Người kéo cờ trong lễ độc lập qua đời
Giáo sư Lê Thi, người kéo cờ Tổ quốc trong lễ Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình tháng 9/1945 qua đời ngày 28/8, hưởng thọ 94 tuổi.
Bà Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, sinh năm 1926, ở Văn Giang, Hưng Yên, là con gái nhà giáo nổi tiếng, hiệu trưởng trường Bưởi, liệt sĩ Dương Quảng Hàm.
Năm 17 tuổi, sau khi tốt nghiệp trường Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương, Hà Nội), bà sớm giác ngộ cách mạng. Công việc của bà là cùng đội phụ nữ cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng.
Sáng 2/9/1945, bà Thi đến từng gia đình vận động người dân tham gia cuộc mít tinh vào buổi chiều. Đúng 14h, bà dẫn đầu đoàn phụ nữ cứu quốc tiến về quảng trường Ba Đình.
Trong cuộc gặp gỡ với phóng viên VnExpress năm 2010, bà Thi từng chia sẻ: “Tôi dẫn đầu, đi ở ngoài hàng, vừa đi vừa hô Một hai, một hai, thi thoảng lại hô khẩu hiệu Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh!. Vậy là chị em lại hô theo: Việt Minh, Việt Minh!”.
Video đang HOT
Bà Lê Thi (trái) và bà Đàm Thị Loan, hai người phụ nữ cùng nhau kéo cờ trong lễ độc lập ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu.
Hôm ấy bà mặc áo dài trắng, đi dày ba ta trắng. Đoàn phụ nữ được đứng vị trí đầu tiên. Gần 14h30, một cán bộ trong Ban tổ chức đến thông báo cử một người lên kéo cờ. Tất cả ngơ ngác nhìn nhau, không ai xung phong lên. Cuối cùng, mọi người đồng thanh hô bà Thi lên.
Bà Thi từng nhớ lại, cột cờ ở phía trên bục lễ đài, đường lên ở phía sau. Bà phải bước lên nhiều bậc cầu thang gỗ để tiến đến chân cột cờ. Khi đến nơi, có một nữ giải phóng quân mặc áo chàm chờ sẵn. Nhìn lá cờ khá to, chị kia lại thấp hơn mình nên bà Thi phân công: “Chị thấp, chị nâng cờ, em cao, để em kéo cờ”. Vừa lúc đó nhạc quốc ca cất lên, hai người bắt đầu kéo cờ. Khi nhạc quốc ca vừa dứt thì cờ đỏ sao vàng cũng lên tới đỉnh cột, tung bay phấp phới.
Sau ngày độc lập, năm 1956, bà Lê Thi được cử đi học lớp lý luận cao cấp đầu tiên của trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tốt nghiệp loại ưu, bà được giữ lại làm giảng viên.
Bà được phong giáo sư triết học, sau đó làm Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam. Khi về hưu, bà cùng một số người sáng lập trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình, sau này chuyển thành Viện Gia đình và Giới.
Thủ tướng yêu cầu giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Bác
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn tuyệt đối an toàn, lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng biểu dương tập thể cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ và lãnh đạo Ban Quản lý Lăng trong bối cảnh vừa bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng, chống dịch Covid-19 cho nhân dân, du khách, vừa duy trì tổ chức các sinh hoạt văn hóa - chính trị, nhất là hoạt động dâng hương viếng Bác, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ bảo đảm chu đáo, trang nghiêm, long trọng.
Ban Quản lý Lăng đã chủ động khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị triển khai hoàn thành đúng kế hoạch công tác tu bổ định kỳ.
Các chiến sĩ thuộc đoàn 275 (Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng) thực hiện Nghi lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh: TTXVN
Thời gian tới, Thủ tướng lưu ý Ban Quản lý Lăng và các cơ quan liên quan cần chủ động nêu cao tinh thần cảnh giác, tăng cường phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, đoàn kết, sáng tạo thực hiện và hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo đảm phòng chống dịch bệnh, phòng vệ từ xa, kiểm tra, kiểm soát tốt an ninh nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn khu Trung tâm hành chính - chính trị đặc biệt Ba Đình, công trình Lăng.
"Nhất là việc giữ gìn lâu dài, tuyệt đối an toàn thi hài Bác trong tình hình mới, nhiệm vụ chính trị đặc biệt, vinh dự do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao", Thủ tướng nêu rõ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm, hiệu quả, đúng quy định các nghi lễ tiêu binh danh dự, chào cờ hàng ngày trước Lăng. Đổi mới chặt chẽ công tác phối hợp tuyên truyền, tổ chức đón tiếp các đoàn khách đến dâng hương tưởng niệm Bác tại khu vực Lăng.
"Tuyệt đối không được để sơ xuất, chủ quan, lơ là, đề cao cảnh giác trong thực hiện các biện pháp phòng dịch", Thủ tướng lưu ý.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Ban Quản lý Lăng làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bồi dưỡng về phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị, khả năng nắm bắt và xử lý tốt diễn biến tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, toàn đơn vị nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, ứng phó trong mọi tình huống xảy ra...
Cùng với đó, xây dựng chiến lược, kế hoạch với những bước đi phù hợp để đổi mới mô hình quản lý, bảo đảm quản lý kinh tế tài chính chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả hơn, bao gồm cả chi thường xuyên và trong quản lý các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học, nhất là việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn tuyệt đối an toàn, lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ban Quản lý Lăng khẩn trương triển khai theo đúng kế hoạch các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể là dự án cải tạo, nâng cấp Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; dự án xây dựng hệ thống kè sạt lở sông Đà khu vực khu di tích K9; dự án xây dựng khu vệ sinh ngầm phía nam Quảng trường Ba Đình và phương án quản lý, sử dụng đường Bắc Sơn.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa trở lại từ 15/8 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý tiếp tục mở cửa LăngChủ tịch Hồ Chí Minh từ 15/8 để nhân dân và du khách được đến viếng Bác. Chiều 14/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc tu bổ định kỳ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, được thực hiện từ ngày 15/6 đến 14/8. Thủ tướng đánh giá cao Ban Quản...