Người hướng dẫn hòa nhập
Từ khi chuyển sang Bỉ định cư năm 2007, bạn bè cũ và mới của Nguyễn Chung Thủy bắt đầu quen với việc Thủy hay xin cái này cái kia mà nhiều thứ cô xin không dễ tìm. Thủy không xin cho mình mà xin cho người khác, cô cũng đang làm rất nhiều việc trong vai trò người hướng dẫn hòa nhập tại Bỉ.
Một hoạt động nhằm hỗ trợ trẻ em tị nạn sớm hòa nhập cộng đồng
Để có thể trở thành một nhân viên xã hội, với công việc người hướng dẫn hòa nhập tại Bỉ, Nguyễn Chung Thủy phải trải qua quá trình học tập khá gian khổ. Thủy kể: “Với bằng luật và ngoại ngữ trong tay, ở Việt Nam tôi từng tham gia nhiều dự án phát triển, giáo dục – truyền thông của các tổ chức nước ngoài, đã làm việc về sức khỏe sinh sản, trẻ em đường phố… Nhưng khi sang Bỉ định cư, khả năng xin được việc với những bằng như vậy vẫn rất thấp vì bằng ở Việt Nam không được công nhận tại đây”. Phải học lại từ đầu.
Cho đến giờ, Thủy luôn thầm cảm ơn chồng đã động viên vợ chọn học ngành xã hội. “Là nghề mình yêu thích thì sẽ nỗ lực hơn để vượt khó khăn”. Người tiếp nhận hồ sơ ở trường Artevelde Hogeschool (thành phố Gent) năm ấy nghe Thủy băn khoăn không biết học nghề này ra có dễ kiếm việc không, đã điềm tĩnh trả lời: “Nếu cô thực sự thích thì đây không phải ngành học tồi”. Từ đó, họ là bạn thân của nhau.
Ở tuổi 33, là người châu Á duy nhất trong trường, chung lớp với những bạn trẻ bản xứ độ tuổi 18 – 20, Thủy thấy việc học, dù trễ, vẫn hết sức cần thiết. Cô nghiêm túc ngay từ việc học lại các môn cơ bản như triết học, lịch sử, tâm lý, kỹ năng giao tiếp… cho đến môn chuyên ngành như luật lao động, luật OCMW (trợ cấp xã hội), đạo đức nghề nghiệp.
Từ khi bắt đầu học chuyên ngành xã hội, Thủy đã xác định muốn giúp đỡ đối tượng người tị nạn, nên luận văn, nơi thực tập cô chọn cũng là các trung tâm cho người tị nạn. Bắt đầu với vai trò người hướng dẫn tình nguyện ở trung tâm dành cho người khuyết tật, đối tượng giúp đỡ đầu tiên của Thủy khi ấy là người đàn ông gốc Việt tên Hà. Thủy kể: “Chú Hà rời Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước, nay vẫn không nói được nhiều tiếng Hà Lan, tiếng Việt thì bập bõm, trí nhớ bị cắt vụn”.
Thủy dành nhiều thời gian tìm hiểu để giúp đỡ người đồng hương đặc biệt. Chấn thương não, ký ức vụn vặt không đủ sắp xếp lại hoàn chỉnh cuộc đời, nhưng chú Hà vẫn nhớ quê hương, thích ăn bún, ăn nem và thèm nghe nhạc Việt qua băng cát-xét cũ. Cứ có dịp là Thủy nấu món ăn Việt mang vào cho chú Hà. Năm nào về Việt Nam, cô cũng đi xin băng cát-xét, xin nhiều đến nỗi có cô bán hàng quê Bắc Giang biết chuyện, lần nào cũng tặng thêm.
Video đang HOT
36 tuổi Thủy bắt đầu đi xin việc với tấm bằng mới trong tay. Chính sự nhiệt tình, mục đích và khao khát làm việc của Thủy đã thuyết phục được nhà tuyển dụng sau vài lần bị từ chối. Cuối 2015, làn sóng tị nạn ồ ạt đổ vào khiến Bỉ không kịp trở tay. Các trung tâm nhỏ từ 5-10 trẻ tị nạn vị thành niên (không có cha mẹ) không đủ chỗ. Một trung tâm lớn hơn cho 200 trẻ lập ra tạm thời giải quyết khủng hoảng.
Nguyễn Chung Thủy bắt đầu nhận công việc tại tổ chức Fedasil, cơ quan nhà nước chuyên chịu trách nhiệm về tổ chức trung tâm cho người tị nạn để đảm bảo một số quyền cơ bản của con người như Bed – Bad – Brood (Giường ngủ, Chăm sóc vệ sinh, Thực phẩm). Công việc của cô là giúp các em trong quá trình lập hồ sơ xin tị nạn ở Bỉ, đăng ký trường học tiếng Hà Lan, tìm kiếm các tổ chức phù hợp hơn để các em chuyển tới ở trong độ tuổi vị thành niên, cùng đồng nghiệp tổ chức và cho các em tham gia tiếp xúc cộng đồng người Bỉ, tìm kiếm việc làm, hoạt động tình nguyện…
Thủy tâm niệm: “Tôi cảm ơn công việc này vì tạo cơ hội cho mình tri ân và trân trọng những gì đang có. Bởi sự khó khăn mình vượt qua không thể so sánh được với những gì các em nơi tôi làm phải chịu đựng trong hoạn nạn chiến tranh (Afghanistan). Gặp những người như chú Hà ở Bỉ cũng là cái duyên để tôi tri ân bằng chính nghề của mình”.
LÂM VĂN
Theo SGGP
Quan chức Mỹ dùng Google Translate sàng lọc người tị nạn
Google Translate hay bất cứ công cụ dịch thuật trực tuyến nào khác hiện đều chưa thể cho ra kết quả hoàn toàn chính xác. Nhiều chuyên gia thậm chí ngay cả Google cũng khuyến cáo không nên dựa vào chúng cho các công việc phức tạp.
Số phận người tị nạn bị quyết định bởi công cụ dịch thuật trực tuyến
Vậy mà chính quyền Washington lại cho rằng Google Translate cùng những công cụ dịch thuật đủ tốt để giúp đỡ thực hiện nhiệm vụ quyết định trường hợp tị nạn nào đủ điều kiện nhập cư vào Mỹ.
Tổ chức phi lợi nhuận ProPublica vừa tiết lộ một tài liệu nội bộ do Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) ban hành, hướng dẫn nhân viên chịu trách nhiệm xem xét tài khoản mạng xã hội không phải tiếng Anh của người tị nạn như sau: "Cách tiếp cận nội dung ngôn ngữ nước ngoài hiệu quả nhất là sử dụng một trong nhiều dịch vụ dịch thuật trực tuyến miễn phí cung cấp bởi Google, Yahoo, Bing và nền tảng tìm kiếm khác". Thậm chí tài liệu còn hướng dẫn chi tiết từng bước dùng Google Translate.
Theo giới chuyên gia ngôn ngữ, cách làm trên không phù hợp vì công cụ dịch thuật trực tuyến không thể phân tích ngữ khí cùng tiếng lóng. Nhân viên USCIC có thể hiểu sai về một bình luận vô hại hay bỏ sót một lời đe dọa.
Giáo sư Douglas Hofstadter thuộc Đại học Douglas Hofstadter đánh giá: "Tôi thấy làm vậy thật ngu ngốc và thiển cận".
Phạm vi áp dụng tài liệu hướng dẫn khá hẹp: trường hợp người đã có vợ/chồng hoặc cha/mẹ đã được cấp tình trạng tị nạn tại Mỹ (diện bảo lãnh).
Bà Betsy Fisher - Giám đốc chiến lược Dự án hỗ trợ người tị nạn quốc tế (IRAP) chỉ trích: "Chúng ta đang sử dụng công cụ không đáng tin cậy để chia cắt nhiều gia đình".
Trước thông tin do ProPublica tiết lộ, phía USCIS khẳng định xem xét tài khoản mạng xã hội là biện pháp góp phần tăng cường tính chính xác trong sàng lọc. Tuy nhiên bản thân nội dung trên mạng xã hội không phải cơ sở từ chối cho nhập cảnh.
Năm 2017, Facebook từng phải lên tiếng xin lỗi vì tính năng dịch thuật do công ty cung cấp dịch dòng trạng trái "Chào buổi sáng" của một người dùng Palestine thành "Làm tổn thương họ" trong tiếng Anh và "Tấn công họ" trong tiếng Do Thái.
ProPublica nhờ đến một giáo sư dạy tiếng Urdu tại Đại học Pennsylvania dịch một câu trên tài khoản Twitter. Nội dung bản dịch là: "Tôi bị đánh đòn rất nhiều và cũng nhận nhiều tình thương từ cha mẹ".
Cùng một câu nhưng Google Translate cho ra kết quả: "Việc đánh quá nhiều, tình yêu cũng đầy sóng gió".
Google Translate cùng những công cụ dịch thuật trực tuyến hiện chưa thể cho ra kết quả hoàn toàn chính xác
Nỗ lực xem xét tài khoản mạng xã hội của người muốn nhập cảnh Mỹ đã bắt đầu từ thời Tổng thống Barack Obama. Dựa trên kết quả chương trình thí điểm hoạt động từ năm 2015, USCIS vào năm 2016 lập ra một đơn vị chuyên trách công tác này.
Chính quyền Washington dưới thời Tổng thống Donald Trump thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nỗ lực xem xét tài khoản mạng xã hội.
Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 6 vừa cập nhật đơn xin thị thực đòi hỏi cung cấp tài khoản mạng xã hội. Đến tháng 9, Bộ An ninh nội địa Mỹ tỏ ý muốn mở rộng yêu cầu này với cả trường hợp xin nhập quốc tịch, định cư lâu dài lẫn tị nạn.
Trong năm tài khóa 2018, USCIS đã tiến hành kiểm tra đến 11.470 tài khoản mạng xã hội.
Theo Một Thế Giới
Mỹ công bố quy định mới cho phép tạm giữ trẻ em di cư vô thời hạn Ngày 21/8, Chính phủ Mỹ công bố các quy định mới cho phép giới chức nước này tạm giữ các gia đình người di cư vô thời hạn trong khi đơn xin tị nạn của họ đang được xét duyệt. Người di cư trong diện bị trục xuất khỏi Mỹ, tập trung tại khu vực cửa khẩu El Chaparral trước khi được đưa...