm trưởng Tạm y tế xã Tương Giang.
Trước đó, ngay sau khi sự việc được phát hiện, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp cùng với Bộ Y tế mời các chuyên gia đầu ngành về địa phương tư vấn và khám xét cho các thai phụ này. Trong đó, có chuyên gia của Bệnh Viện Phụ sản Trung ương đã tư vấn, trả lời những thắc mắc của các thai phụ nên các thai phụ cũng đã an tâm.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Bác sĩ nhiễm Ebola vẫn tử vong dù đã tiêm "thần dược" Một bác sĩ hàng đầu của Liberia đã tử vong vì nhiễm Ebola dù trước đó, bệnh nhân này đã được sử dụng thuốc thử nghiệm Zmapp, loại thuốc đã khiến một số bệnh nhân trước đó hồi phục. Tiến sĩ Abraham Borbor, Phó trưởng khoa tại một cơ sở y tế hàng đầu của Liberia, là 1 trong 3 bác sĩ người...