Người Hồi giáo cầu nguyện ở nhà thờ Công giáo Đức để bảo đảm giãn cách
Đây là tín hiệu mừng về tình đoàn kết giữa Hồi giáo và Công giáo trong mùa dịch Covid-19.
Một nhà thờ Công giáo ở thủ đô Berlin (Đức) đã đón người Hồi giáo đến cầu nguyện, do nhiều nhà thờ Hồi giáo không có đủ không gian tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội cho các tín đồ đến cầu nguyện. Đây là tín hiệu về tình đoàn kết giữa các tôn giáo trong đại dịch Covid-19.
Biểu tượng của Kitô giáo và Hồi giáo. Ảnh: NPR.
Nhà thờ Hồi giáo Dar Assalam tại quận Neuklln (Berlin) thường đón hàng trăm người Hồi giáo đến dự thánh lễ ngày thứ 6 nhưng hiện chỉ có thể đón 50 người vì yêu cầu giãn cách mà chính phủ ban hành để chống dịch Covid-19.
Trong tháng lễ Ramadan, nhà thờ Công giáo Martha Lutheran gần đó đã đề nghị giúp đỡ, đón các tín đồ Hồi giáo đến cầu nguyện bằng tiếng Arab và tiếng Đức.
Video đang HOT
Thầy tế Mohamed Taha Sabry cho biết: “Đại dịch đã đưa chúng tôi trở thành 1 cộng đồng, khủng hoảng đưa mọi người xích lại gần nhau hơn. Những gì diễn ra là tình đoàn kết. Nhà thờ Công giáo chứng kiến khó khăn của người Hồi giáo và đã hỏi chúng tôi: Các bạn có cần không gian để cầu nguyện không? Và họ cho chúng tôi nơi để cầu nguyện trong thánh lễ ngày thứ 6, đó là tín hiệu tuyệt vời của tình đoàn kết giữa mùa dịch bệnh”.
Tuy nhà thờ Công giáo, được xây bằng gạch đỏ theo phong cách kiến trúc Phục Hưng mới, khác xa các thánh đường Hồi giáo nhưng theo các tín đồ Hồi giáo tới cầu nguyện ở đây thì nếu bỏ qua các chi tiết nhỏ thì các nhà thờ đều là Ngôi nhà của Chúa.
Đức cho phép mở cửa trở lại những nơi thờ tự từ ngày 4-5 sau nhiều tuần đóng cửa phong tỏa để chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, các tín đồ đến cầu nguyện tại các địa điểm thờ tự phải duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5m./.
Ca nhiễm nCoV ở Đức tăng trở lại
Đức ghi nhận thêm 2.468 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số người nhiễm lên hơn 127.500, trong đó hơn 3.200 người tử vong.
Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết thêm 285 người chết do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 3.254.
RKI báo báo tổng cộng 127.584 ca nhiễm trên toàn quốc, tăng 2.468 ca so với hôm qua. Đây là ngày Đức ghi nhận số ca nhiễm nCoV tăng trở lại sau 4 ngày giảm liên tiếp.
Giám đốc RKI Lothar Wieler hôm 14/4 nhận định số ca nhiễm mới tại nước này đã "tương đối ổn định", song ông thận trọng khi cho rằng "hiện không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy dịch bệnh đang giảm dần". Wieler trước đó nói còn quá sớm để Đức tuyên bố chiến thắng trước Covid-19, dù nước này được đánh giá chống dịch tốt hơn nhiều nước trong khu vực như Pháp và Italy.
Người dân đeo khẩu trang trước Cổng Brandenburg, thủ đô Berlin, Đức, hôm 5/4. Ảnh: Reuters.
Từ khi dịch xuất hiện, Đức đã áp dụng các biện pháp cách biệt cộng đồng nghiêm ngặt gồm đóng cửa trường học và doanh nghiệp, đồng thời xét nghiệm rộng rãi để sớm phát hiện các ca nhiễm. Giám đốc RKI cho biết với đà tăng ca nhiễm hiện tại, Đức dự báo không bị thiếu hụt giường điều trị tích cực cho bệnh nhân Covid-19 nặng.
Thủ tướng Angela Merkel hôm nay sẽ họp bàn với các quan chức chính phủ về việc có nên kéo dài các biện pháp cách biệt cộng đồng được nước này ban hành từ giữa tháng 3 hay không. Trước đó, bà Merkel khẳng định các biện pháp cách biệt cộng đồng giúp làm chậm tốc độ lây lan virus, song cảnh báo Đức "chưa an toàn" trước đại dịch. Các biện pháp ứng phó dịch hiện tại sẽ hết hạn vào 19/4.
Trong khi đó, hàng nghìn cửa hàng ở Áo đã mở cửa trở lại hôm 14/4 khi quốc gia này trở thành một trong những nước châu Âu đầu tiên nới lỏng phong toả. Hôm 13/4, Tây Ban Nha đã cho phép một số hoạt động, bao gồm xây dựng và sản xuất, tái khởi động. Đan Mạch sẽ mở cửa lại các nhà trẻ, trường học cho trẻ em lớp 1-5 vào ngày mai.
Học viện quốc gia Lepoldina của Đức đầu tuần công bố bài viết vạch ra những bước đầu tiên trong trường hợp nới phong tỏa, gồm mở cửa dần các trường học, bắt buộc đeo khẩu trang khi tham gia giao thông công cộng và tăng cường thu thập dữ liệu. Thị trưởng Berlin Michael Mueller ngày 14/4 nói với đài RBB rằng việc nới phong tỏa có thể được thực hiện sớm nhất vào 27/4 hoặc từ 1/5.
210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, khiến hơn 2 triệu người nhiễm, gần 127.000 người chết và gần 485.000 người hồi phục trên thế giới.
Mai Lâm
Merkel cảnh tỉnh về Covid-19 Trong khi nhiều lãnh đạo cố hạ mức nghiêm trọng của Covid-19, bà Merkel không ngần ngại nói sự thật phũ phàng rằng 70% người Đức có thể nhiễm nCoV. "Chúng ta phải hiểu rằng nhiều người sẽ mắc bệnh. Các chuyên gia ước tính chừng nào virus còn tồn tại, 60-70% dân số sẽ bị nhiễm", Thủ tướng Đức Angela Merkel phát...