Người Hà Nội chi bạc triệu tự trồng rau sạch
Những thùng xốp hay ống nhựa bỏ đi được nhiều người sử dụng thành vật liệu độc đáo để trồng rau.
Lo ngại về chất lượng rau không đảm bảo an toàn trên thị trường, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội đã tự mình tận dụng những khoảng sân nhỏ trên sân thượng để trồng rau sạch. Chi phí không hề rẻ, thậm chí đắt hơn nhiều so với việc bỏ tiền ra mua rau ngoài chợ, song nhiều gia đình cho biết, vườn rau sạch vừa an toàn lại đảm bảo chất lượng tươi ngon, nên trào lưu trồng rau sạch nhanh chóng được nhiều người biết đến và hưởng ứng…
Để sở hữu một vườn rau như thế này, bác Nguyễn Minh An – Văn Khê – Hà Đông – Hà Nội đã bỏ ra khoảng 4 triệu đồng. Rộng khoảng 2m2, với chiều dài khoảng 1m vườn rau được lắp ghép từ những ống nhựa và tuân theo kỹ thuật thủy canh. Với khoảng 13 loại rau phong phú như: rau hung, xả, hành, đến những loại rau muống, cái xoong, diếp cá… có thể đáp ứng nhu cầu tương đối cho một gia đình gồm 3 thành viên. Ngoài ra với những khoảng sân rộng ở tầng dưới, bác An cũng tận dụng trồng các loại cây như chanh, mướp, ổi trong những chậu cây cảnh.
Bạn đọc gửi video cộng tác trên báođiện tử Dân trí về địa chỉtv@dantri.com.vn, có thể tham khảo các cách thức gửi video tại đây.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trào lưu trồng rau sạch trong thành phố hay còn gọi là nông thôn hóa đô thị cho thấy tình trạng đáng báo động về niềm tin của người dân đối với chất lượng rau sạch, an toàn trên thị trường.
Hà Trang
Theo Dantri
"Bí mật" chuyện tình người đàn ông chạy xe ôm lấy vợ HIV
Chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng là điều kỳ diệu, may mắn mà tạo hóa ưu ái ban tặng. Niềm hạnh phúc ấy, khiến bất cứ ai dù là những người cùng cảnh ngộ cũng phải khâm phục.
Video đang HOT
Tận cùng của sự bất hạnh
Nghe tiếng xe quen thuộc của bố, đứa con gái 4 tuổi đang xem ti vi quáng quàng chạy ra ôm cổ, nũng nịu đòi bố bế. Người bố mồ hôi nhễ nhại nhưng cũng tươi cười nựng cô con gái cưng. Trong căn phòng trọ tồi tàn, chị H. âu yếm nhìn theo hai bố con rồi nhanh nhẹn dọn mâm cơm nóng hổi. Bữa cơm đạm bạc chỉ có rau muống luộc và đậu rán nhưng với chị H. đây là hạnh phúc lớn lao mà có lúc chị chỉ dám nghĩ đến trong những giấc mơ.
Ngay cả với người chồng của chị bây giờ, anh N. cũng không nghĩ mình sẽ lấy và sinh con với người nhiễm HIV. Chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng cọc cạch (chồng âm tính, vợ dương tính) và cả hành trình có con của họ là điều kỳ diệu, may mắn mà tạo hóa ưu ái ban tặng. Niềm hạnh phúc ấy, khiến bất cứ ai dù là những người cùng cảnh ngộ cũng phải khâm phục.
Cho đến bây giờ, dù đã chung sống với nhau gần 10 năm nhưng nhiều lúc, chị H. vẫn không thể lý giải tại sao, một chàng trai đất Hà Thành, khỏe mạnh, đẹp trai như anh N. lại bằng lòng yêu và lấy người con gái đã từng một lần đò, đặc biệt lại mang trong mình căn bệnh thế kỷ như chị. Trong căn phòng trọ nhỏ tại đường Nguyễn Xiển - Hà Nội, người con gái có khuôn mặt thon gọn, nụ cụ tươi rói cởi mở kể về câu chuyện đời mình, thỉnh thoảng lại quay sang nhìn chồng cười tủm tỉm. Còn anh N. cũng khẽ nắm tay vợ khích lệ, đầy tình cảm.
Chị H. kể, cuộc đời chị toàn là những câu chuyện buồn. Năm 1990 chị lập gia đình với người chồng đầu tiên và sinh một bé trai đầu lòng. Những tưởng hạnh phúc như thế là trọn vẹn nhưng đau khổ ập đến khi chị phát hiện người chồng đầu gối tay ấp với mình dính vào con đường nghiện ngập. Trong một lần anh gặp tai nạn giao thông, khi làm kết quả xét nghiệm, bác sỹ cho biết anh dương tính với HIV.
Trời đất xung quanh như sụp đổ, chị tuyệt vọng và gần như không ăn uống được gì. Tuy nhiên, thế vẫn chưa phải là hết, bất hạnh một lần nữa lại đổ xuống, khi cả chị và con trai đều nhận kết quả dương tính với HIV: "Từ lúc sinh ra tới khi lớn lên, chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể nhiễm HIV. Thế nên cảm giác ban đầu là cực kỳ "sốc".
Sau đó là nỗi tuyệt vọng và lo sợ mọi người biết mình có bệnh sẽ xa lánh, kỳ thị. Lớn hơn nữa, là đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn, rồi đây tương lai của con sẽ như thế nào"? Chán nản chị H. chỉ biết lao đầu vào công việc, với hi vọng kiếm thật nhiều tiền để bù đắp cho con.
Ngược lại, người chồng của chị ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập. Bao nhiêu tài sản trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Thỉnh thoảng, lên cơn "phê thuốc" người chồng này lại "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay", đập phá đồ đạc: "Tuần nào hai mẹ con tôi cũng bị anh ấy đánh đập, mắng chửi thậm tệ. Đúng đêm 30 tết, khi lên cơn phê thuốc, anh vác dao đuổi đánh, đập phá đồ đạc rồi đuổi mẹ con tôi ra ngoài. Bao nhiêu uất ức đã lên đến đỉnh điểm, tôi tự nhủ mình phải bắt đầu lại cuộc sống của mình và con trước khi quá muộn...".
Và câu chuyện tình đẹp như chuyện cổ tích
Những ngày sau đó, để có tiền lo cho cuộc sống của hai mẹ con, chị làm đủ mọi nghề để kiếm sống từ: bán trà đá, hàng rong, đến bán đồ ăn sáng ngoài vỉa hè. Kể về lần đầu tiên gặp người chồng hiện tại của mình bây giờ, chị H. xúc động nhớ lại, năm 2003 chị tham gia làm Tình nguyện viên tại CLB "Vì ngày mai tươi sáng", anh N. khi ấy là xe ôm thường xuyên đảm nhận "nhiệm vụ" chở chị đến các địa điểm để tuyên truyền và làm tình nguyện.
"Ban đầu, mình không có ấn tượng gì nhiều về anh N. bởi anh rất ít nói, lại trông có vẻ khó tính. Nên gần như, hai người không hay trò chuyện. Nhưng tiếp xúc nhiều thấy anh rất tình cảm và chu đáo. Nhiều hôm chở mình đến bệnh viện để chăm sóc các bệnh nhân nhiễm HIV, anh ấy ngồi cổng đợi mình cả buổi chiều, rồi chở về mà không lấy đồng tiền công nào. Mình thắc mắc, thì anh N. chỉ cười bảo, muốn góp sức vào làm từ thiện cùng mình...".
Nghe đến đây, anh N. cũng quay sang vợ cười hiền hậu: "Thấy H. suốt ngày đi tuyên truyền, tình nguyện, một lần ngồi chờ H. sốt ruột quá nên đánh liều vào trung tâm tìm. Qua khe cửa, thấy H. đang say sưa thuyết giảng về cách phòng chống HIV cho hàng trăm bệnh nhân tại bệnh viện, khuôn mặt rạng rỡ, nụ cười tươi rói. Lần ấy mình "phục" sát đất và quyết tâm phải "cưa đổ" H. bằng được".
Những ngày sau đó, anh N. thường xuyên gọi điện cho H. để hỏi thăm sức khỏe, công việc, hoặc đôi khi chỉ để nghe giọng cô để an ủi sau buổi làm. Có những hôm, chị H. đi làm tình nguyện về muộn, vừa ra đến cửa trung tâm đã thấy anh N. đứng đợi từ bao giờ.
Tuy nhiên, biết hoàn cảnh của mình nên trước tình cảm của anh N. chị H. một mực từ chối và tìm cách lảng tránh: "Có một lần, tôi hẹn anh ra quán cà phê và kể hết về bệnh tình cũng như hoàn cảnh của mình cho anh ấy nghe. Lúc đó, anh N. chỉ im lặng, đôi mắt đỏ hoe. Tôi đã nghĩ, có lẽ anh ấy đã bắt đầu biết sợ. Nhưng hai hôm sau, khi tôi vừa tan làm thì anh ấy đã đến đón và ngỏ lời cầu hôn".
Chia sẻ về quyết định của mình, anh N cho biết: "Lúc nghe H. kể tôi cũng có một chút sốc nhẹ. Những ngày sau đó, tôi nghỉ việc ở nhà và chỉ nằm suy nghĩ. Cũng dằn vặt, đấu tranh tư tưởng ghê lắm nhưng có một điều mà tôi không thể lảng tránh, phủ nhận đó là tình cảm dành cho H. là thật lòng.
Hơn nữa, trong những lần chở H. đi làm tình nguyện, được đọc những tờ rơi rồi nghe H. thuyết giảng về căn bệnh HIV, tôi nghĩ nó cũng không quá nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ, nên sau đó quyết tâm sẽ gắn bó cuộc đời và chăm sóc cho H.". Biết chuyện, gia đình anh N. liên tục tìm cách phản đối, thậm chí còn tuyên bố từ mặt nếu hai người vẫn kiên quyết đến với nhau.
Để chứng minh tình cảm của mình là thật lòng, anh N. đã đề nghị chị làm giấy đăng ký kết hôn, rồi dọn ra ngoài, thuê một căn nhà nhỏ để hai vợ chồng tiện chăm sóc nhau.
Nhớ lại quãng thời gian này chị H. không khỏi xúc động cho biết, đây được xem như quãng thời gian đen tối nhất của cả gia đình. Biết chị và con trai bị nhiễm HIV nên không chỉ gia đình chồng hắt hủi mà nhiều chủ trọ cũng ái ngại không dám cho thuê phòng. Bất đắc dĩ, có thời gian chị và chồng phải gửi con trai tạm nhà người quen rồi lang thang ngủ tạm tại ghế đá hay trong các cột ATM trên đường.
Thấy hoàn cảnh đáng thương của chị, một người bạn đã cho mượn chiếc container cũ làm nơi trú ngụ: "Ngày ấy, cứ buổi sáng cả gia đình phải dắt díu nhau ra khỏi nhà trước 9h, bởi trời nắng nóng không thể ở được. Trời mưa, nước mưa hắt qua những khe hở, ngập đến tận đầu gối. Cả gia đình vừa phải mặc áo mưa, vừa phải tranh thủ ngủ tạm trên đống đồ đạc".
Chấp nhận lấy chị H. cũng đồng nghĩa với việc, anh N. ý thức rất rõ về việc không được có con và được làm bố theo đúng nghĩa. Hai vợ chồng thỏa thuận với nhau sẽ dồn hết tình yêu thương cho cháu N.V.D.P con trai riêng của chị H. nhưng, nhiều lần chứng kiến chồng đứng bần thần trước cổng trường nhìn những đứa trẻ hồn nhiên vui đùa, ríu rít theo cha mẹ mỗi giờ tan học, chị H. lại thương chồng đến thắt lòng. Cũng có lúc, vì khao khát làm bố, anh N. đã xúi chị H. làm liều và nhận phần rủi ro về mình, nhưng chị H. một mực từ chối.
Sau đó, khi biết có rất nhiều đôi "vợ chồng cọc cạch" giống mình nhưng vẫn có con khỏe mạnh và không nhiễm HIV, hai anh chị lóe lên hi vọng. Kiên trì dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sỹ, và may mắn đã mỉm cười.
Ngày chị có tin vui, cả anh chị hồi hộp đến mất ăn mất ngủ, 9 tháng trôi đi chậm chạp trong sự phấp phỏng lo âu của hai vợ chồng. Nhiều lúc, đang đêm tỉnh dậy, nghĩ đến con chị lại thao thức không yên: "Lo đến nỗi khi con chào đời, có kết quả xét nghiệm HIV tôi cũng không dám đến lấy mà phải nhờ người quen lấy giùm. Chỉ đến khi nhận kết quả là âm tính tôi mới thở phào, nước mắt tự nhiên cứ trực chảy trào...".
Để lo cho cuộc sống của cả gia đình, anh N. nhận thêm công việc làm điện nước còn chị H. cũng gom góp vốn mở một quán bán hàng ăn sáng nhỏ. Một người họ hàng bên nội, thương tình cũng dành một phòng nhỏ trên gác xép để vợ chồng con cái anh chị tá túc.
Hiện tại, chị H. đang là trưởng nhóm của CLB "Bồ câu trắng", chị cùng các thành viên của mình thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện như phát cháo miễn phí cho các bệnh nhi nghèo tại bệnh viện K - Tam Hiệp hay mở các lớp tư vấn miễn phí cho những người bệnh nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều trăn trở và nguyện vọng lớn nhất của chị H. lúc này là cháu N.V.T - con gái của hai anh chị đã đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa được nhập khẩu với bố và làm giấy khai sinh để đến trường: "Tôi chỉ mong, con được hưởng một cuộc sống bình thường như bao gia đình khác, được đến trường và trở thành người tốt, cống hiến cho xã hội...".
Hà Trang
Theo Dantri
Người Hà Nội dọn nhà cho sỹ tử ở trọ miễn phí Để giúp đỡ những sỹ tử có hoàn cảnh khó khăn, nhiều gia đình ở Hà Nội đã dọn dẹp phòng, dành chỗ ăn, ở miễn phí cho các em... Nhà rộng rãi lại gần các địa điểm thi nên ngay từ những ngày đầu của đợt thi đại học, cô Hương - nhà G2 - 165 Mai Dịch - Cầu Giấy, đã...