Người Hà Nội mắc màn ăn cơm vì… ruồi muỗi
Với tâm lý “sạch nhà bẩn ngõ”, người dân phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội đang phải hứng chịu hậu quả từ việc xả rác bừa bãi của mình. Đi dọc các kênh mương trong địa phận phường, rác thải, nước bẩn lúc nào cũng ngập ngụa, dịch bệnh sốt rét, truyền nhiễm đe dọa, đặc biệt thảm cảnh “muỗi đốt” đã trở thành nỗi lo lắng thường trực của người dân.
Mắc màn ăn cơm giữa thủ đô!
Chuyện mắc màn ăn cơm giữa thủ đô nói ra có vẻ lạ nhưng đó là tình trạng rất phổ biến của người dân xóm Cổ Mộ, phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội khi mà mọi hoạt động đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải, nước ô nhiễm và muỗi. Nhiều cư dân ở đây cho biết, cứ đi làm về là họ phải đóng kín cửa để ngăn muỗi và mùi hôi thối của rác thải bay vào. Con kênh “chết” chứa hàng tấn rác thải vẫn ngày đêm làm khổ người dân nơi đây.
Con kênh chết chứa hàng tấn rác thải.
Đi dọc bờ kênh dài gần 2km ngăn cách giữa hai phường Quảng An và Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) có bức tường ngập ngụa rác, người dân cứ vô tư xả rác ra bờ kênh làm cho nước ở đây ô nhiễm nghiêm trọng, mùi hôi thối bốc lên rất kinh khủng. Có một điều lạ là người dân hai phường Tứ Liên và Quảng An không ai chịu “nhận” bức tường rác này của mình nhưng lại thi nhau xả rác ra.
Anh Nguyễn Văn An, ngách 174/25 ngõ 200 Âu Cơ, phường Tứ Liên cho biết “dòng sông đã bị ô nhiễm quá nặng rồi nhưng người dân ở đây vẫn thiếu ý thức lắm! Mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng họ vẫn thờ ơ đổ rác và nước thải ra sông”.
Theo ghi nhận của phóng viên, đây là con kênh giáp ranh giữa phường Quảng An và Tứ Liên, trước đây nó rất sạch, nước trong và mát. Nhưng trong 2, 3 năm trở lại đây do sự thiếu ý thức của người dân nên đã biến thành “con kênh chết”. Hàng tấn rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân xả ra con kênh mỗi ngày khiến mỗi nhịp thở của con kênh ngày một thoi thóp. Ngay cả bức tường ngăn cách, mặc dù có treo biển cẩm đổ rác nhưng hàng núi rác vẫn chất chồng lên nhau. Con kênh với màu nước đen đặc, ngập ngụa rác, bốc mùi là nơi “ổ muỗi” đang “nổi loạn” tấn công lại người dân.
Rác có ở khắp nơi…
Video đang HOT
Đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng do muỗi tấn công, nước ô nhiễm và bệnh truyền nhiễm rình rập. Ông Nguyễn Văn Tiến, một người dân ngụ cư sống ở xóm Cổ Mộ cho biết: “Tôi thực sự bức xúc về vấn đề này. Đời sống của người dân bị đảo lộn vì muỗi quá nhiều, ăn cơm phải mắc màn, xem ti vi phải ngồi màn, cơm không ăn nhanh cũng bị muỗi ruồi bâu kín… nói chung sinh hoạt rất bất tiện. Nhiều lúc đến bữa ăn cơm mà chỉ muốn nôn mửa vì mùi hôi thối từ con sông bay vào. Thậm chí mùa nóng phải chạy liên tục vì chỉ cần ngồi yên là muỗi sẽ làm thịt ngay”.
Nước ở đây có màu vàng, đục ngầu và có mùi rất khó chịu.
Đó là chưa kể đến tình trạng các hộ dân ở đây phải dùng nước bẩn để sinh hoạt. Nước bẩn của con kênh đã ngấm vào nguồn nước ngầm nên nước ở đây có màu vàng, đục ngầu và có mùi rất khó chịu. Chị Nguyễn Thị Huệ, quê Bắc Ninh, làm phụ bếp cho mấy chục thợ xây gần đó than thở “hàng ngày ăn nước bẩn mà sợ, không biết bệnh đến lúc nào nữa! Nhưng không dùng cũng chẳng biết làm thế nào”
Chính quyền thờ ơ
Tình trạng xả rác bừa bãi của người dân hai phường đã xảy ra mấy năm nay và mức độ ngày càng trầm trọng hơn.
Bức tường phân chia ranh giới cũng từng nhiều lần xảy ra tranh chấp.
Việc xây dựng bức tường phân chia ranh giới đã xảy ra tranh chấp nhiều lần giữa hai phường. Mặc dù ô nhiễm là do người dân và hậu quả cũng do dân gánh chịu, có điều lạ là người dân hai phường này luôn đổ lỗi cho nhau. Nhiều người dân ở đây cho biết, mặc dù chính quyền đã nhiều lần đến giải quyết, nhưng chỉ vài hôm là sự việc lại như cũ.
Ông Nguyễn Minh Tiến, ngõ 200 đường Âu Cơ, Tứ Liên bức xúc: “Tôi đã chứng kiến quá nhiều vụ xô xát về bức tường và những đống rác chồng chất đó. Chúng tôi không muốn sống trong rác và chết cũng trong rác vì vậy đã nhiều lần mời chính quyền đứng ra giải quyết song mọi việc chỉ được mấy ngày đầu rồi đâu lại vào đấy”.
Hàng ngày, người dân nơi đây vẫn mong chờ một biện pháp giải quyết triệt để từ chính quyền. Tuy nhiên, UBND phường vẫn thờ ơ với môi trường, dịch bệnh, sốt rét, viêm da, viêm phổi… đang diễn biến phức tạp.
Theo VietNamNet
Bình Dương: Khốn khổ vì ruồi "phá bĩnh"
Cả tuần nay, người dân và công nhân trên địa bàn huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương "ăn không ngon, ngủ không yên" vì "vấn nạn" ruồi hoành hành.
"Ruồi mọi lúc, mọi nơi... khổ lắm chú ơi!", bà Mai Thị Bích (67 tuổi, xã An Tây, Bến Cát) vừa phe phẩy cái quạt, vừa thở dài. Bà kể, suốt mấy ngày nay ruồi nhiều vô kể, hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi. Mọi sinh hoạt của gia đình bà cũng như các nhà xung quanh đều bị ruồi "gây khó dễ".
Ly café ruồi cũng bâu vào
Thức ăn bưng ra, chưa kịp đậy lồng bàn thì ruồi đã bâu đầy. Thậm chí, có gia đình đã phải giăng mùng để ăn cơm. Thức uống ruồi cũng bám vào. Để một ly café, chỉ trong tích tắc, cả chục con ruồi liền bám riết. Các miệng ly dù không đựng bất cứ loại nước gì nhưng ruồi vẫn bò qua, bò lại. Để an toàn, người dân phải rửa sạch ly trước khi uống. Khổ nỗi, vừa rửa xong, chưa kịp rót nước thì ruồi lại "nhảy xổm" vào.
Dùng mủ mít để diệt ruồi
Anh Phạm Công Lệ, công nhân xưởng phân Komix, cho biết: "Ngủ mà quên thả mùng thì muỗi cắn, ruồi bâu, chịu không nổi. Tình trạng này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người dân. Đã có nhiều trường hợp bị bệnh đường ruột do tình trạng mất vệ sinh do ruồi gây ra".
Khảo sát trong khu nhà nội trú cho công nhân của một số công ty đóng trên địa bàn xã An Tây, Bến Cát, nhiều công nhân cho biết ruồi xuất hiện nhiều sau mỗi cơn mưa. "Mấy hôm nay, cứ chiều chiều trời đổ cơn mưa nhỏ, nhưng sau mỗi cơn mưa, ruồi muỗi lại sinh sôi nảy nở và tấn công vào đời sống sinh hoạt của công nhân nhiều hơn", anh Lệ cho biết.
Trẻ em đứng trước nguy cơ bị bệnh đường ruột vì ruồi bám vào thức ăn
Khổ nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Mọi vấn đề vệ sinh ăn, uống đều phải được người lớn quan tâm từng phút. "Nếu để chén cháo hay ly sữa cho bé tự ăn uống thì ruồi "xơi" trước ngay. Có hôm, tôi mải lo chiên con cá, khi nhìn sang tô cháo của cháu thì đã có cả chục con ruồi bơi trong đó rồi...", một nữ công nhân kể.
Để hạn chế ruồi, nhiều gia đình đã mua thuốc diệt ruồi 5.000 đồng/bịch trộn vào thức ăn nhử ruồi. Chưa đầy một giờ đồng hồ, ruồi đã bám và chết đen cả một cái đĩa. Nhiều nhà còn dùng túi nilon trắng, đựng nước bên trong tạo ảo ảnh để xua ruồi. Cũng có người lấy mủ mít để dính ruồi...
Một ly sữa đã rửa sạch nhưng ruồi vẫn không tha
Trung tâm y tế dự phòng Bình Dương cho biết, do thời tiết mưa, nhiệt độ ẩm và xung quanh khu vực các khu công nghiệp còn nhiều bụi cây um tùm nên tạo điều kiện thuận lợi cho ruồi, muỗi, côn trùng... sinh sôi, nảy nở. Người dân cần làm vệ sinh môi trường sống xung quanh để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa dịch bệnh.
Theo Dân Trí
Xưởng chế biến mỡ "trộn" ruồi nhặng Những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa Nguồn nước ô nhiễm ở Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) là nước để rửa mỡ trước khi mỡ được đưa lên chảo. Những phi mỡ hoen gỉ, ruồi muỗi bâu đen sì trong thùng mỡ, các loại dụng cụ vứt bừa bãi trên một khoảng đất trống... là những gì chúng...