Người Hà Nội đang phải ăn nước phở bẩn chế sẵn này
Nhiều quán phở, quán bún trên địa bàn Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở bẩn chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu.
Nghe dân làm phở kháo nhau: cần gì phải mua xương ninh cả đêm để bán hàng, chỉ cần đến nơi chuyên sản xuất nước phở bẩn chế sẵn này là có thể mở quán bán phở chuyên nghiệp như những hàng phở gia truyền bao năm nay ở đất Hà Thành này.
Sáng sớm, trong vai một chủ quán phở mới mở ở Thanh Xuân (Từ Liêm, Hà Nội) tôi chuẩn bị hai chiếc can nhựa mỗi loại 5 lít phóng xe tới “lò” chế nước lèo tại ngõ 10 (đường Đê Tô Hoàng, Hà Nội). Tự giới thiệu là em anh Tùng Phở ở Giáp Bát, tôi dễ dàng mua được đầy 2 can cùng lời tiếp thị khá nhiệt thành: Em lấy nhiều chị sẽ cho người chuyển đến. Ở Hà Nội bọn chị giao nước cho hàng trăm quá khác nữa mà.
Nước phở chế sẵn đóng vào can (Ảnh minh họa)
Đáp lại sự nhiệt tình của cô chủ, tôi vẽ ra lí do mới mở quán phở được một thời gian, nhưng vì giá thực phẩm đầu vào tăng cao nên buôn bán chẳng ăn thua. Nên nhờ anh Tùng chỉ chỗ nên mới biết địa chỉ. Và hi vọng được cô giúp đỡ để thường xuyên lấy “hàng”.
Nắm được tâm lí khách, bà chủ tên Lan tíu tít: “Chú yên tâm. Hàng của chị bán hàng chục năm nay rồi. Chú thích lấy bao nhiêu chị cũng có. Chú giàu lên là chị cũng được phần nhờ”.
“Lò’ chế nước phở là một căn nhà ba tầng. Điểm “chế” loại nước bẩn này được bố trí trên tầng 3, nên khách đến mua hàng chỉ cần chờ ở dưới nhà, khi nào xong thì “hàng”, chúng được đựng vào chiếc xô nhựa đen thui và dùng dòng dọc thả xuống từ tầng thượng.
Vì là khách mới nên bà chủ trực tiếp xách 2 can nước lèo xuống cho tôi và không quên căn dặn, 2 can này dùng bán trong 2 ngày. Mỗi can pha chế một nồi 30 lít. Em cứ mang về pha chế, có gì không ổn hôm sau lên đây chị điều chỉnh lại. Em yên tâm, chị bán cho hàng ngàn người gần chục năm nay rồi. Không ngon lần sau chị không lấy tiền.
Video đang HOT
Loại nước này nhìn lõng bõng toàn mỡ và bụi bẩn (Ảnh minh họa)
Giới buôn ruốc thịt bật mí, đây là cơ sở chế biến ruốc thịt lớn nhất nhì Hà Thành. Trước đây, gia đình bà L có đến ba đến bốn cơ sở làm ruốc thịt lớn, cung cấp cho cả thành phố. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại cơ sở trên giữ được nghề.
Dò hỏi chúng tôi được biết, thực chất loại nước phở tại đây được chế biến từ nguyên liệu làm ruốc thịt. Các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xao thịt cũng được họ tận dụng.
Điều làm chúng tôi giật mình, các loại thịt được cơ sở này nhập về chế biến chủ yếu là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết. Chỉ cần mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành.
Bà Th, một người bán nước đầu ngõ, người từng làm việc nhiều năm trong cơ sở này ngán ngẩm cho biết: “Vài năm trước lấy nước này về bán thì quả thực rất ngon. Vì lúc đó họ làm mỗi ngày mấy tạ thịt và thịt sạch. Nhưng bây giờ họ làm chỉ vài chục cân thịt, mà toàn thịt bẩn, ôi thiu. Thậm chí thịt lợn xề và lợn bột đổ hổ lốn vào nồi, và luộc lên để làm ruốc thì lấy đâu ra nước ngon nữa”.
Bà Th cũng cho biết thêm: “Mỗi buổi sáng người mua nước về bán phở, rồi chở nước đi giao tấp nập. Có những hôm nhiều người lấy nước phở về bán, không đủ cung cấp, họ phải lấy máy pha với đường hóa học, gia vị để tạo mùi vị rồi bán đi”.
“Buôn bán kiểu này thất đức lắm chú à. Chú cứ tính xem. Chưa nói những quán phở lớn, một quán phở nhỏ, mỗi buổi sáng cũng phải trên 50 người ăn. Nếu đem số hàng trăm quán dùng loại nước phở bẩn này bán cho khách thì hàng ngàn người Hà Nội phải ăn phở bẩn mỗi ngày. Chẳng biết người khác thế nào chứ có các vàng bạc tôi cũng không dám ăn nước phở loại này”, bà Th nói.
Xách hai can nước phở, tôi thanh minh, mình mới mở quán, chủ yếu bán đêm cho người lao động nên mới phải dùng cách này để bán mong kiếm lời. Chứ mua xương về hầm lấy nước, lãi chẳng được là bao, lại mất thời gian.
Bà Th ngao ngán thì thầm: “Bây giờ người ta làm vì tiền nhiều quá chẳng quan tâm sức khỏe người khác ra gì”. Bà cũng nhắc khéo tôi, nếu có mua ở đó cũng đừng nói gì về những lời bà chia sẻ, sợ ảnh hưởng tới tình cảm làng xóm.
Theo_Kiến Thức
Xì gà, siêu mô-tô, xăng các loại... bị hạn chế nhập khẩu
Bộ Tài chính đề xuất 11 nhóm hàng hạn chế nhập khẩu, trong đó có xì gà, xe môtô trên 125 cm3, rượu, bia, thuốc lá, xăng các loại, vàng mã, hàng mã...
Ngày 21/6, tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ đánh giá mức độ cần thiết ban hành quyết định này trên tinh thần tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Rượu, bia, xì-gà sẽ bị hạn chế nhập khẩu thời gian tới. Ảnh minh họa
Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất 11 nhóm hàng cần tăng cường kiểm soát, hạn chế nhập khẩu để hỗ trợ cho sản xuất trong nước quy định phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu gồm: Thuốc lá điếu, xì gà, chế phẩm khác từ cây thuốc lá; rượu; bia; ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi; xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3; tàu bay, du thuyền thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; xăng các loại (riêng xăng được đưa từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho); điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; vàng mã, hàng mã; hàng hóa nhập khẩu có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, bao gồm cả thuế suất ưu đãi đặc biệt từ 10% trở lên.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, quyết định lập danh mục này là cần thiết nhằm kiểm soát hải quan đối với những mặt hàng hạn chế tiêu thụ trong nước, có nguy cơ cao liên quan tới gian lận thương mại.
Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết thêm, việc ban hành danh mục này để xây dựng hàng rào kỹ thuật, chủ yếu liên quan tới hàng tiêu dùng nhập khẩu và các cửa khẩu nhập có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng bến bãi và lực lượng kiểm tra chuyên ngành.
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, những mặt hàng quy định tại danh mục này là hàng nhập khẩu tiêu dùng, chiếm tỉ trọng ít (8,7%) so với tổng lượng hàng hóa thông quan nên mức độ tác động tới hoạt động doanh nghiệp là rất tối thiểu.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói: "Nguyên tắc quản lý hải quan là quản lý rủi ro trên cơ sở phân tích đánh giá số liệu khách quan. Quy định này ra đời sẽ tác động tới thu ngân sách đã giao cho các địa phương và tăng chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, cần căn cứ cả vào danh sách các doanh nghiệp có lịch sử gian lận thương mại để tập trung kiểm tra ở bất kỳ cảng nhập khẩu hay nội địa, đồng thời phải tính toán tới việc bảo đảm tăng thu khi thực hiện".
Phó thủ tướng khẳng định: "Đặt lên hàng đầu là tuân thủ pháp luật và tinh thần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thuận lợi thương mại, đáp ứng nhu cầu kiểm soát thuế và gian lận thương mại, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quốc phòng an ninh của hàng hóa nhập khẩu" và phải căn cứ vào các yếu tố này để xác định rõ hơn danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục ở cửa khẩu.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ Tài chính, Tư pháp và Văn phòng Chính phủ rà soát lại Nghị định 08 về quy định ban hành danh mục hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo phù hợp với Luật Hải quan (sửa đổi).
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phải đánh giá rõ ràng hơn về dự báo tác động của danh mục hàng hóa này đối với việc thực hiện các thủ tục hải quan, tránh tình trạng ùn tắc ở cửa khẩu, hạn chế mức độ tăng thêm chi phí của doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí cho xã hội.
Quế Chi (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mận, đào Trung Quốc gắn mác đặc sản Hà Nội xuống phố Sài Gòn Đang mùa thu hoạch rộ, nhiều tuyến đường TP HCM tấp nập xe bán bán mận Lào Cai, vải thiều, đào Sapa... giá rẻ bất ngờ, nhưng thực tế các loại trái cây này có xuất xứ từ Trung Quốc. Mùa này, trên nhiều tuyến đường ở TP HCM như Xa lộ Hà Nội, Điện Biên Phủ, Trường Chinh... không hiếm gặp các...