Người H’mông dựng xưởng dệt vào top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam
Mới đây Tạp chí Forbes Việt Nam đã công bố 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam trong đó có bà Vàng Thị Mai (người dân tộc Mông, xã Lùng Tám, Quản Bạ, Hà Giang). Bà là người sáng lập ra hợp tác xã dệt lanh, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người với mức thu nhập từ 3 đến 9 triệu một tháng.
Tạp chí Forbes Việt Nam chính thức công bố danh sách 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017, ghi nhận 50 gương mặt phụ nữ đang có vai trò nổi bật trong các lĩnh vực hoạt động của họ, bao gồm chính trị, kinh doanh, hoạt động xã hội và từ thiện, khoa học – giáo dục, giải trí, nghệ thuật và thể thao. Bà Vàng Thị Mai được bầu chọn trong lĩnh vực hoạt động xã hội.
Là người sáng lập hợp tác xã vải lạnh truyền thống ở thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) từ những năm 2001. Ban đầu hợp tác xã chỉ có 10 người với mức thu nhập khoảng 600 nghìn đồng một tháng. Đến nay, hợp tác xã dệt lanh đã có hơn 100 lao động với mức thu nhập đạt từ 3 đến 9 triệu đồng một tháng.
Bà Mai điều hành, đào tạo nhân sự, phát triển kinh doanh, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm lanh thổ cẩm do các nghệ nhân và thành viên của hợp tác xã làm ra. Việc làm này giúp cải thiện đời sống của nhiều phụ nữ, thay đổi tư duy “trọng nam khinh nữ”, đưa người phụ nữ H’Mông trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình.
Sản phẩm trên của hợp tác xã đã được xuất đi khắp cả nước và 20 bạn hàng châu Âu (Khối EU), được khách hàng ưa chuộng vì nét độc đáo của sản phẩm với chất liệu truyền thống tự nhiên bền, đẹp, nét hoa văn tinh xảo mang tính dân tộc trên vùng cao núi đá.
Gọi là vải lanh thổ cẩm do vải được làm từ sợi tước từ cây lanh, thổ cẩm là phần họa tiết và nhuộm màu trên vải. Vải được dệt, thêu từ chất liệu cây lanh địa phương với những nét hoa văn truyền thống của đồng bào Mông, có từ ngàn đời trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Video đang HOT
Những người theo bà Mai từ ngày đầu tiên khi thành lập hợp tác xã giờ cũng đã cao tuổi. Tuy nhiên họ vẫn là những lao động chính, nhiều người đã trở thành nghệ nhân với mức thu nhập 7 ngày được một triệu đồng.
Trong các tour du lịch đến Hà Giang, làng dệt lanh Tám giờ là địa chỉ thu hút khách. Ở đấy, khác có thể gặp nghệ nhân Mai trong trang phục H’mông cho dù thời tiết nắng nóng, đon đả mời khách xem hàng, giới thiệu các công đoạn, thậm chí còn dệt thử. Đây là một trong những phương pháp quảng bá hữu hiệu mà không tốn nhiều kinh phí.
Toàn bộ sản phẩm dệt lanh đều được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, tốn công nhưng bền màu. Do toàn bộ quá trình làm bằng tay nên chi phí sản phẩm của lanh Lùng Tám cao hơn so với các vùng khác. Sản phẩm làm ra phong phú đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại, chất lượng.
Để có được một sản phẩm đến tay khách hàng đều phải trải qua 41 công đoạn hoàn toàn thủ công rất cầu kỳ, cần người làm có nhiều sức khỏe và khéo léo. Việc đào tạo nhân công được bà Mai tiến hành từ những em nhỏ. Mỗi một nghệ nhân hay một thợ chính sẽ kèm cặp một vài em nhỏ. Mỗi tháng cũng có một khoản thu nhập khoảng 600 nghìn đồng.
Nhà báo Nguyễn Lương Phán (bên phải), Phó Tổng biên tập báo điện tử Dân trí, thăm quan hợp tác xã dệt lanh của bà Vàng Thị Mai trong một chuyến công tác tại Hà Giang.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Sự tích Tam giác mạch xứ Hà Giang hút khách thập phương
Nơi địa đầu Tổ quốc Hà Giang có một loài hoa mang trong mình một sự tích mà không phải ai cũng biết đến.
Cứ đến độ tháng 10 hàng năm là Cao nguyên đá đến mùa tam giác mạch, trải dài khắp đồi núi, bản làng lẫn lối đi. Những bông phơn phớt trắng hồng điểm tím mơn mởn như một người thiếu nữ e ấp độ xuân thì, làm nức lòng giới trẻ gần xa để tìm đến xứ Hà giang ngắm tam giác mạch.
Cứ đến tháng 10 hàng năm là mùa hoa tam giác mạch.
Cảnh thiên nhiên nơi địa đầu tổ quốc thơ mộng, hoang vu, hùng vĩ làm tô điểm thêm vẻ đẹp của tam giác mạch. Những người thích đi du lịch không thể từ chối lên xứ Hà Giang vào tháng 10 và 11 hàng năm được.
Cùng với đó, hoa tam giác mạch cũng có sự tích riêng của nó:
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chả biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt, người người lấy hạt về ăn. Khi ngô và hạt lúc trong nhà đã cạn mà vụ mùa sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài nơi hang cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp.
Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp rừng núi để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua, nhiều nơi đã đến mà chưa tìm thấy cái gì có thể làm no bụng. Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi, và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài khắp từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kĩ mới thấy những chiếc lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ăn ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã ngủ yên và khói bếp lại bay lên mỗi chiều.
Tam giác mạch là họ nhà lúa, được nảy lên từ mảy lúa, mảy ngô, nên được gọi là mạch, lá có phần tam giác nên người ta gọi là "tam giác mạch". Người Mông còn gọi mạch là "chez".
Tam giác mạch nảy lên từ mảy lúa, mảy ngô, lá có phần tam giác nên người ta gọi là tam giác mạch.
Hoa tam giác mạch thường có 3 màu: Ban đầu khi hoa mới nở thì là màu tím, sau đó từ 1-2 tuần thì sẽ chuyển sang màu tím phơn phớt hồng rồi tím sẫm. Cuối cùng, hoa ngả sang màu đỏ sậm.
Hoa tam giác mạch thường có 3 màu
Những điểm có nhiều hoa tam giác mạch như: Sủng Lả; Phố Là; Ma Lé; Lũng Táo; Lũng Cú; Phố Bảng.
Những bạn trẻ rũ bỏ khói bụi và bộn bề thành thị, xách balo lên đường đến thăm vùng xứ Hà Giang với loài hoa tuyệt đẹp.
Hoa tam giác mạch là "đặc sản riêng" của Hà Giang.
Người ta bảo hoa tam giác mạch là "đặc sản riêng" của vùng đất cực bắc Tổ quốc. Đó là nơi có loài hoa tuyệt đẹp nở trên đá sỏi khô cằn.
Theo Phụ Nữ Today
Khám phá 5 mùa hoa đẹp khắp cả nước trong cuối tháng 11 Hoa dã quỳ, hoa hướng dương, cúc họa mi... là những loại hoa đẹp nở rực rỡ cuối tháng 11 mà bạn nên xách ba lô lên và khám phá ngay. Dã quỳ là một loài hoa dại phổ biến ở Tây Nguyên và nhiều tỉnh vùng cao phía Bắc. Tuy nhiên, nhắc đến loài hoa này, người ta thường nghĩ đến Đà...