Người Hà Nội háo hức tham quan Nhà hát Lớn
Chương trình tham quan có hai phần chính là tìm hiểu lịch sử, kiến trúc Nhà hát Lớn và thưởng thức nghệ thuật.
Sáng 11/9, Hà Nội chính thức mở cửa Nhà hát Lớn, bán vé cho người dân vào tham quan.
Chương trình tham quan kéo dài từ 10h30 đến 12h các ngày thứ hai và thứ sáu hàng tuần, giá vé 400 nghìn đồng mỗi người; giảm 50% cho người cao tuổi, thương binh.
Ngoài chương trình cố định nêu trên, trong tháng 10, Nhà hát Lớn mở cửa cho du khách tham quan thêm các ngày 12, 17, 21; tháng 11 mở thêm ngày 16, 21; tháng 12 mở thêm ngày 7, 16, 28.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Giám đốc Nhà hát Lớn cho biết các hướng dẫn viên được trang bị kiến thức và đào tạo kỹ năng để giới thiệu với du khách lịch sử của công trình đặc biệt này.
“Hiện có 5-7 hướng dẫn viên; năm 2018 nhà hát sẽ tăng cường thêm người”, bà Nguyệt nói.
Video đang HOT
“Chúng tôi sống ở Hà Nội lâu năm nhưng lần đầu tiên được vào tham quan Nhà hát lớn nên rất háo hức”, bác Chính ở Đống Đa nói.
Chương trình tham quan có hai phần chính, gồm tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của Nhà hát Lớn và thưởng thức nghệ thuật.
Du khách được đi qua khu cầu thang làm từ năm 1911, vẫn nguyên vẹn những viên gạch ốp và tay cầm.
Những người tham quan được ngồi ở phòng VIP, nơi thường chỉ giành cho nhân vật quan trọng đến thưởng thức nghệ thuật ở Nhà hát Lớn.
Phòng khánh tiết của Nhà hát Lớn dài 20,5 m, rộng 19 m. Nơi đây đã tiếp đón nhiều nguyên thủ quốc gia và nhân vật nổi tiếng thế giới như: Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân; Tổng thống Nga Putin; Tổng thống Mỹ Bill Clinton; Chủ tịch Microsoft Bill Gates…
Hướng dẫn viên giới thiệu với du khách vết đạn bắn ngày 19/12/1946 – ngày diễn ra trận đánh mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc.
Từ tầng ba của nhà hát, du khách được ngắm trọn vẹn kiến trúc bên trong.
Bác Nguyễn Thuý Nghi (88 tuổi) cùng vợ là Trịnh Thị Sửu (83 tuổi, nhà ở Minh Khai) vui mừng khi được vào thăm quan Nhà hát Lớn, và tự chụp ảnh kỷ niệm.
Phần cuối của chương trình tham quan, du khách xem chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “Hồn Việt”.
Giang Huy
Theo VNE
Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ được chỉnh trang thành điểm văn hóa đặc biệt
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ mời tư vấn nước ngoài để quy hoạch khuôn viên Nhà hát lớn, kết nối với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thành không gian văn hóa đặc biệt.
Làm việc với UBND TP.Hà Nội ngày 29.3, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Bộ sẽ mời tư vấn, thiết kế nước ngoài để quy hoạch khu vực Nhà hát Lớn và xây dựng tour du lịch đến đây.
Theo đó, khuôn viên Nhà hát Lớn sẽ được chỉnh trang, xóa bỏ hàng rào và quán cà phê bên trong để tạo công viên mở, kết nối với Quảng trường Cách Mạng Tháng 8, Vườn hoa Cổ Tân, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Bộ sẽ tạo cơ chế để Nhà hát thành phố là điểm văn hóa đặc biệt, tránh thương mại hóa, thay vào đó, là nơi biểu diễn văn hóa nghệ thuật mang tính đặc trưng Thủ đô và giàu bản sắc dân tộc.
"Nhà hát lớn không phải là nơi cho những sô diễn chạy theo số đông. Bộ rất mong TP.Hà Nội chung sức cùng quy hoạch, xây dựng nơi đây thành điểm văn hóa, du lịch hàng đầu của đất nước", ông Thiện bày tỏ.
Hàng rào khuôn viên xung quanh Nhà hát Lớn sẽ được dỡ bỏ tạo công viên mở. Ảnh: Giang Huy
Theo ông Nguyễn Thái Bình (Chánh văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ý tưởng chỉnh trang khu vực Nhà hát Lớn thành không gian văn hóa đẹp nhất thành phố đã được lãnh đạo Hà Nội ủng hộ.
"Việc lựa chọn tư vấn thiết kế và lập đề án đang được tiến hành, phấn đấu hoàn thành trong năm nay, nguồn vốn dự kiến một phần từ ngân sách, một phần kêu gọi xã hội hóa", ông Bình cho hay.
Dưới góc nhìn chuyên gia, KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho biết, tạo không gian mở tại Nhà hát Lớn là ý tưởng tốt vì đây là công trình công cộng nên cần bỏ hàng rào ngăn cản sự tiếp cận của người dân.
Nhà hát Lớn cùng Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Lịch sử là các công trình có kiến trúc đẹp do người Pháp xây dựng sẽ tạo điểm nhấn cảnh quan, thu hút khách đến thưởng ngoạn. Bên ngoài Nhà hát có nhiều sinh hoạt đời thường sẽ làm các hoạt động biểu diễn sống động.
"Trước kia người Pháp rào chắn vì Nhà hát thường phục vụ người Pháp và những người có đẳng cấp khác, còn hiện nay đây là công trình công cộng dành cho công chúng", ông Thông nói.
Ông Thông cho biết, nhiều nhà hát ở các thành phố lớn trên thế giới cũng tạo không gian mở để người dân và du khách tham quan bên trong.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Bí mật ít ai biết bên trong nhà hát lâu đời nhất Thủ đô Được xây dựng từ hơn 100 năm trước, Nhà hát Lớn Hà Nội được biết đến như một trong những nhà hát cổ nhất Việt Nam. Không chỉ với thiết kế kiến trúc độc đáo, Nhà hát Lớn hà Nội còn ẩn chứa nhiều bí mật mà ít người biết đến. Theo lịch sử, Nhà hát Lớn Hà Nội được xây dựng từ...