‘Người hùng’ vụ cháy tàu cánh ngầm: Sống trên thuyền thì nhớ bờ
Đến bến phà Mỹ Lợi (cũ), chỉ cần nói ông Hồng &’cứu nạn tàu cánh ngầm’, hầu như ai cũng biết. Một lát sau ông cùng con trai Ngô Huỳnh Long đi ghe trên con sông Vàm Cỏ hiền hòa để đón chúng tôi vào nhà.
Ông Ngô Văn Hồng
Ông Ngô Văn Hồng – người tham gia cứu người trong vụ cháy tàu cánh ngầm vừa qua ở TP.HCM – ở ấp Bà Nghĩa, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước (Long An).
Như một giấc mơ
“Lúc sự cố cháy tàu xảy ra tôi chỉ biết cứu người thôi chứ không hề nghĩ một ngày mình nổi tiếng thế này. Lại được Chủ tịch nước gửi thư khen, UBND TP.HCM tặng bằng khen. Tôi tự hào và hãnh diện lắm. Tết vừa qua là cái tết ấm cúng và vui nhất trong đời”, ông Hồng vẫn còn cảm xúc lâng lâng khi nhắc lại câu chuyện cũ.
Ông Hồng có hơn 40 năm lênh đênh trên sông nước
Sống trên thuyền thì nhớ gia đình ở trên bờ, về chưa lâu lại nhớ sông nước. Về nhà ăn tết được mấy ngày mà đôi chân lại như cuồng. Lâu lâu phải lấy thuyền chạy qua chạy lại bến phà cho đỡ nhớ. Có lẽ cái nghiệp sông nước ngấm vào người không thể dứt được
Video đang HOT
Ông Ngô Văn Hồng
Ấm cúng nhất trong đời như ông kể là ngày 28 tết ông và vợ đã quyết định dong thuyền về nhà sớm đón tết. Đi qua chợ Phú Xuân ở Nhà Bè (TP.HCM), ông quyết định dừng thuyền ghé chợ hoa mua hai chậu cúc về chưng trong mấy ngày tết.
Tết Giáp Ngọ 2014 hơn cả sự tưởng tượng của ông khi người thân, bạn bè nghe chuyện ông dũng cảm cứu người đã kéo đến rần rần trong ba ngày tết. Suốt cái tết năm rồi, ở nhà hay đi đâu, cứ có khách là ông Hồng phải kể lại câu chuyện cứu người.
“Có lẽ tết vừa rồi tôi xỉn nhiều nhất. Cuộc nhậu nào trong xóm mọi người cũng hỏi thăm, ai cũng mời riêng một ly. Họ mời riêng mình không thể từ chối được. Mà chúc nhiều quá rồi ngồi một hồi xỉn lúc nào không hay”, ông Hồng cười cười, nói.
Rồi ngày 5.2 mới đây, gia đình ông lại thêm một lần hãnh diện khi được đích thân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi thư khen.
Ông Hồng kể, trước đó ngày 4.2, khi chính quyền địa phương thông báo sẽ có thư khen từ Chủ tịch nước, tối hôm đó ông và vợ không chợp mắt được. Và ông không thể ngờ rằng hành động cứu người của mình lại được nhiều người quan tâm đến vậy. Bao nhiêu ký ức sông nước như ùa về với người đàn ông ngót ngét tuổi 60.
Một đời sông nước
Gia đình ông có thâm niên nghề sông nước từ đời ông cố. Hơn 13 tuổi, ông Hồng được cha cho xuống thuyền để tập tành với sông nước; 18 tuổi có chứng chỉ đường sông; 25 tuổi có bằng thuyền trưởng hạng 2 có khả năng lái những tàu thuyền trọng tải 500 – 1.000 tấn.
Ông Hồng với đưa cháu nội của mình
Nghề sông nước của ông Hồng cũng thăng trầm như “con nước lớn, nước ròng” của dòng sông Vàm Cỏ bên nhà. Có những lúc ông đã làm chủ thuyền trọng tải lớn, chuyên chở vật liệu xây dựng, hàng hóa chinh chiến trên những con sông khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Thế rồi ngày tháng hưng thịnh không được dài lâu. Việc làm ăn ngày càng kém khiến ông phải liên tục bán thuyền lớn để sang thuyền nhỏ. Khoảng 3 năm gần đây, ông mới chuyển sang nghề bán đồ tạp hóa như đồ khô, mì, nước… trên sông ở khu vực Tân Thuận, quận 7, TP.HCM. Khách mua hàng chủ yếu là những người đi trên các sà lan, ghe thuyền qua lại.
Bốn người con của ông, ngoài một người đã mất, một người ở nhà, hiện có hai người con trai “nối nghiệp” sông nước của ông, cũng lênh đênh trên thuyền bán hàng tạp hóa. Buổi sáng, thuyền của ba cha con tỏa đi ba hướng, tối về chụm lại để nương tựa nhau khi tắt lửa tối đèn.
Vì hành động dũng cảm cứu người, ông Hồng được UBND TP.HCM tặng bằng khen
Cuộc sống hiện tại còn vất vả nhưng niềm an ủi lớn nhất với ông là cha mẹ già dù năm nay đã ngoài 90 tuổi nhưng vẫn còn khá khỏe và minh mẫn. Mấy đứa cháu nội ngoại ở với ông đều ngoan, vâng lời ông bà, cha mẹ và học khá giỏi. Vui nhất là mỗi lần lên bờ về đến nhà là mấy đứa cháu nhỏ chạy lăng xăng, vây quanh mình.
Ba thế hệ trong gia đình ông Hồng đều mưu sinh trên sông nước
“Sống trên thuyền thì nhớ gia đình ở trên bờ, về chưa lâu lại nhớ sông nước. Về nhà ăn tết được mấy ngày mà đôi chân lại như cuồng. Lâu lâu phải lấy thuyền chạy qua chạy lại bến phà cho đỡ nhớ. Có lẽ cái nghiệp sông nước ngấm vào người không thể dứt được”, ông Hồng nói.
Khoảng 13 giờ ngày 20.1, tàu cánh ngầm VinaExpress 1 chạy tuyến TP.HCM đi Vũng Tàu đã bốc cháy trên sông Sài Gòn. Lúc đó, 92 hành khách đã nhảy xuống sông và được những người dân mưu sinh trên sông cùng lực lượng chức năng cứu vớt đưa vào bờ an toàn. Trong đó, gia đình ông Ngô Văn Hồng cùng gia đình con trai Ngô Huỳnh Long và gia đình vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Thủy – Nguyễn Văn Có (ngụ xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, Tiền Giang) cứu được nhiều người nhất. Với hành động dũng cảm này, các gia đình cứu người đã được UBND TP.HCM tặng bằng khen. Vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng trao thư khen ngợi những gia đình có hành động nghĩa hiệp này.
Theo TNO
Cháy tàu cánh ngầm, 90 người thoát chết
Tối 20.1, Công an TP.HCM xác nhận trên sông Sài Gòn, đoạn chảy qua phường Tân Thuận Đông, quận 7 (TP.HCM), xảy ra vụ cháy tàu cánh ngầm. Vụ cháy thiêu rụi toàn bộ thân tàu, tuy nhiên 90 người đi trên tàu đã được đưa vào bờ an toàn.
Xác con tàu bị thiêu rụi
Theo Công an TP.HCM, khoảng 12 giờ 45 phút cùng ngày, tàu cánh ngầm số hiệu SG 3837 do anh Lê Văn Vinh điều khiển, chở theo 84 hành khách (trong đó có 37 người nước ngoài) và 5 thuyền viên xuất phát từ Cảng Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) đi TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Khi ra tới phao số 6, trên sông Sài Gòn thì tàu bất ngờ bốc cháy dữ dội. Ngay lập tức, tài công đã cho tàu cặp bờ; đồng thời hô hoán cho hành khách nhanh chóng rời khỏi tàu.
Nhận được tin báo, hơn 30 tàu thuộc lực lượng cứu hộ cứu nạn Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM kết hợp với CSGT đường thủy Công an TP.HCM đã kịp thời có mặt đưa những người bị nạn vào bờ an toàn, khống chế đám cháy.
Theo TNO
Vụ cháy tàu cánh ngầm: Nhiều đơn vị tham gia ứng cứu Liên quan đến vụ việc cháy tàu cánh ngầm trên sông Sài Gòn, chiều 20.1, trao đổi với PV Thanh Niên Online, ông Nguyễn Xuân Sang - Giám đốc Cảng vụ TP.HCM - xác nhận: tàu cánh ngầm bốc cháy mang số hiệu SG 3837. Hiện trường vụ cháy tàu cánh ngầm - Ảnh: Đức Tiến Tất cả 92 người (85 hành khách,...