Người khởi xướng thử thách dội nước đá đã qua đời
Ngày 22/11, Patrick Quinn, người đồng sáng lập thử thách dội nước đá “ Ice Bucket Challenge”, đã qua đời vì hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS).
Patrick Quinn (37 tuổi, Mỹ) được chẩn đoán mắc hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS) vào năm 2013. Ngay sau đó, anh tạo ra thử thách dội nước đá “Ice Bucket Challenge” trên mạng xã hội để quyên góp, tìm cách chữa trị căn bệnh hiếm gặp này.
“Chúng tôi rất buồn trước sự ra đi của Quinn. Anh đã truyền cảm hứng cho chúng tôi theo nhiều cách. Chúng tôi sẽ mãi nhớ lòng dũng cảm của anh ấy trong cuộc chiến chống lại hội chứng ALS”, trích bài đăng trên trang Quinn for the Win.
“Tôi rất đau buồn khi thành phố Yonkers mất đi võ sĩ, chiến binh và nhà vô địch Pat Quinn. Trong khi thế giới chỉ biết đến Quinn với tư cách là người đồng sáng lập ‘Ice Bucket Challenge’, thì tại New York, anh còn hơn thế nữa. Anh ấy đã chiến đấu đến phút cuối cùng vì sự tốt đẹp cho những người khác”, Mike Spano, Thị trưởng thành phố Yonkers, bang New York, chia sẻ.
Patrick Quinn – người đồng sáng lập thử thách Ice Bucket Challenge.
Thử thách dội nước đá yêu cầu mọi người ghi lại cảnh mình bị đổ xô nước đá lên cơ thể. Hoạt động này đã huy động được 220 triệu USD, theo Yonkers Times.
Hơn 20 triệu video thực hiện thử thách đã được đăng tải, trong đó có cả những người nổi tiếng như tỷ phú Bill Gates, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Ngay cả khi căn bệnh ALS đang tàn phá cơ thể của mình, Quinn vẫn giữ tinh thần tích cực đến cùng.
“Sẽ phải sống theo cách mới sau khi phẫu thuật mở khí quản. Nhưng cuộc đời mà, tôi phải chiến đấu thôi. Lần trước khi rời viện, tôi phải quay trở lại đó ngay chỉ sau 1 ngày do bị viêm phổi. Hôm nay là buổi phẫu thuật lần 2. Chúc tôi may mắn nhé. Hãy biết ơn vì mọi thứ trên cuộc đời này! Tất cả mọi thứ!”, Quinn đã viết trên trang cá nhân vào ngày 20/11.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tham gia thử thách dội nước đá. Ảnh: DailyMail.
Ngay trước khi qua đời, anh đã đến thăm trường cũ của mình – Đại học Iona – để tham gia sự kiện “Ice Bucket Challenge” cuối cùng.
Cộng đồng ALS Greater New York vinh danh Pat Quinn là một “nhân vật xuất chúng”.
Video đang HOT
“Pat Quinn, một người ủng hộ nhiệt tình và đồng sáng lập nên ALS ‘Ice Bucket Challenge’, đã giúp thay đổi cuộc chiến chống căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên, gây quỹ hàng trăm triệu USD và đem lại hy vọng mới cho bệnh nhân trên toàn thế giới”, cộng đồng này chia sẻ.
Đinh Văn K'rể - cậu bé tí hon phi thường viết nên câu chuyện cổ tích đẹp đẽ nhất về tình thầy trò nơi rẻo cao
Thông tin cậu bé tí hon nhỏ nhất Việt Nam Đinh Văn K'rể qua đời khiến nhiều người không khỏi xót xa, thương cảm. Nhưng hơn ai hết, người đau lòng nhất có lẽ chính là thầy Đặng Văn Cương - người đồng hành cùng cậu bé trên chặng đường gần 10 năm qua.
Vào chiều 09/11, thông tin về sự ra đi của cậu học trò đặc biệt Đinh Văn K'rể - cậu bé tý hon, nhỏ nhất Việt Nam khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, đau xót.
Cậu bé tí hon Đinh Văn K'rể được nhiều người yêu quý đã qua đời sau cơn đột quỵ bất ngờ vào ngày 05/11. Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng cậu học trò đặc biệt đã không qua khỏi.
Chuyện cổ tích về tình thầy trò nơi rẻo cao
Cậu bé tí hon K'rể là con thứ hai của vợ chồng anh Đinh Văn An và chị Đinh Thị Pia. Bất hạnh ập đến ngay từ khi em mới chào đời với thân hình chỉ dài khoảng 1 gang tay, sự sống với em thật yếu ớt. Nhưng rồi điều kỳ diệu đã đến, em vẫn sống sót diệu kỳ trong thân hình nhỏ bé ấy.
Theo thời gian, em dần lớn lên nhưng thân hình em vẫn cực kỳ nhỏ bé, dù em đã là cậu bé đã 9 tuổi nhưng chỉ nặng chưa đầy 4kg, cao vừa 60cm. Em được mọi người biết đến với cái tên "cậu bé tí hon".
K'rể khi sống cùng cha mẹ và anh chị trong buôn làng.
Với thân hình như vậy, việc đi lại, di chuyển đối với em đã là cực kỳ, khó khăn, vất vả, càng chưa nói đến việc em sẽ được đến lớp, vui đùa cùng bạn bè. Thế nhưng khi thầy Đặng Văn Cương xuất hiện, cuộc sống vốn gắn liền quanh cha mẹ, bản làng của em thực sự đã đổi thay.
Năm 2012, trong 1 lần tới thôn Gò Da vận động học trò đến trường, thầy Đặng Văn Cương lúc này đang là Hiệu trưởng Trường Tiểu học bán trú Sơn Ba đã gặp gỡ và biết đến cậu bé đặc biệt này. Câu chuyện cổ tích về tình thầy trò đẹp nhất vùng rẻo cao được viết nên từ đây.
K'rể trong vòng tay thầy Cương. Ảnh: Trần Mai.
Lần đầu thầy Cương gặp K'rể khi em đang được mẹ địu trên lưng, hình ảnh cậu bé dáng người nhỏ thó được mẹ đặt gọn trong chiếc bị khiến thầy Cương không khỏi chú ý.
Qua trò chuyện, thầy biết đến bệnh tình và hoàn cảnh gia đình em. Thầy động viên bố mẹ em và nói với gia đình cậu bé rằng hãy cứ nuôi đi, đến khi bé đủ tuổi đi học hãy đưa đến trường của thầy, nếu bé ở với thầy được một ngày thầy sẽ nuôi.
Câu chuyện cổ tích của thầy Cương và K'rể đã bắt đầu như thế.
Sau khi động viên gia đình đưa K'rể đến trường để em có thể hòa nhập được với mọi người, thầy Cương cũng đã giúp đỡ gia đình đưa em đi khắp các bệnh viện lớn kiểm tra sức khỏe.
Lúc này các bác sĩ kết luận K'rể bị bệnh Seckel (người lùn đầu chim) - một căn bệnh hiếm gặp trên thế giới. Căn bệnh lạ này chỉ mới ghi nhận được 10 trường hợp trên thế giới khiến em dù là cậu bé đã 9 tuổi nhưng chỉ nặng chưa đầy 4kg, cao vừa 60cm.
Tất cả sinh hoạt của cậu học trò đặc biệt đều được thầy Cương tự tay làm.
Cuộc sống của K'rể thay đổi hoàn toàn từ khi sống trong vòng tay yêu thương của người thầy. Nếu như trước đây, cậu bé rất sợ người lạ, chỉ sống với cha mẹ và người làng, thì từ khi được sống cùng bạn bè, anh chị thầy cô tại trường bán trú Sơn Ba đã thay đổi hoàn toàn.
Em được người thầy như cha chăm sóc từng bữa ăn, cầm tay dạy cho em từng nét chữ, dạy em hòa nhập với mọi người, dạy em kỹ năng sống. Từ 1 cậu bé nhút nhát, K'rể trở nên hoạt bát vui vẻ với mọi người. Và qua trọng hơn cả, em được sống trong tình yêu thương của thầy cô, anh chị.
Ai nấy đều hết mực yêu thương cậu bé đặc biệt này.
Cậu bé đặc biệt được chào đón, yêu thương trong vòng tay mọi người.
"Đến 2015, K-rể đã đủ tuổi đến trường, nhưng sau mấy lần vận động gia đình em vẫn e ngại, lo rằng em quá nhỏ không biết có học được không.
K-rể được biên chế vào lớp 1 nhưng trường hợp của em quá đặc biệt bởi em chưa nói được. Các bác sĩ cũng nói có thể em sẽ không học được vì nhiều bộ phận trên cơ thể em chưa phát triển đầy đủ, như răng của em không có, rất khó trong việc ăn uống hoặc em nhớ lúc này đấy nhưng về sau lại quên.
Thế nhưng chúng tôi muốn em được tiếp cận với việc học tập, đồng thời giáo dục một số kỹ năng sống thường ngày cho em, cho em có thể hòa nhập với cộng đồng" - thầy Cương nói về cậu học trò nhỏ.
Nụ cười vui vẻ của K'rẻ khi được đến trường, hòa nhập với cộng đồng.
Cậu bé tí hon qua đời và nỗi đau khôn nguôi ở lại với người thầy
Thầy Cương còn cho biết, vì K-rể dáng người đặc biệt nên mọi đồ dùng của em cũng đặc biệt, đồng phục của em phải đặt may theo số đo riêng. Đặc biệt, K'rể rất hoạt bát, hiếu động, em đều muốn mọi thứ của mình giống với mọi người, mọi người ăn như thế nào, em cũng muốn ăn như vậy, nhưng vì em không có răng nên đồ ăn phải nghiền nhỏ hơn.
Nhưng chỉ có 1 điều mà chỉ riêng K-rể mới có được chính là được ưu tiên ngủ cùng thầy Cương, để thầy tiện chăm sóc và dạy em nhiều kỹ năng trong việc sinh hoạt hàng ngày. Từ việc rửa tay, đến thay đồ, tắm gội, K-rể đều được thầy Cương hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện mỗi ngày.
Từ 1 cậu bé nhút nhát khi gặp người lạ, K'rể đã hoàn toàn thay đổi, hoạt bát, hiếu động hơn.
Từ 1 cậu bé nhút nhát, giờ đây K'rể trở nên hoạt bát, hiếu động hơn.
Chuyện cổ tích về tình thầy trò vùng rẻo cao cứ thế tiếp diễn. Thầy Cương thương yêu cậu học trò đặc biệt như con ruột, đi đâu cũng đưa K'rể đi cùng. Trong đó có những chuyến đi ra Hà Nội nhận giải thưởng vì những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của thầy. Gần như đi đến đâu K'rể cũng nhận được sự yêu thương từ mọi người.
Đáng quý hơn, những người trong gia đình thầy, đặc biệt là vợ thầy đã từ lâu coi K'rể như 1 thành viên trong gia đình.
Cậu bé tí hon Đinh Văn K'rể qua đời khiến những người yêu quý cậu bé nghị lực này không khỏi xót xa, thương cảm. Nhưng có lẽ, người đau long hơn cả chính là thầy Đặng Văn Cương - người đồng hành cùng cậu bé đặc biệt này trên chặng đường hơn gần 10 năm qua.
Theo thông tin trên Tuổi trẻ Online cho biết, vào ngày 05/11 vừa qua, khi đang ăn cơm tại nhà ăn trường, cậu bé bất ngờ bất tỉnh.
Ngay sau khi K'rể có những biểu hiện lạ, các thầy cô lập tức đưa em đến Bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi điều trị. Dù rất cố gắng nhưng đến sáng 09/11, K'rể đã không thể qua khỏi.
Thông tin trên VnExpress, Bác sĩ Trần Đình Điệp, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi cho biết, khi nhập viện K'Rể ngưng tim, ngưng thở, nhiễm trùng huyết, viêm não.
Ngay sau khi em qua đời, em đã được gia đình đưa về quê nhà xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Đi cùng em là những người thương yêu K'rể, trong đó có thầy Đặng Văn Cương - người nhiều năm chăm sóc và nuôi dưỡng K'rể.
Một đồng nghiệp của thầy Cương cho biết thầy đang rất buồn, hiện thầy đang cùng gia đình, đồng nghiệp đưa K'rể về làng của mình, nguồn trên cho biết thêm.
Người đàn ông trung niên ung dung ngồi trong lớp, ai cũng tưởng phụ huynh cho đến khi biết danh tính thì quá sốc Sự xuất hiện của một "nam sinh trung niên" trong lớp khiến những người xem ảnh không khỏi ngỡ ngàng. Một câu chuyện đặc biệt xảy ra ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, thành phố Hắc Long Giang đã thu hút sự chú ý của dư luận. Theo đó tại một trường cấp 3, trong khi cả lớp đang say sưa học thì...