Người Hàn lo lắng vì phải đeo khẩu trang trong nhà
Ngay khi chính phủ siết chặt quy định về việc đeo khẩu trang phòng Covid-19, nhiều người dân xứ kim chi lo ngại cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng.
Kể từ ngày 12/4, người dân xứ kim chi bắt buộc phải đeo khẩu trang ở mọi nơi, bao gồm cả không gian ngoài trời, trong nhà và trên các phương tiện công cộng, theo Korea Herald .
Việc siết chặt quy định đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng, nhất là những nơi khó giữ khoảng cách 2 m, là nỗ lực mới nhất của chính phủ nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.
Các cá nhân vi phạm sẽ phải nộp phạt 100.000 won (89 USD), còn người điều hành doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh không tuân thủ quy tắc sẽ bị phạt 1,5 triệu won (hơn 1.300 USD).
Quy đinh mới yêu cầu người dân Hàn Quốc đeo khẩu trang ở mọi nơi công cộng, bất kể là ngoài trời hay trong nhà. Ảnh: Yonhap.
Trước đây, việc đeo khẩu trang chỉ được yêu cầu tại một số cơ sở nhất định và theo mức độ giãn cách xã hội từng khu vực.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều công dân xứ kim chi cho rằng quy định mới đang gây bất tiện cho đời sống hàng ngày.
Korea Herald ghi nhận khách hàng tại các quán cà phê, nhà hàng cảm thấy không thoải mái khi phải đeo khẩu trang trong quán ăn, chỉ được phép bỏ ra vài phút khi dùng bữa hay uống nước.
Các chủ quán cũng nhận thấy quy tắc trên “khá rườm rà” vì họ buộc phải thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu thực khách đeo khẩu trang khi không ăn uống.
Chủ một nhà hàng ở thành phố Suwon, phía nam Seoul, phàn nàn rằng anh khó có thể đốc thúc khách khứa đeo khẩu trang do công việc bếp núc quá bận rộn.
Một chủ quán khác ở cùng thành phố còn thấy xấu hổ mỗi khi phải nhắc nhở khách hàng liên tục về việc đeo khẩu trang khi tạm dừng ăn uống.
Nhiều nhân viên văn phòng lo ngại rằng quy định đeo khẩu trang tại văn phòng sẽ ảnh hưởng tới tiến độ công việc. Ảnh: Yonhap.
Không chỉ riêng các cơ sở kinh doanh, giới văn phòng cũng rất hoang mang, lo lắng việc đeo khẩu trang trong nhà sẽ làm giảm hiệu suất công việc.
“Tôi đã quen với việc đeo khẩu trang khi đi đường, ngồi phương tiện công cộng. Giờ đây, tôi thấy lo lắng nếu vô thức tháo xuống ở chỗ làm do ngột ngạt”, một nhân viên họ Kim trả lời.
Một nhân viên khác của công ty họ Lee cho biết khó có thể tuân thủ hoàn toàn quy định mới do gây trở ngại giao tiếp khi gọi điện thoại cho doanh nghiệp mà vẫn đeo khẩu trang.
Slovenia nới lỏng các biện pháp phòng dịch
Slovenia ngày 10/4 thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và ngừng áp dụng giới nghiêm từ ngày 12/4 tới.
Chính phủ cho biết lệnh phong tỏa một phần kéo dài 11 ngày qua trong dịp lễ Phục Sinh đã giúp giảm số ca nhiễm.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ljubljana, Slovenia, ngày 25/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quy định mới, từ đầu tuần tới, trường tiểu học và trung học sẽ nối lại các buổi học trực tiếp, trong khi các cửa hiệu và cửa hàng dịch vụ quy mô nhỏ sẽ được mở lại. Đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc trong không gian kín hoặc ở nơi có đông người.
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Janez Poklukar nhận định "lệnh phong tỏa là cần thiết và đã thành công".
Trước đó, Slovenia đã áp đặt phong tỏa một phần từ ngày 1/4 và theo Bộ trưởng Poklukar, lệnh này đã giúp tránh phải nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất, mức màu đen. Tuy nhiên, ông Poklukar cũng cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ ba, với sự tác động của biến thể virus phát hiện tại Anh có khả năng lây nhiễm cao, vẫn chưa đạt đỉnh. Vì vậy, các cửa hiệu và nhà hàng quy mô lớn vẫn phải đóng cửa và người dẫn vẫn sẽ không được di chuyển quá xa nhà mình.
Theo nhà chức trách Slovenia, đến ngày 9/4, khoảng 300.000 người (tức 15% dân số) đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Đến nay, Slovenia ghi nhận 4.100 ca tử vong, khiến nước này là một trong những nước bị tác động mạnh nhất trong Liên minh châu Âu (EU) nếu tính theo đầu người.
*Ngày 9/4, Italy đã thông báo chấm dứt các biện pháp phong tỏa từ tuần tới tại tâm dịch Lombardy và một số vùng khác có số ca nhiễm giảm.
Bộ Y tế cho biết các biện pháp hạn chế cấp cao nhất "màu đỏ" sẽ được nới lỏng từ ngày 12/4 tại Tuscany, Piedmont, Emilia Romagna, Friuli Venezia Giulia và Calabria. Các vùng này sẽ được chuyển sang "màu cam", với việc các cửa hàng được mở lại dù các quán rượu và nhà hàng chỉ được phục vụ giao hàng đi.
Từ đầu tuần tới, các biện pháp cấp màu đỏ sẽ chỉ còn áp dụng tại Val d'Aosta (Tây Bắc), Campania và Puglia ở miền Nam, và Sardinia - nơi vừa được đưa vào danh sách này ngày 9/4.
Italy là một trong những nước bị ảnh hưởng của dịch nặng nề nhất châu Âu, với hơn 113.500 ca tử vong. Số ca nhiễm mới ở nước này đã giảm hơn 11% trong tuần kế thúc ngày 6/4, song số ca phải điều trị tích cực vẫn rất nhiều. Hiện Italy vẫn đang xúc tiến chương trình tiêm vaccine và đến nay đã tiêm 12,3 triệu liều cho 3,8 triệu người (hơn 6% dân số).
Bangladesh ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc trong 7 ngày để chặn Covid-19 Chính phủ Bangladesh ngày 3/4 đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 1 tuần, bắt đầu từ ngày 5/4 nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2 mới. Theo lệnh phong tỏa này, các văn phòng, công sở và tòa án sẽ phải đóng trong giai đoạn này; trong khi các nhà máy, công xưởng vẫn được tiếp tục hoạt...