Người hùng cứu 100 dân trong lũ và chiếc đò mưu sinh bị vỡ
Cứu khỏang 100 người, khi không còn nghe tiếng kêu cứu trong đêm tối, ông về nhà với chiếc thuyền không thì đò vỡ. May mắn là ông bơi được vào bờ.
Trong đêm mưa lớn lũ dâng nhanh, ông Võ Văn Bình (đội 1, thôn Đồng Tư, Xã Hiền Ninh, Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã lao đò máy cole của cá nhân đi đến những gia đình đang kêu cứu trong đội.
Ông Bình đã cứu được khoảng 100 người, đưa những người gặp nạn từ cơn lũ di chuyển đến nơi an toàn.
Ông Bình cùng chiếc đò bị vỡ. Ảnh: MINH QUÊ
Ông Võ Văn Bình cho biết: “Tôi hành nghề lái đò ngang, chở người, chở hàng qua sông Long Đại đoạn qua Hiền Ninh để giúp bà con thôn Đồng Tư. Mưa lũ quá lớn, tiếng kêu cứu thất thanh, tôi lòng dạ như lửa thiêu đốt nên liều mình chạy đò cole giữa mưa lũ chảy xiết cứu người.
Khi xóm không còn tiếng kêu cứu, trong đêm tối, tôi về nhà với chiếc thuyền không thì đò vỡ. Tôi chỉ kịp bơi vào bờ, may mắn thoát chết”.
Sau lũ, ông Bình đi tìm đã thấy đò cole vỏ nhôm rách nát, chiếc máy nổ không còn sử dụng được.
Ông Bình ngậm ngùi: “Hành nghề đò ngang, nay đò rách rồi không biết làm chi để có kế sinh nhai”.
Sau khi biết câu chuyện đò vỡ của ông Bình, đã có người ngỏ ý muốn hỗ trợ cho ông chiếc khác để mưu sinh.
Video đang HOT
Quảng Bình: Vạn tiếng thỉnh cầu giữa mưa lũ, triệu hành động đáp lại trong hối hả
Quảng Bình chìm sâu trong biển nước giữa cơn đại hồng thủy lịch sử tháng 10/2020. Nhưng giữa những tiếng kêu ai oán khóc thương, trong sự lạnh lẽo và vô tình của biển nước đục ngầu, người Quảng Bình đã nhận lại triệu điều ấm áp từ đồng bào khắp mọi miền tổ quốc và con dân Quảng Bình muôn phương.
Cơn lũ lịch sử 2020 phá vỡ mọi lỷ lục trước đó tại Quảng Bình.
Từ ngày 6-21/10/2020, các địa phương tại Quảng Bình liên tục phải hứng chịu những cơn mưa xối xả, có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100m, có nơi cao hơn như huyện Minh Hóa, xã Trường Sơn, huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh và một số khu vực khác của huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn. 100.000 ngôi nhà của người dân bị lũ nhấn chìm. Thậm chí, được xem là nơi miễn nhiễm với ngập lụt, thành phố Đồng Hới với địa hình thoải, sau lưng có đồi núi, trước mặt hướng ra sông và biển lớn, đã lần đầu tiên bị nước lũ tấn công. Trong vòng 1 ngày, nhiều tuyến đường của thành phố bị tê liệt, các hộ gia đình ở một số phường, xã bị nước tấn công.
Hình ảnh ấy cho thấy sự khắc nghiệt của lũ lụt năm 2020, phá vỡ mọi kỷ lục và tự lập nên ký ức mới. Thành phố biển bị mưa lũ đe dọa, vậy những huyện thị ở vùng trũng, là rốn lũ của tỉnh nhà số phận sẽ ra sao?
Đỉnh lũ đạt 4,88m. Tại các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Minh Hóa, một số xã ở huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Bố Trạch, nước lũ nhấn chìm những ngôi nhà cấp 4. Các ngôi nhà kiên cố 2-3 tầng trở thành nơi trú ngụ của người dân trong xóm. Lương thực, thực phẩm được tích trữ cho 1 gia đình nay bà con xóm giềng cùng san sẻ với nhau trong cơn hoạn nạn.
Đỉnh điểm của trận lụt là đêm 16-20/10, những tiếng kêu cứu của người dân đã mỏi mệt sau cơn lũ trước, nay tiếp tục gượng mình giữ sự sống cho cả gia đình vang lên ở cơn lũ này. Âm thanh ấy vọng trong đêm giữa sóng nước dập dềnh trên đất liền và ngập tràn trên cả những trang mạng xã hội. Mọi người trong tỉnh liên tục chia sẻ thông tin người cần cứu trợ như những cơn sóng lan tỏa. Đó là những đêm không ngủ của cả tỉnh Quảng Bình.
Thường trực tìm kiếm ánh sáng, lắng nghe tiếng người
Người dân chạy lũ trong đêm.
Trong đêm kinh hoàng của cơn lũ lịch sử, nước triều dâng nhanh giữa tối khuya mịt mùng trong khi mưa xối xả trút, cán bộ các xã địa phương kết hợp cùng các chiến sỹ của lực lượng công an, quân đội, dò tìm trong từng thôn xóm, kết hợp với việc tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và cập nhật tin tức từ mạng xã hội. Nơi nào có ánh đèn le lói hay tiếng gọi khẽ đã mệt mỏi của người dân, những chiến sĩ cập bến ngay để đón họ về với an toàn. Bởi lũ đã chạm đỉnh nhà, tài sản đi mất, nhưng mạng sống là điều quý giá duy nhất còn lại.
"Lúc thấy bà con mình chống chọi với cơn lũ thế kỷ, bản thân tôi lúc ấy ko nghĩ gì đến bản thân mà chỉ biết dùng sức nhỏ của mình, cùng tập thể Công an xã lao mình vào dòng nước lũ đang chảy siết để cứu những người già neo đơn, các bà mẹ và trẻ em. Nhưng với lực lượng mỏng và phương tiện còn thiếu nên không thể tiếp cận hết tất cả bà con trên toàn xã. Nỗ lực cuối cùng - chúng tôi khẩn thiết kêu gọi bà con trèo lên vị trí cao nhất có thể để hạn chế số thương vong. May mắn thay, số người gặp nạn trên địa bàn xã Hàm Ninh là con số 0. Bản thân và tập thể anh em Công an xã Hàm Ninh rất mệt mỏi nhưng cảm thấy vui vô cùng vì đã cùng bà con vượt qua thời điểm khó khăn nhất của cơn lũ lịch sử"- Đồng chí Cao Thanh Liêm, trưởng Công an xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh - một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do lũ, chia sẻ.
Lúc thấy bà con mình chống chọi với cơn lũ thế kỷ, bản thân tôi lúc ấy ko nghĩ gì đến bản thân mà chỉ biết dùng sức nhỏ của mình, cùng tập thể Công an xã lao mình vào dòng nước lũ đang chảy siết để cứu những người già neo đơn, các bà mẹ và trẻ em. - Đồng chí Cao Thanh Liêm, trưởng Công an xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh
Không chỉ chính quyền tỉnh, cán bộ địa phương và lực lượng cứu hộ mà hầu như mọi người dân toàn tỉnh đều thấp thỏm trong đêm, không dám chợp mắt, không dám rời điện thoại bởi toàn bộ dòng thời gian của mạng xã hội Facebook đã ngập trong tiếng kêu cứu. Nước chạm nóc nhà, ngâm mình trong nước bạc lạnh lẽo và độc hại, lại phơi mình trong cái rét đầu đông về với Quảng Bình, liệu có con người nào chịu nổi? Bên cạnh đó, pin điện thoại đã 3-4 ngày không sạc. Việc cắt đứt liên lạc lại càng là một vấn đề nguy khốn trong cơn lũ về. Bấy nhiêu khó khăn chồng chất làm lòng người chiến sĩ sốt ruột quặn lại, tâm người cán bộ gấp rút tìm dân. Lẫn trong đó là sự bất lực vì đêm tối, sóng to, thiếu sót phương tiện cứu hộ.
Triệu hành động của đồng bào đáp lại lời thỉnh cầu của nhân dân Quảng Bình
Ngày 19/10, sau những lời kêu cứu của bà con ở rốn lũ Quảng Bình, thông tin ngay lập tức đến với nhân dân cả nước và trở thành hành động. Trước là những lời kêu gọi huy động sức người, sức của. Sau là hành động ngay trong ngày để kịp thời đưa đến tay bà con áo phao, thuyền bè, cano cứu trợ. Bên cạnh đó là các nhu yếu phẩm, áo quần, thuốc men, dầu gió, gia vị cần thiết,... để các hộ gia đình trong tâm lũ duy trì sự sống cơ bản.
Thuyền cứu hộ di chuyển gấp rút để ứng cứ bà con các huyện.
Các đoàn xe bán tải ngoại tỉnh gấp rút chở cano, thuyền hơi hướng về Nam, ra Bắc và hội tụ tại ngã ba Cam Liên ở huyện Lệ Thủy - nơi giao thông đang ứ tắc vì nước ngập sâu, và cũng là nơi các đoàn thuyền cập bến, xuất bến mang hàng cứu trợ đến với dân. Các chuyến xe tải lớn cũng bình tĩnh di chuyển trong hối hả của tâm can, để người dân trong lũ ở hai đầu Thành phố Đồng Hới kịp thời tiếp cận lương thực.
Chúng mình đã hành động mà không cần do dự - Nhóm các bạn trẻ người Quảng Bình làm việc ở Hà Nội
Dân làng La Phù, Hoài Đức, Hà Nội thức xuyên đêm nấu 10.000 bánh chưng hỗ trợ người dân miền Trung, đội cano từ Hà Nội vào Quảng Bình hỗ trợ người dân; đội cứu hộ thuộc câu lạc bộ thuyền bơi ở Hạ Long gấp rút vận chuyển trang thiết bị; các cộng đồng học sinh, sinh viên ở Hà Nội, Sài Gòn gấp rút kêu gọi và vận chuyển hàng hóa về tỉnh trong ngày; Thanh Hóa, Nghệ An, Nha Trang,... các tỉnh từ Bắc chí Nam đều gửi tình cảm và hành động đến Quảng Bình nói riêng cũng như miền Trung qua nhiều món quà. Bên cạnh đó là các mạnh thường quân, cá nhân trong và ngoài tỉnh cũng hướng về rốn lũ Quảng Bình với tình cảm trong sáng và thiết tha.
Người dân trong tỉnh dồn tâm dồn lực cứu trợ đồng bào ngày 22/10. Ảnh: Tuấn Hoàng.
Một nhóm nhỏ những bạn sinh viên và người Quảng Bình làm việc tại Hà Nội trong 2 ngày đã kêu gọi hơn 200 suất quà gửi về cho các ông bà, bạn nhỏ tại quê hương của mình. Trương Yến Linh, thành viên của nhóm đã xúc động chia sẻ: "khi nhìn thấy bà con phải ngồi lên nóc nhà tránh lũ, ánh mắt lo sợ, hốt hoảng, mình đã rất đau lòng. Nhất là những ông bà nhiều tuổi, sức khoẻ yếu không đủ sức chống cự với dòng nước xoáy. Lên facebook mình thấy rất nhiều bạn bè của mình đăng lời kêu cứu vì gia đình chỉ có người già, trẻ nhỏ, điện thoại không liên lạc được, mình đọc mà chảy nước mắt. Vì thế, chúng mình đã hành động mà không cần do dự".
Người dân ở thành phố Đồng Hới - "trái tim" Quảng Bình - cũng ngày đêm chuẩn bị hàng ngàn suất cơm nóng để gửi đến tay các hộ dân bị cô lập. Bởi lẽ họ hiểu rằng, bát cơm trắng có thịt với người rốn lũ thật sự trân quý biết chừng nào. Đó là giọt nước nước, là nụ cười và là niềm hy vọng.
Ngày thứ 7 trong nước lũ, và có lẽ đến cả 1 tháng sau, hậu quả của trận lũ vẫn chưa thể khắc phục được. Bởi nhà cửa, tài sản hầu như đã bị lũ cuốn trôi. Thêm vào đó, cơn bão số 8 sắp đổ bộ có thể sẽ gây nên một số thiệt hại chưa thể lường trước.
Nhưng với tình đoàn kết, cùng sự quan tâm, giúp đỡ đồng lòng của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cũng như góp sức của các tổ chức, cá nhân trong cả nước, khúc ruột miền Trung sẽ sớm lành vết thương, để cùng cả nước trở lại cuộc đua phát triển kinh tế. Năm 2020 có thể là một năm mang ký ức đau thương của một trận lụt lịch sử, nhưng cũng là dấu mốc của một kỷ niệm đẹp về tình đồng bào.
Đêm không ngủ của sinh viên quê vùng lũ Mất liên lạc với ba mẹ, sau lại nhận tin ông bà chưa thoát khỏi nhà khi lũ ập vào, Võ Thị Ngọc, du học sinh Nga, lên mạng cầu cứu sự giúp đỡ. Ngày 18/10, nghe tin quê nhà xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đón đợt lũ mới, Ngọc gọi điện về nhà hỏi thăm. Lũ năm nào...