Người Hà Nội tiễn ông Táo về trời sớm trong giá rét, sương mù
Sáng nay 19/1, nhiều người dân thủ đô làm lễ cúng ông Công, ông Táo về trời sớm hơn 1 ngày so với thường lệ
Sáng nay 19/1 (tức 22 tháng chạp), trước ngày ông Công, ông táo 1 ngày, khắp các chợ ở thủ đô, người dân tấp nập mua sắm đồ cúng ông Táo
Theo quan niệm việc thả cá chép cho ông Công, ông Táo phải trước giờ Ngọ (12h – 13h, ngày 23 tháng chạp), nhưng vì một lý do nào đó nên nhiều gia đình cúng ông Táo sớm, sau khi làm mâm cơm cúng, họ mang cá chép đỏ thả xuống các ao, hồ, sông… tiễn ông Táo lên chầu trời
Cá chép được đựng trong túi ni long theo chân người dân tới các ao, hồ. Người thì treo cá chép ở xe máy, người thì cầm trên tay…
Các em nhỏ cũng được bố, mẹ đưa đi thả cá chép để các em hiểu truyền thống của người Việt. Người Việt tin rằng vào ngày này, 3 vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng
Theo ghi nhận của phóng viên, Hà Nội gần trưa vẫn có sương mù và gió rét. Ven Hồ Tây, trưa nay khá đông người dân đến thả cá chép. Anh Tâm (Tây Hồ, Hà Nội) vừa cầm túi cá chép xuống bến thả, cho biết, mọi năm nhà tôi thường cúng và tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp nhưng năm nay nhà có việc bận đúng vào ngày đó nên làm mâm cơm cúng trước một ngày
Anh Tâm sau khi gỡ 3 con cá chép đỏ khỏi túi ni lông, anh nhẹ nhàng thả xuống mặt nước, nhằm đảm bảo sau khi thả cá vẫn còn sống
Video đang HOT
Nhiều người nhẹ nhàng tiễn ông Táo về chầu trời sớm, “phương tiện” để Táo quân chầu trời là 3 con cá chép, vì cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời
Một số người lại tiện tay, đứng trên bờ Hồ Tây, thả cá chép từ trên cao xuống
Do thả quá cao, một con cá chép chết nổi bềnh bềnh trên mặt nước…
…sau khoảng 20 giây, các chép từ từ chìm xuống đáy hồ khi chưa kịp đưa “chầu trời”
Bên cạnh việc thả cá chép thì trưa nay người dân còn thả tàn tro, bát hương… xuống Hồ Tây
Việc thả cùng một lúc cá chép và tàn tro xuống Hồ Tây khiến nhiều con cá chép ngạt thở
Hình ảnh người dân đứng trên bờ ven Hồ Tây trên đường Trích Sài thả cá chép từ trên cao xuống mặt hồ
Thậm chí có người còn đứng ngay ven hồ rũ tàn tro xuống nước khiến bụi bay mù mịt
Tuy chưa phải là ngày chính thức thả cá chép nhưng rác, túi ni lông đã được vứt tứ tung trên lan can và dưới mặt nước
Theo Danviet
Thợ hàng mã kiếm tiền triệu ngày cúng ông Táo
Với mức giá trên dưới 50.000 đồng/bộ, người thợ làm hàng mã mỗi ngày cắt dán được khoảng 100 sản phẩm cúng ông Công ông Táo.
Dịp Tết năm nay, cơ sở sản xuất hàng mã của anh Trần Văn Hải (Chương Mỹ, Hà Nội) đã cho ra lò hàng nghìn sản phẩm các loại, trong đó riêng đồ cúng ông Công ông Táo khoảng gần 3.000 bộ.
Anh Hải theo nghề làm vàng mã được hơn 5 năm, anh cho hay nghề này không nặng nhọc nhưng tương đối cầu kỳ và cần nhiều thời gian. "Làm đồ lễ ông Công ông Táo là dễ nhất vì không cần phải dựng khung tre như làm ngựa, làm voi", anh Hải nói.
Để có một bộ đồ ông Công ông Táo hoàn chỉnh, gia chủ phải nhập nguyên liệu từ Sơn Tây về và tự tay cắt ghép. Trước đây thợ phải vẽ màu thủ công, song hiện đều được được in bằng bìa carton cứng.
Nhờ áp dụng máy in, hiện chỉ còn rất ít công đoạn người thợ phải trực tiếp làm bằng tay như dán, khâu...
Sau khi cắt ghép các hình khối, anh Hải dùng keo dính để cố định sản phẩm.
Mỗi ngày anh Hải làm được trên 100 sản phẩm.
Gần Tết, các sản phẩm hàng mã gồm cả đồ ông Công ông Táo bán chạy, anh Hải phải từ chối nhiều đơn đặt hàng do không còn đủ thời gian. "Kiếm được tiền triệu, nhưng cũng rất vất vả nên chỉ cố gắng vừa phải thôi", anh nói.
Sản phẩm hàng mã phục vụ cúng ông Công ông Táo có nhiều mức giá, từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng. Loại to và đẹp có giá khoảng 120.000 đồng.
Gia Chính
Theo VNE
[CHÙM ẢNH] Thả cá chép, thả luôn rác trong ngày tiễn ông Công, ông Táo Bất chấp nỗ lực của những công nhân vệ sinh môi trường và các bạn trẻ kêu gọi thả cá, đừng thả túi nilon, nhiều người vẫn vô tư thả cá và rác trong ngày tiễn ông Công, ông Táo. Cá "bay", rác thải cũng bay theo Những hình ảnh do chúng tôi ghi lại từ Hồ Tây, cầu Long Biên, cầu Chương...