Người học đại học sống thọ hơn
Tuổi thọ con người ngày càng tăng nhờ tiến bộ khoa học. Một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng 2/3 người không có bằng đại học giảm về tuổi thọ.
Ảnh minh họa
Proceedings of the National Academy of Sciences vừa đăng tải nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ về tuổi thọ con người. Theo đó, tuổi thọ của 2/3 người Mỹ không có bằng đại học đang giảm dần. Điều này ngược lại với xu hướng chung, làm tăng chênh lệch tuổi thọ giữa nhóm người học và không học đại học.
“Nhìn vào dữ liệu, mọi người sẽ thấy năm 2012 trở về trước, tuổi thọ tăng. Sau đó, quãng đời của người không có bằng đại học bắt đầu giảm. Tình trạng tuổi thọ giảm không xảy ra với tất cả mà chỉ với những người Mỹ không trải qua 4 năm đại học. Sự khác biệt phân chia theo giáo dục rất lớn”, Angus Deaton, giáo sư Kinh tế học tại ĐH Southern California và Princeton, thành viên nhóm nghiên cứu, cho hay.
Chênh lệch tuổi thọ giữa người có và không có bằng đại học ở Mỹ. Ảnh: Nghiên cứu của Anne Case và Angus Deaton.
Video đang HOT
Với nghiên cứu này, GS Deaton cùng cộng sự Anne Case, cũng là giáo sư tại ĐH Princeton, phân tích 48,9 triệu hồ sơ chứng tử của người Mỹ từ năm 1990 đến năm 2018. Họ muốn tính số năm mà một người giả sử 25 tuổi có thể sống đến 75 tuổi (tức chỉ tính trong vòng 50 năm).
Theo CNBC , phương pháp này thường được dùng cho các nghiên cứu tính khả năng con người chết vì các vấn đề không liên quan tuổi tác như “cái chết tuyệt vọng” – thuật ngữ chỉ tình trạng tử vong đang tăng vì dùng chất kích thích, rượu, tự tử.
Nhóm nghiên cứu phát hiện năm 2018, người trưởng thành ở Mỹ có bằng đại học có thể sống 48,2 năm trong số 50 năm mặc định. Trong khi đó, con số này ở nhóm người không học đại học là 45,1 năm.
GS Deaton và Case nhấn mạnh đây là sự chênh lệch đáng kể, một phần do chênh lệch trong cơ hội nghề nghiệp, thiếu việc làm ổn định, lương cao đối với người không có bằng cấp.
“Mỹ là đất nước giàu có, rộng lớn với công nghệ y học đi đầu nhưng tuổi thọ của những người không có bằng đại học vẫn giảm, thậm chí trước cả khi dịch Covid-19 bùng phát”, GS Case cho biết.
GS Deaton bổ sung rằng đại dịch đang khiến điều kiện sống của những người không bằng cấp trở nên tồi tệ hơn. Họ thường phải làm công việc tiếp xúc người khác, đối mặt môi trường làm việc không an toàn.
Theo ông, công việc tốt ngày càng hiếm đối với người lao động chưa trải qua 4 năm đại học. Nhiều người trong số họ thất nghiệp. Chi phí cho chương trình chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, đẩy những người này khỏi thị trường lao động chất lượng cao.
GS Deaton nói thêm người lao động không có công việc ổn định hay bảo hiểm sức khỏe, “dần dần phá hủy cuộc sống của người ít học tại Mỹ trong 50, 60 năm qua”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra trình độ học vấn ngày càng ảnh hưởng tuổi thọ của người dân Mỹ. Sự khác biệt này thậm chí còn rõ ràng hơn chênh lệch trong tuổi thọ giữa các chủng tộc.
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đề xuất tăng cơ hội tiếp cận giáo dục và cơ hội việc làm, cũng như có thể giải quyết một số vấn đề liên quan tuổi thọ.
Gần 75% giới trẻ Mỹ bị ảnh hưởng tâm thần từ đại dịch Covid-19
Chuyên gia kêu gọi giới trẻ nên nghĩ tích cực về tương lai ngay cả khi 'thiếu một số mảnh ghép' do đại dịch Covid-19.
Giới trẻ Mỹ chịu nhiều áp lực về sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19 - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH PHILADELPHIA INQUIRER
Tờ Philadelphia Inquirer ngày 20.8 đăng khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy gần 75% giới trẻ trong độ tuổi 18-24 từng trải qua ít nhất một triệu chứng về sức khỏe tâm thần hoặc hành vi do đại dịch Covid-19.
Khảo sát có sự tham gia của 5.400 người ở nhiều nhóm tuổi cho thấy gần 41% ghi nhận ít nhất một triệu chứng về sức khỏe tâm thần hoặc hành vi, bao gồm lo lắng, trầm cảm, sang chấn và việc tăng sử dụng các chất kích thích.
Các triệu chứng lo lắng từ ngày 24-30.6 cao hơn gấp 3 lần so với quý 2 năm 2019, trong khi trầm cảm cao hơn gấp 4 lần, trong đó người trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Khoảng 1/4 người trẻ được hỏi cho biết họ từng nghĩ đến việc tự tử vào tháng 6, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm tuổi là 11%, cao gấp đôi so với thời chưa có đại dịch Covid-19. Những người da màu, gốc La tin, nhân viên chăm sóc sức khỏe là những người dễ có ý nghĩ này nhất.
Theo ông Tony Salvatore tại Đội phòng chống tự tử hạt Montgomery (bang Pennsylvania), các chuyên gia tư vấn nhận được rất nhiều cuộc gọi trong đại dịch Covid-19, với nội dung nói về việc bị bớt giờ làm, mất việc và không thể tìm việc do nhiều cơ sở đóng cửa.
Bên cạnh đó, nhiều người trẻ bày tỏ lo lắng không thể tốt nghiệp kịp thời gian dự kiến, trường đại học không thông báo sinh viên cần làm gì để duy trì học bổng hay khi nào trở lại lớp.
"Người trẻ bị choáng ngợp hoàn toàn bởi mọi thứ. Nỗi lo về khả năng mắc Covid-19 không nhiều như nỗi lo về các tác động đến đời sống", ông Salvatore nhận định.
Bà Lily Brown, giám đốc trung tâm điều trị và nghiên cứu về lo lắng tại Đại học Pennsylvania, khuyên các bậc cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý khi người trẻ có dấu hiệu gặp khó khăn, khuyến khích họ cân nhắc điều trị từ xa. Việc thay đổi hành vi có thể là dấu hiệu một người cần sự hỗ trợ chuyên môn.
"Chúng tôi muốn thấy giới trẻ nghĩ về tương lai, dù cả khi đang thiếu một số mảnh ghép. Khi người trẻ bắt đầu mất hy vọng vào tương lai cũng là khi nguy cơ gia tăng", bà phân tích.
Người thầy bác sĩ 80 lần hiến máu, lần đầu cho ca mổ tách song sinh Việt-Đức "Tôi cũng liên tục hiến máu suốt 32 năm qua. Lần đầu tiên tôi tham gia là hiến máu tươi phục vụ ca mổ tách 2 bé song sinh Việt - Đức", phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Ngô Minh Xuân chia sẻ. Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Ngô Minh Xuân tham gia hiến máu -...