‘Người hùng cầu Ghềnh’: Những chuyện chưa kịp kể
Ông Huỳnh Ngọc Hoàng bộc bạch, khi thấy cầu Ghềnh sập còn xe lửa đang chạy tới, ông cũng sợ lắm, vì nhà ông đang ở ngay đó, lỡ may có chuyện gì thì…
Ông Hoàng nhớ lại “buổi trưa cầu Ghềnh” đã khiến anh trở thành “người hùng” – Ảnh: Bùi Thư
Chiều ngày 29.3, chúng tôi gặp ông Huỳnh Ngọc Hoàng – người đã cấp báo kịp thời, ngăn không cho đoàn tàu đi từ ga Sóng Thần lao xuống sông Đồng Nai vì tai nạn sập cầu Ghềnh – nhân lúc ông được Bộ Giao thông Vận tải khen thưởng.
Ông Hoàng nhận được 5 tấm bằng khen, cả tiền thưởng, rồi cả sự “nổi tiếng” nữa. Ban đầu ông bất ngờ, sau cảm thấy tự hào, hạnh phúc. Số tiền được thưởng ông sẽ dùng cho việc chữa trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm đã đeo bám ông suốt gần hai chục năm.
Ông Hoàng được nhiều cơ quan, đơn vị khen thưởng – Ảnh: Lê Lâm
“Khi chạy đi cứu người thì không thấy đau”
Giữa cái nắng rực lửa, ngồi ở quán nước bên cạnh nhà ga Sài Gòn, &’người hùng thầm lặng’ Huỳnh Ngọc Hoàng nhớ lại: “Hôm đó cũng nắng vầy nè, tôi nghe tiếng ‘đùng’ lớn lắm, vội kêu vợ con chạy hết ra khỏi nhà, còn mình chạy về phía tiếng động đó. Tới nơi tôi mới hoảng hồn thấy cầu sập, liền lật đật quay ngược lại báo cho mấy anh gác cổng đang chuẩn bị kéo đường chắn cho tàu tới”.
Đối với ông Hoàng, câu chuyện sắm vai “người hùng” chỉ có vậy. Sau đó, ông lại trở về với cuộc sống thường ngày, đối mặt với căn bệnh thoát vị đĩa đệm đã làm ông như bị trói tay trói chân.
Vừa trò chuyện với chúng tôi, ông vừa giơ tay đấm đấm vào lưng, kể chuyên ngày xưa làm thợ hồ, bị tai nạn lao động rồi nằm viện sáu tháng. Hồi ấy, bác sĩ dặn ông không được đi làm lại, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên ông Hoàng vẫn &’bang’ đi làm tiếp. Kết quả là bị thoát vị đĩa đệm, không thể mang xách vật gì quá 7 kg hay vận động mạnh.
Video đang HOT
Ông Hoàng cười hề hề: “Lúc chạy thì không nghe đau, tới lúc về nhà thì nó nhức ghê lắm, phải nằm liền”.
Tính ra, mỗi ngày, ông Hoàng phải uống 3 cữ thuốc, không sót bữa nào, suốt mấy chục năm qua. Ông bảo vì không có tiền điều trị nên đành uống thuốc cầm chừng, còn bây giờ thì sẽ đi khám đàng hoàng.
“Bây giờ nhận được tiền thưởng, tôi sẽ mua một cái xe máy và chữa cho khỏi căn bệnh đã hành hạ, khiến tui không đi làm được này. Vợ tui bây giờ là trụ cột chính, vì bệnh nên tui ở nhà làm nội trợ, chăm con”, ông Hoàng hớn hở.
Anh Hoàng (áo trắng) cùng ba nhân viên gác đã có công trong việc ngăn đoàn tàu đâm xuống sông Đồng Nai – Ảnh: Bùi Thư
“Nhà tui ở đó chứ đâu, ai mà muốn chuyện gì xảy ra”
Theo ông Hoàng, vụ sập cầu Ghềnh là tai nạn lớn nhất suốt 47 năm sống ở gần khu vực này mà ông chứng kiến.
“Vụ tai nạn đầu tiên tui thấy là tàu lửa húc vào xe củi văng vào một nhà ở trong xóm vào buổi tối. Lần nữa là đoàn tàu đâm thẳng vào dàn xe taxi cách đây mấy năm. Hôm đó tui chui xuống cầu, xăng nhiễu ướt cả áo. Nên ngán mấy cái tai nạn kiểu đó lắm”, ông Hoàng bộc bạch.
Được nhiều người gọi là “người hùng”, nhưng với ông Hoàng, ông thấy việc mình làm cũng bình thường, là ai trong trường hợp đó cũng sẽ làm như ông. “Tui không ngờ sẽ được lên tivi, được khen thưởng và được nhiều người biết đến vì không ai muốn có tai nạn nghiêm trọng hay thảm họa gì xảy ra. Tôi làm vậy cũng vì nhà tui ở đó chứ đâu, ai mà muốn chuyện gì xảy ra”.
Chuyện vãn, chúng tôi biết ông Hoàng là người thực tế lắm, ông sẽ quay trở lại cuộc sống chăm con, nội trợ và kiếm công việc bảo vệ ở công ty nào đó để đỡ đần cho gia đình.
“Nhưng tất nhiên là vui chớ khi đi ngang người ta nói &’Chà! Bữa nay lên tivi, nhận bằng khen oách dữ’”, ông Hoàng cười hiền.
Hiện ông Hoàng tiếp tục theo học lớp dạy chữ của cô Nguyễn Thị Dư cách nhà ông khoảng 10 km. Tuổi đã lớn, nách lại cắp thêm đứa con 3 tuổi rưỡi, ông Hoàng vẫn khao khát được biết con chữ.
Nhớ một lần đi lạc, ông hỏi đường thì bị người ta nói: “Già cái đầu mà không biết chữ nghĩa” nên ông Hoàng sẵn dịp này quyết tâm cắp sách đến trường dù ở tuổi 47.
Ông nói, nhờ được biết đến như “ người hùng cầu Ghềnh” mà ông nhận nhiều sự giúp đỡ, thứ mà ông không bao giờ nghĩ đến trong khoảnh khắc quên đau đớn lao đi la hét chặn đoàn tàu.
Nói thế chứ, hôm thấy ông ngồi khép nép giữa bộ bàn ghế sang trọng, nghe lãnh đạo ngành đường sắt dặn dò phải làm gì, nói sao khi nhận bằng khen của Bộ, tự dưng thương ông nhiều hơn.
Bùi Thư
Theo Thanhnien
Khôi phục khẩn cấp cầu Ghềnh
Hôm qua 23.3, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Tổng công ty đường sắt VN đồng ý chủ trương đầu tư công trình xây dựng khôi phục cầu Ghềnh với tổng chi phí 298,5 tỉ đồng.
Ghe, sà lan đã được lưu thông qua dưới cầu Ghềnh - Ảnh: H.T
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT chỉ đạo Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt VN (ĐSVN) quyết định đầu tư, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án; được giao thầu từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo đúng quy định pháp luật.
Mất từ 3 đến 4 tháng
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT và ĐSVN đã họp bàn thống nhất phương án xây mới 2 trụ và 3 dầm.
Cụ thể: xây dựng mới toàn bộ cầu với sơ đồ nhịp 75 75 75 m, dầm dàn vòm thép giản đơn. Nâng cao độ trắc dọc đỉnh ray trên cầu lên khoảng 2,2 m đáp ứng tĩnh không thông thuyền cấp 3 (tĩnh không thông thuyền là 7 m, cao hơn 3 m so với tĩnh không thông thuyền của cầu hiện hữu là 4 m). Cải tạo nâng đường hai đầu cầu và các hạng mục công trình thuộc phạm vi cầu và đường sông hai đầu như cầu chui Hiệp Hòa, đường ngang Bùi Hữu Nghĩa, hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt, điện, đường ống nước trên cầu... Chi phí cho các hạng mục này là 153,7 tỉ đồng.
Ngoài ra, để đảm bảo khai thác đồng bộ cầu sau khi khôi phục, sẽ cần thêm 75 tỉ đồng để sửa chữa, cải tạo mở rộng nhà ga, ke ga, kéo dài và đặt thêm đường ga ở các ga Biên Hòa, Hố Nai, Trảng Bom. Theo ông Đông, thời gian sửa chữa cầu Ghềnh sẽ mất 3 - 4 tháng, dự kiến đầu tháng 4 sẽ bắt đầu thi công cầu mới.
Cũng trong ngày hôm qua, ông Đông đã trực tiếp dẫn đầu đoàn công tác đến khảo sát các ga trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm tìm phương án cải tạo, lắp thêm đường xếp dỡ tại ga Hố Nai, Trảng Bom đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa trong lúc chờ khắc phục sự cố cầu Ghềnh.
Có nên đón khách ở ga Sài Gòn ?
Từ hôm qua 23.3, Tổng công ty ĐSVN đã công bố thay đổi lịch cơ bản chạy tàu. Theo đó, chỉ còn các đôi tàu: 2 đôi tàu Hà Nội - Nha Trang là SE12, SE78 (và ngược lại); 3 đôi tàu Sài Gòn - Hà Nội là SE56, TN12, SE34 (và ngược lại), có chuyển tải bằng ô tô từ ga Sóng Thần đi ga Biên Hòa (và ngược lại); 3 đôi tàu khu đoạn là SE21 - 22 (Sài Gòn - Vinh - Sài Gòn), SE25-26 (Sài Gòn - Quy Nhơn - Sài Gòn) SNT5 - SNT2 (Sài Gòn - Nha Trang - Sài Gòn), cũng chuyển tải khách từ ga Sóng Thần đi ga Biên Hòa bằng ô tô. Hành khách có vé đi tàu SE8 xuất phát ở ga Sài Gòn (lúc 6 giờ) sẽ được chuyển SE6 (lúc 9 giờ) tại ga Sài Gòn. Hành khách có vé đi tàu SE tại ga Sài Gòn lúc 19 giờ 30 sẽ được chuyển sang tàu SE4 lúc 22 giờ. Ngành đường sắt cũng tạm dừng chạy đôi tàu Sài Gòn - Phan Thiết là SPT1 - 2.
Trong khi đó, trong ngày hôm qua vẫn còn có khoảng hơn 800 hành khách từ ga Sài Gòn đi tàu ra ga Sóng Thần và theo các xe buýt trung chuyển ra ga Biên Hòa. So với lượng khách trong thời điểm bình thường là khoảng 2.500 khách ngày, lượng khách đi tàu sau thời điểm sập cầu Ghềnh đã giảm sút khá lớn. Tại ga Sài Gòn vẫn có khá nhiều người đến đổi, trả vé nên vẫn phải xếp hàng khoảng 10 - 15 phút. Nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian chờ đợi khắc phục sự cố cầu Ghềnh, ga Sài Gòn cần thông báo rộng rãi để khách đi tàu biết và có thể lên thẳng ga Biên Hòa để đi tàu, tránh việc tổ chức đưa đón, trung chuyển... lòng vòng mất thời gian và tốn kém thêm chi phí cho chính ngành đường sắt.
Giải tỏa ùn tắc đường thủy
Cũng trong sáng qua, Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) đã điều động khẩn cấp 2 cẩu nổi công suất lớn đang thi công cầu Bình Khánh (TP.HCM) tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả sập cầu Ghềnh. Theo đó, chiếc sà lan thứ nhất có tải trọng 3.800 tấn đã di chuyển từ công trường cầu Bình Khánh (H.Nhà Bè, gói thầu J1, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành) qua cảng Lotus để vận chuyển cẩu nổi công suất 500 tấn (lớn nhất tại VN hiện nay). Sà lan thứ hai có tải trọng 1.600 tấn đã có sẵn cẩu nổi công suất 150 tấn cùng lên đường đến cầu Ghềnh để kịp thời hỗ trợ khẩn cấp việc sửa chữa cây cầu này.
Chi cục Đường thủy nội địa phía nam (thuộc Cục đường thủy nội địa VN) sáng qua cũng đã cho phép các phương tiện tự hành có tải trọng dưới 300 tấn và phương tiện đoàn lai dắt có trọng tải đến 400 tấn được phép lưu thông (từ 6 - 18 giờ hằng ngày) qua khoang thông thuyền phụ cầu Ghềnh (khoang số 4) nằm phía bờ phải thuộc P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa.
Mai Hà - Hoàng Tuấn - Đình Mười
Theo Thanhnien
Đề xuất khen thưởng 'người hùng thầm lặng' chặn đứng thảm họa tàu lửa lao xuống Cầu Ghềnh Ban thi đua khen thưởng tỉnh Đồng Nai đã thẩm định hồ sơ và đề xuất chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khen thưởng ông Huỳnh Ngọc Hoàng, người hùng thầm lặng chặn đứng thảm họa tàu lửa lao xuống Cầu Ghềnh. Ông Huỳnh Ngọc Hoàng, người kịp thời báo tin cho 3 nhân viên đương sắt ngăn không cho đoàn tàu từ...