Người không uống rượu vẫn có thể bị tổn thương gan do cồn
Một số loại vi khuẩn trong ruột sản sinh ra cồn chính là tác nhân gây ra những tổn thương gan ngay cả khi bạn không uống rượu.
Lá gan khỏe mạnh (bên trái), với gan nhiễm mỡ do cồn hoặc không do cồn (bên phải). (Ảnh: Eranicle/Shutterstock)
Nhà nghiên cứu Jing Yuan và các đồng sự từ Viện Dịch tễ học Trung Ương Trung Quốc đã nghiên cứu tình trạng của một bệnh nhân NALFD dạng nặng. Người này thậm chí mắc hội chứng “nhà máy bia tự động” (ABS – auto brewery syndrome) khiến bệnh nhân có thể say bất cứ lúc nào và phải chịu đựng nhiều triệu chứng như nôn mửa, mệt mỏi, tê liệt sau khi ăn đồ có hàm lượng đường cao.
ABS là hội chứng gây ra rất nhiều sự phiền phức bởi bệnh nhân có thể bị say bất cứ lúc nào. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới quan hệ với người xung quanh mà còn kéo theo hàng loạt các triệu chứng như khó chịu, nôn mửa, tê liệt, mệt mỏi mãn tính cùng nhiều tác dụng phụ khác của hội chứng nghiện rượu.
Không chỉ thế, hội chứng này đôi khi cũng khiến bệnh nhân bị bắt khi lái xe vì nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định. Điển hình là vụ một giáo viên 35 tuổi (Mỹ) được thẩm phán kết luận vô tội sau khi cô chứng minh mắc hội chứng “nhà máy bia tự động” chứ không hề uống rượu lúc cầm lái xảy ra vào khoảng cuối năm 2015.
Hiện nay, người bị ABS thường được điều trị bằng cách hạn chế carbohydrate, đường và sử dụng thuốc chống nấm. Những biện pháp này tuy không chữa khỏi hoàn toàn, song cũng giúp giảm nhẹ triệu chứng để cuộc sống bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn.
Nguyên nhân gây ra hội chứng “nhà máy bia tự động” thường được cho là xuất phát từ nhiễm khuẩn nấm men, tuy nhiên bệnh nhân lại không hề có biểu hiện nhiễm khuẩn và cũng không hề phản ứng với các liệu pháp điều trị nấm.
Theo Fox News, hội chứng “nhà máy bia tự động” là căn bệnh hiếm gặp trong đó loại nấm men Saccharomyces cerevisiae làm lên men thức ăn ở dạ dày, sản sinh ra ethanol, một thành phần của bia, rượu vang cùng các loại đồ uống có cồn khác. (Ảnh: health.howstuffworks.com)
Tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, Yuan phát hiện loại cồn gây say cho bệnh nhân thực chất đến từ vi khuẩn trong ruột.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi vi khuẩn có thể tạo ra nhiều rượu như vậy”, Yuan và các đồng sự bày tỏ sự kinh ngạc.
Video đang HOT
Đồng thời, Yuan cũng nhấn mạnh: “Khi cơ thể bị quá tải và không thể phân hủy chất cồn do những vi khuẩn này tạo ra, bệnh gan nhiễm mỡ có thể được hình thành và phát triển thành bệnh ngay cả khi người bệnh không sử dụng rượu”.
Qua xét nghiệm mẫu chất thải của các bệnh nhân mắc ABS, các nhà nghiên cứu xác định nguyên nhân là giống vi khuẩn đường ruột Klebsiella pneumonia.
Quá trình gây bệnh cho gan từ vi khuẩn của các bệnh nhân mắc ABS. (Ảnh: iflscience)
Theo nghiên cứu, hầu hết ai cũng có vi khuẩn K.pneumonia trong hệ tiêu hóa, nhưng phần lớn chúng chỉ sản sinh một lượng cồn rất nhỏ. Trong khi đó, lượng cồn do giống vi khuẩn sản sinh được Yuan tìm thấy trong ruột bệnh nhân NAFLD cao gấp 6 lần bình thường.
Yuan phát hiện 60% người Trung Quốc mắc bệnh NALFD đều có khuẩn K.pneumonia sản xuất lượng cồn trong ruột lớn đáng kể, dù hiếm khi đủ để hình thành dấu hiệu ngộ độc. Hay nói cách khác, cứ trên 7 người sẽ có một người chưa cần uống rượu đã mắc bệnh gan do cồn tự sản sinh trong ruột.
Nhằm chứng minh vai trò của gây bệnh NAFLD của loại cồn này, Yuan đã tiến hành thử nghiệm đưa các chuỗi khuẩn K. pneumonia lên men cao vào cơ thể của chuột và thấy lượng mỡ tích tụ trong gan chúng tăng lên chỉ sau một tháng. Và sau một tháng tiếp theo, gan của chúng đã hình thành sẹo – dấu hiệu gan gặp thương tổn nghiêm trọng. Tuy nhiên, dấu hiệu này cuối cùng đã ngừng hẳn sau khi khuẩn K.pneumonia bị loại bỏ khỏi cơ thể chuột.
“NAFLD là một bệnh không đồng nhất và có thể có nhiều nguyên nhân”, Yuan nói thêm.
Những nghiên cứu này cho thấy vi khuẩn K. pneumonia rất có thể là một trong số đó. Đồng thời cũng thực hiện để xác định liệu vi khuẩn lên men này có thực sự ảnh hưởng đến mọi đối tượng hay không và tìm liệu pháp chữa trị bên cạnh biện pháp giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
Lam Anh
Theo thoidai
Thực phẩm cần tránh nếu bị gan nhiễm mỡ
Thịt đỏ, thực phẩm chế biến, rượu,... là những thứ chúng ta cần tránh nếu bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ đơn giản có nghĩa là có quá nhiều chất béo trong gan, điều này có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này. Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh. Một số thực phẩm dưới đây có liên quan đến sự phát triển và tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ mà chúng ta nên tránh, theo Mrhealthyfrog.
Rượu
Rượu là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh gan khác. Uống rượu quá mức gây hại cho gan do độc tố tích tụ, khiến gan không thể phân giải chất béo đúng cách; chất béo sau đó tích tụ trong gan dẫn đến bệnh.
Uống rượu quá mức gây hại cho gan. Ảnh: Internet
Thực phẩm chiên
Thực phẩm chiên thường chứa chất béo bão hòa và có hàm lượng calo cao không tốt cho gan. Một lối sống ít vận động kết hợp với ăn nhiều thực phẩm chiên có thể tích tụ chất béo cao hơn trong cơ thể. Chính vì thế, chúng ta có thể hấp hoặc luộc thức ăn thay vì chiên để bảo vệ cơ thể.
Thực phẩm chiên thường chứa chất béo bão hòa và có hàm lượng calo cao không tốt cho gan. Ảnh: Internet
Muối
Tiêu thụ nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao và tổn thương gan. Cắt giảm lượng muối đến giới hạn lý tưởng là không quá 1.500 mg mỗi ngày đối với hầu hết người trưởng thành, đặc biệt đối với những người bị huyết áp cao đã được chứng minh là cải thiện huyết áp, cũng như sức khỏe của gan và tim.
Tiêu thụ nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao và tổn thương gan. Ảnh: Internet
Thịt đỏ
Người bị gan nhiễm mỡ cũng không nên ăn thịt nhiều, đặc biệt là các loại thịt đỏ, vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, nên có thể dẫn đến sự gia tăng chất béo và calo trong cơ thể. Chính vì thế, người bị gan nhiễm mỡ có thể thay thế thịt đỏ bằng cá tươi trong chế độ ăn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe của mình.
Ăn nhiều thịt đỏ có thể dẫn đến sự gia tăng chất béo và calo trong cơ thể. Ảnh: Internet
Thực phẩm chế biến
Phần lớn thực phẩm chế biến là không lành mạnh. Thực phẩm chế biến thường chứa nhiều chất béo và calo. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến có thể gây tổn thương gan, tổn thương tim và thậm chí dẫn đến đột quỵ.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến có thể gây tổn thương gan. Ảnh: Internet
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Những việc không nên làm sau khi uống bia rượu Rượu bia và các loại đồ uống có cồn nói chung gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Các bác sĩ đã khuyến cáo rằng, uống rượu không chỉ làm tổn thương gan, làm đau dạ dày mà còn có tác động lớn đến não và tim, thậm chí uống rượu còn có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Dưới...