Người Hồng Kông cương quyết biểu tình đến khi ‘đạt được thỏa thuận’
Đại diện phong trào Chiếm Trung Hoàn đồng ý thương lượng chính thức với chính quyền, nhưng cuộc gặp gỡ sẽ bị hủy bỏ nếu chính quyền kiên quyết “quét sạch” người biểu tình khỏi đường phố, theo BBC.
Ngày 7.10, phong trào biểu tình đòi bầu cử tự do tại Hồng Kông đã bước sang ngày thứ 10. Theo BBC, ngày 6.10, các công chức đã trở lại văn phòng, số người chiếm đóng đường phố đã giảm đi, tuy nhiên một số lượng khác vẫn kiên quyết bám trụ.
BBC dẫn lời Alex Chow, Tổng thư ký Liên hội Sinh viên Hồng Kông, nói rằng: “Mọi người cần nghỉ ngơi, nhưng họ sẽ quay trở lại”. Theo BBC, cuộc gặp gỡ đầu tiên chuẩn bị cho việc đàm phán giữa chính quyền và sinh viên đã kết thúc với nhất trí rằng hai bên sẽ bắt đầu đối thoại chính thức.
Theo South China Morning Post (SCMP), việc đối thoại sẽ bắt đầu trong tuần này. Các sinh viên tuyên bố sẽ không chấm dứt biểu tình tại Admiralty, Causeway Bay và Mong Kok chừng nào chưa đạt được một thỏa thuận đột phá.
Người Hồng Kông quyết biểu tình đến khi đạt được thoả thuận.
Video đang HOT
Lester Shum, đại diện của Liên hội Sinh viên Hồng Kông, cho biết các sinh viên đã đạt được thỏa thuận với ông Lau Kong-wah, Phó ban Các vấn đề về Lập pháp và Đại lục, rằng đàm phán sẽ diễn ra thành nhiều vòng, trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng.
“Chúng tôi đã nhất trí sẽ bắt đầu đàm phán trong tuần này. Chúng tôi muốn rằng đó phải là một cuộc đàm phán nghiêm túc, thay vì gặp gỡ trò chuyện hoặc khuyên nhủ”, người đại diện sinh viên nói.
Hiện địa điểm diễn ra đàm phán vẫn chưa được quyết định, dù theo SCMP, các sinh viên muốn cuộc gặp chính thức với bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Chánh văn phòng đặc khu, được diễn ra tại một trường đại học, tốt nhất là Đại học Hồng Kông.
Người biểu tình nằm nghỉ bên các vật dụng được dùng để phong toả đường phố.
Trong khi đó, phát biểu với báo chí trong một cuộc gặp khác, ông Lau Kong-wah, nói rằng nếu người biểu tình mong muốn cải cách hệ thống bầu cử bằng cách thức hợp pháp, Hồng Kông phải chấp nhận đường lối mà cơ quan lập pháp Trung Quốc đưa ra trước đó, bất chấp việc quyết định này chính là khởi phát của cuộc biểu tình.
Đáp lại, Lester Shum cho rằng việc chính quyền Hồng Kông khăng khăng đi theo chủ trương bầu cử trên sẽ là “trở ngại” cho cuộc đàm phán mang tính xây dựng, SCMP dẫn lời.
Phong trào Chiếm Trung Hoàn của người dân Hồng Kông nổ ra từ ngày 28.9, theo sau một tuần bãi khóa của sinh viên, để phản đối quy định của chính quyền T.Ư Trung Quốc về việc bầu cử đặc khu trưởng Hồng Kông. Theo đó, một hội đồng sẽ quyết định trước 2-3 ứng viên cho chức vụ này, trước khi người dân Hồng Kông bỏ phiếu.
Hàng ngàn người, có lúc hàng vạn, đã chiếm đóng các đường phố trung tâm của Hồng Kông để phản đối quyết định này, đồng thời yêu cầu đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức; tuy nhiên ông Lương đã bác đề nghị này.
Theo Thanh Niên
Báo chí Trung Quốc "đổi giọng" về vấn đề Hong Kong
Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc trong suốt tuần qua không đả động đến phong trào phản kháng tại Hong Kong. Nhưng sáng 06/10/2014 đã dành 10 phút để nói về các sinh hoạt tại Hong Kong đang trở lại bình thường, theo RFI.
Sinh hoạt bình thường trở lại ở khu thương mại Mong Kok, Hong Kong, ngày 06/10/2014.
Thông tín viên đài RFI Caroline Puel từ Bắc Kinh ghi nhận:
Sau khi đã lên gân và tỏ thái độ không khoan nhượng trong suốt tuần lễ vừa qua, trong vài giờ gần đây, Bắc Kinh tỏ dấu hiệu cởi mở hơn. Tất cả các bài báo mới nhất, đều tìm cách làm &'hạ nhiệt' tình hình ở Hong Kong. Tân Hoa Xã đi đầu theo hướng này khi nhấn mạnh : Người biểu tình đang giải tán, các trường học và công sở hoạt động trở lại bình thường, các trục lộ giao thông cũng vậy.
Thay đổi trong thái độ đó của các phương tiện truyền thông Trung Quốc không chỉ giới hạn trên hồ sơ Hong Kong. Cả một chiến dịch tuyên truyền liên quan đến Tân Cương được mở ra hôm nay. Tân Cương là một tỉnh ở miền tây bắc Trung Quốc vốn được cai trị với một bàn tay sắt. Gần đây hàng loạt các vụ khủng bố đẫm máu đã diễn ra tại khu vực này.
Nhiều bài báo trong ngày dành để nói về cộng đồng Hồi giáo ở Tân Cương một cách tích cực. Những bài viết đó đề cao phong tục tập quán và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ. Bên cạnh đó, Trung Quốc hôm nay cũng cho phát hành nhiều cuốn sách trắng với xu hướng mở rộng vòng tay đối với các sắc tộc thiểu số.
Rõ ràng đây là đường lối chung ở Bắc Kinh hiện nay. Trong khi đó mọi người đều biết có hai phe trong hàng ngũ các nhà cầm quyền Trung Quốc. Một bên có lập trường cứng rắn, còn bên kia thì ý thức được rằng giải pháp đối thoại là cần thiết. Hy vọng là phe thứ nhì này đang chiếm thế áp đảo, nhất là trong việc xử lý vấn đề Hong Kong. Có như vậy mới mong mở ra đối thoại với người biểu tình Hong Kong, để rồi mọi chuyện sẽ lắng xuống. Ít ra là vào thời điểm này .
Theo NTD/Bizlive
Đe dọa kinh tế Hong Kong, "đòn đánh" Tôn tử từ phía Trung Quốc? Cục Quản trị Du lịch Quốc gia Trung Quốc đang cấm các nhóm du lịch ở lục địa du hành đến Hong Kong. Lệnh cấm hôm thứ tư đánh dấu một sự thay đổi chiến lược trong cách thức Bắc Kinh cố gắng kiềm chế và gieo rắc sự chia rẽ đối với những người biểu tình vì dân chủ ở vùng đất...