Người khai thông “con đường hữu nghị”
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hiroshi Fukada gọi ông Khải là người đã khai thông “con đường hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”.
“Khi còn là giảng viên trẻ tại trường ĐH, ông Nghiêm Vũ Khải đã đề ra mục tiêu là nghiên cứu và lấy bằng tiến sỹ tại các nước phát triển. Trong thời buổi đó, mặc dù thông tin tại Việt Nam còn hạn hẹp, ông đã quyết tâm lựa chọn Nhật Bản là nơi mình sẽ học tập và nghiên cứu vì Nhật Bản là một nước hàng đầu về lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật trên thế giới và cũng là một nước có nền văn hóa rất đặc biệt”, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại VN, ông Hiroshi Fukada chia sẻ ấn tượng của mình dành cho ông Nghiêm Vũ Khải, người vừa được Chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc.
Từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan của Quốc hội và trong Chính phủ, nhưng ít ai biết rằng lĩnh vực hoạt động tích cực và xuyên suốt của ông Nghiêm Vũ Khải nhiều năm qua lại chính là thúc đẩy, kết nối quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại VN trao tặng Huân chương Mặt trời mọc cho ông Nghiêm Vũ Khải. Ảnh: Tuấn Đỗ
Chia sẻ nhân dịp được trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, ông Khải nhớ lại: “vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, tôi được cử đi nghiên cứu theo học bổng của Chính phủ Nhật Bản. Với tôi, đây là sự kiện may mắn lớn nhất, sự khởi đầu có tính bước ngoặt trong cuộc đời”.
Từng là du học sinh ở Liên Xô, sau đó về nước giảng dạy ĐH, ông Nghiêm Vũ Khải sang Nhật làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ ở thành phố Osaka và trở về nước năm 1994, sau đó làm việc trong cơ quan Quốc hội.
Trong khoảng thời gian này, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu có những bước tiến mới, với việc Nhật Bản nối lại viện trợ kinh tế cho Việt Nam. Cuối năm 1995, lần đầu tiên trong Quốc hội VN khóa 9 đã lập ra nhóm nghị sĩ hữu nghị với một số quốc gia đối tác quan trọng, trong đó có Nhật Bản. Ông Khải được cử làm thư ký nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật. Sau khi trở thành ĐBQH, ông Khải giữ chức Tổng thư ký, sau đó là Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch nhóm này.
Video đang HOT
Từ 2008, ông Khải đảm nhận thêm công việc mới, là Chủ tịch hội hữu nghị Việt – Nhật.
Nhớ lại những ký ức trong lần gặp đầu tiên cách nay đã 20 năm, ông Takebe Tsutomu, cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt khẳng định: “Ông Khải là người được biết đến với nhiều phẩm cách tốt đẹp và những cống hiến. Ông là người hết sức chân thành, luôn hết lòng giúp đỡ những người xung quanh”.
Ông Takebe Tsutomu cũng tự nhận là người “hiểu” rõ hơn ai hết những đóng góp và quá trình hoạt động của ông Nghiêm Vũ Khải “từ những câu chuyện, những giai thoại, những nỗ lực vượt qua khó khăn trong khoảng thời gian ông Khải còn là du học sinh”.
“Tôi ấn tượng với ông ấy bởi ông ấy rất hiểu cảm xúc của người Nhật”, ông Takebe Tsutomu nói.
Nói về những đóng góp tích cực của ông Nghiêm Vũ Khải, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada nhấn mạnh “suốt 20 năm qua, ông đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc xây dựng mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản… Sau khi trúng cử ĐBQH năm 2002 và trở thành một thành viên của nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật, ông đã cùng với rất nhiều quan chức khác của Nhật Bản thúc đẩy nhiều hoạt động giao lưu giữa hai nước, đóng góp lớn cho việc xây dựng quan hệ nhiều tầng lớp không thuộc chính phủ”.
Theo đại sứ: Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Nhật Nghiêm Vũ Khải là người tình cảm và chân thành. Những người như ông Nghiêm Vũ Khải đã đóng góp, xây dựng mối quan hệ giữa hai dân tộc ngày càng vững chắc như ngày nay. Sau khi được nhận Huấn chương “Mặt Trời mọc” cao quý, tôi tin chắc chắn rằng ông Nghiêm Vũ Khải sẽ tiếp tục cùng chúng tôi nỗ lực hơn nữa cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước Nhật Bản-Việt Nam trong thời gian tới.
Đại sứ Hiroshi Fukada cũng gọi ông Khải là người đã khai thông “con đường hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”.
Tối 21/8, tại Hà Nội, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam thay mặt Chính phủ Nhật Bản chính thức trao tặng “Huân chương Mặt Trời mọc” có tia sáng vàng và dây đeo cho ông Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản. Đây là phần thưởng cao quý nhất của Chính phủ Nhật Bản giành cho người nước ngoài. Trước đó, Huân chương Mặt trời mọc đã từng được trao cho các ông: Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Nguyên Chủ nhiệm UB đối ngoại QH Vũ Mão… Ông Nghiêm Vũ Khải sinh năm 1953, quê quán ở Thái Bình, nguyên là Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội.
Theo Vietnamnet
Nga nâng tầm hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí
Ngày 10/6, tại Hà Nội, GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi tiếp đoàn công tác của Bộ Năng lượng Cộng hoà Liên bang (CHLB) Nga do Thứ trưởng Yury P. Sentyurin dẫn đầu thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương.
Cùng đi với đoàn có Chủ tịch Tập đoàn dầu khí GazProm Ayukov và nhiều quan chức cao cấp của một số công ty dầu khí lớn của Nga. Tham gia buổi làm việc còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHLB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun.
Phát biểu chào mừng đoàn công tác, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Bộ Năng lượng CHLB Nga tại Việt Nam. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, sự có mặt của Đoàn công tác Bộ Năng lượng Nga vào thời điểm này là rất có ý nghĩa, nằm trong chương trình triển khai Hiệp định hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - CHLB Nga, đưa hợp tác kinh tế nói chung và về năng lượng và dầu khí giữa Việt Nam và CHLB Nga lên một tầm cao mới, điều này đúng với tinh thần mà Tổng thống Nga V.Putin phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam là "hợp tác về năng lượng và dầu khí là then chốt, đây cũng chính là thế mạnh của hai nước chúng ta".
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ (phải) và Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Yury P. Sentyurin
Đề cập đến khả năng hợp tác năng lượng giữa Nga và Việt Nam, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, Việt Nam đang xây dựng chiến lược phát triển năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng với mục tiêu không chỉ phục vụ cho ngành năng lượng trong nước mà với thềm lục địa giàu tiềm năng và lợi thế có nhiều cảng nước sâu, Việt Nam phấn đấu trở thành một trung tâm lọc hoá dầu trong khu vực. Bên cạnh việc triển khai các nhà máy cở sở lọc hoá dầu Long Sơn, Nghi Sơn, Việt Nam đang xem xét phát triển các dự án khác, gần nhất là tiến hành nâng cấp dự án nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất với công suất 8-9 triệu tấn/năm, gấp 2 lần so với hiện nay. Do đó Việt Nam rất hoan nghênh GazProm và các công ty dầu khí lớn của CHLB Nga tiếp tục quan tâm đầu tư vào Việt Nam.
Phát biểu tại buổi làm việc, ngài Thứ trưởng Bộ Năng lượng CHLB Nga Sentyurin đã bày tỏ lời cảm ơn đối với Trưởng Ban Kinh tế Trung ương về sự đón tiếp thân tình và nồng hậu đối với đoàn. Ông cũng đỉểm lại những thành tựu hợp tác trong lĩnh vực dầu khí của hai quốc gia mà điển hình là Xí nghiệp liên danh dầu khí Vietso Petro, một mẫu hình trong hợp tác dầu khí của Nga ở châu Á. Ông cho biết, Đoàn công tác của Bộ Năng lượng dầu khí Liên bang Nga sang Việt Nam lần này với số lượng thành viên đông đảo và có chương trình làm việc sâu rộng với Bộ Công thương Việt Nam và Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam xung quanh dự án nâng cấp Nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất và xem xét một số dự án năng lượng quan trọng khác. Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga cũng dành thời gian giới thiệu về thế mạnh của ngành năng lượng và dầu khí của Liên bang Nga, cụ thể như Tập đoàn Dầu khí GazProm. Không chỉ là một tập đoàn lớn trên thế giới có kinh nghiệm phong phú, có tiềm lực tài chính lớn, có mạng lưới ở châu Âu, Trung đông và nhiều nước trên thế giới, không chỉ khai thác mà bao bồm cả các ngành lọc hoá dầu (nhựa đường, phân bón, khí hoá lỏng, hoá chất...) và các mạng lưới phân phối xăng dầu ở châu Âu và thế giới. Với thế mạnh đó, Liên bang Nga sẵn sàng chia sẻ để phát triển ngành dầu khí của Việt Nam.
Ông Sentyurin bày tỏ sự vui mừng phấn khởi về những đìều mà đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đưa ra về chiến lược phát triển ngành Năng lượng và dầu khí của Việt Nam. Ông cho biết, chính sách đối ngoại mới của Nga là quay sang phương Đông, trong đó có chính sách về năng lượng, do đó đây là cơ hội lớn để khai thác thế mạnh tiềm năng của hai nước là dầu khí. Và Liên bang Nga cũng đang biến chính sách đó thành thực tế. Bằng chứng là Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga do Phó thủ tướng Thường trực Liên bang Nga đứng đầu đã đặt mục tiêu ưu tiên vào dự án năng lượng, trong đó có dự án nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ngài Thứ trưởng cũng khẳng định, Chính phủ Nga nói chung và Bộ Năng lượng Nga dành sự ưu tiên ủng hộ lớn cho các dự án và hợp tác năng lượng với Việt Nam.
Đồng quan điểm với Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun bày tỏ sự ủng hộ nhất trí cao về chủ trương cần thiết mở rộng và nâng tầm hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và dầu khí giữa CHLB Nga và Việt Nam.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đánh giá cao các ý kiến của đoàn công tác Bộ Năng lượng Nga. Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh: tiềm năng hợp tác của hai bên về năng lượng và dầu khí là rất lớn. Việt Nam đang quan tâm phát triển các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, cả hệ thống lọc hoá dầu, chế biến và phân phối. Do đó Việt Nam hoan nghênh các Tập đoàn dầu khí quốc tế, trong đó có các Tập đoàn của Liên bang Nga hợp tác khai thác trên thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như Công ước về luật biển năm 1982.
Buổi làm việc giữa Ban Kinh tế Trung ương và đoàn công tác của Bộ Năng lượng Nga
Việt Nam luôn cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư đang làm ăn tại Việt Nam. Ban kinh tế Trung ương với chức năng của mình là cơ quan thẩm định cuối cùng các dự án quan trọng, trong đó có các dự án năng lượng và dầu khí, sẽ góp sức quan trọng vào việc biến các chương trình hợp tác kinh tế nói chung và các dự án hợp tác năng lượng dầu khí nói riêng giữa hai quốc gia thành hiện thực, góp phần vào sự phát triển của hai dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Yury P. Sentyurin đã cảm ơn các ý kiến của Trưởng Ban kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ và thay mặt Bộ Năng lượng Nga mời đồng chí Trưởng Ban sang thăm và làm việc với Bộ Năng lượng Nga vào thời gian gần nhất.
Trọng Tâm
Theo Dantri
Thế giới cần thay đổi để đối phó Trung Quốc Đối thoại quốc phòng Shangri-La vừa kết thúc với nhiều tiếng nói mạnh mẽ từ các cường quốc lên án Trung Quốc, một câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào để đối phó với một Trung Quốc đang lê Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gặp gỡ Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung...