Người khiếm thị đầu tiên tại châu Á chinh phục đỉnh Everest
Ông Trương Hoành, 46 tuổi, người Trung Quốc, đã leo lên đỉnh núi Everest từ phía Nepal, trở thành người đàn ông khiếm thị đầu tiên tại châu Á và là người khiếm thị thứ ba trên thế giới chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới.
Nhà leo núi người Trung Quốc Trương Hoành, người mù châu Á đầu tiên leo lên đỉnh Everest. Ảnh: scmp.com
Ông Trương Hoành đã hoàn tất hành trình lên ngọn núi cao 8.849 mét cùng với ba người hướng dẫn ngày 24/5 và đã trở lại trại nền – điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình chinh phục đỉnh Everest, ngày 27/5 vừa qua.
Chia sẻ với hãng tin Reuters (Anh), nhà leo núi người Trung Quốc cho biết: “Dù bạn khuyết tật hay bình thường, dù bạn mất thị lực hay không có chân hoặc tay, miễn là có quyết tâm mạnh mẽ, bạn luôn có thể hoàn thành một việc mà người khác không thể làm được”.
Ông Trương Hoành thừa nhận bản thân cảm thấy rất sợ khi không thể nhìn thấy đường đi và đôi khi bị ngã do không thể tìm được trọng tâm. Tuy nhiên, ông luôn tự nhủ dù khó khăn đến mấy cũng phải đối diện với thách thức, hiểm nguy bởi đây là ý nghĩa của bộ môn leo núi.
Video đang HOT
Sinh ra tại thành phố Trùng Khánh (Chongqing), ông Trương Hoành mất thị lực vào năm 21 tuổi do bệnh tăng nhãn áp. Lấy cảm hứng từ nhà leo núi khiếm thị người Mỹ Erik Weihenmayer từng chinh phục Everest năm 2001, ông Trương Hoành đã bắt đầu tập luyện với sự giúp đỡ của một người bạn chuyên hướng dẫn leo núi.
Nepal đã mở lại các đường lên núi Everest vào tháng 4 vừa qua sau khi đóng cửa vào năm ngoái do đại dịch COVID-19.
Hàng trăm nhà leo núi vẫn quyết chinh phục đỉnh Everest bất chấp dịch COVID-19
Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là mùa leo núi sẽ kết thúc, hàng trăm người vẫn quyết tâm chinh phục đỉnh Everest, bất chấp sự bùng phát của dịch COVID-19.
Đỉnh Everest nhìn từ đường đến Kalapatthar ở Nepal. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, ba nhóm thám hiểm tới Everest đã hủy kế hoạch leo núi trong tháng này sau khi có thông tin về việc nhiều người bị ốm. Tuy nhiên, 41 đoàn còn lại, gồm hàng trăm người leo núi và hướng dẫn viên, vẫn quyết định leo lên "nóc nhà thế giới" khi mùa leo núi sẽ kết thúc vào tháng 5, trước khi thời tiết xấu bắt đầu.
"Dù COVID-19 đã lan đến trại căn cứ Everest, nhưng nó vẫn chưa gây ra ảnh hưởng lớn nào như những tin đồn lan truyền bên ngoài ngọn núi. Chưa ai bị ốm nặng hoặc tử vong vì dịch bệnh như tin đồn", Mingma Sherpa, Giám đốc Quản lý Seven Summit Treks, công ty tổ chức thám hiểm lớn nhất tại đỉnh Everest. Với 122 nhà leo núi từ 10 đoàn chinh phục đỉnh Everest, công ty cho biết không có ai trong số những người này mắc bệnh nghiêm trọng.
Các quan chức Nepal cũng đã bác bỏ tin tức về các trường hợp mắc COVID-19 trên đỉnh Everest, dường như do lo ngại gây hỗn loạn trong trại căn cứ.
Vào tháng 4, một nhà leo núi người Na Uy trở thành người đầu tiên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 tại trạm căn cứ của Everest. Sau khi được trực thăng đưa tới Kathmandu, thủ đô Nepal, người này được điều trị và trở về nhà.
Hướng dẫn viên nổi tiếng người Áo Lukas Furtenbach là một trong những người quyết định hủy chuyến thám hiểm vào tháng này vì lo ngại COVID-19 sẽ lây lan giữa các thành viên trong đoàn leo núi.
Sau khi trở về từ Everest, anh Furtenbach ước tính trên 100 nhà leo núi và nhân viên hỗ trợ đã mắc COVID-19. Trong cuộc phỏng vấn vào tuần trước, hướng vẫn viên leo núi cho biết anh đã thấy nhiều người ốm trong trại căn cứ ở Everest và nghe thấy tiếng người ho trong lều.
"Tất cả các trường hợp mắc COVID-19 mà chúng tôi biết đã được xác nhận bởi các phi công cứu hộ, nhà cung cấp bảo hiểm, bác sĩ, các trưởng đoàn thám hiểm. Ít nhất 100 người đã dương tính với virus SARS-CoV-2 trong trại căn cứ. Số người mắc COVID-19 có thể đã lên đến 150 đến 200 trường hợp", anh Furtenbach nói.
Một đoàn thám hiểm khác của công ty Mountain Trip có trụ sở tại Colorado, cũng tuyên bố sẽ huỷ chuyến thám hiểm Everest.
"Mặc dù đây là một quyết định khó khăn khi xem xét tất cả yếu tố, với nhiều năm chuẩn bị, sự hy sinh và nguồn lực dành cho cuộc thám hiểm, nhưng đó là kết quả hợp lý duy nhất trước rủi ro lây nhiễm", công ty cho biết trong một tuyên bố.
Công ty cũng tiết lộ 6 hướng dẫn viên người Sherpa làm việc cho họ đã được chuyển đến Kathmandu với các triệu chứng COVID-19.
Trong khi đó, tuần trước, Trung Quốc tuyên bố họ đã lên kế hoạch thiết lập "dải phân cách" trên đỉnh Everest để ngăn người leo núi từ hai phía Nepal và Tây Tạng tiếp xúc với nhau do lo ngại dịch COVID-19 lây lan. Từ khi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc không cho phép nhà leo núi nước ngoài nào chinh phục đỉnh Everest từ phía Tây Tạng.
Sau một năm mất thu nhập từ những nhà leo núi, Nepal đã háo hức mở cửa đón du khách nước ngoài vào mùa leo núi năm nay. Quốc gia này đã cấp số lượng kỷ lục 408 giấy phép cho các nhà leo núi nước ngoài trong năm nay. Mùa leo núi đang diễn ra sẽ kết thúc vào cuối tháng 5. Những người leo núi này sẽ được hàng trăm hướng dẫn viên Sherpa và nhân viên hỗ trợ đi cùng. Những người này đã đóng quân tại trại căn cứ Everest từ tháng 4 đến nay.
Nepal đang trải qua làn sóng bùng phát COVID-19 nghiêm trọng, với số ca mắc mới và tử vong cao kỷ lục. Tính đến ngày 29/5, Nepal đã ghi nhận trên 553.000 ca mắc COVID-19 và vượt ngưỡng 7.160 ca tử vong. Hệ thống y tế nước này đang quá tải do thiếu giường bệnh, thuốc men và ôxy cho bệnh nhân.
Đỉnh Everest đón các nhà leo núi nước ngoài đầu tiên sau một năm đóng cửa Ngày 11/5 đánh dấu đoàn 38 nhà leo núi nước ngoài đầu tiên đã lên tới đỉnh núi Everest kể từ khi Chính phủ Nepal cho phép nối lại hoạt động leo núi tại đây sau một năm phải đóng cửa do dịch bệnh COVID-19. Được biết, trong số các nhà leo núi này có Thái tử Bahrain Mohamed Hamad Mohamed al-Khalifa. Những...