Người gọi tên những nhà khoa học nữ bị lãng quên
Bằng những dữ liệu thu thập được, nhà sử học người Mỹ Margaret Rossiter (77 tuổi) đã khiến giới học giả ở Mỹ và trên thế giới phải nhìn nhận lại năng lực cũng như cống hiến của các nhà khoa học nữ dành cho nhân loại.
Bà Rossiter còn đưa ra khái niệm về ‘ hiệu ứng Matilda’ để nhắc nhở về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học.
Nhà sử học người Mỹ Margaret Rossiter
Miệt mài nghiên cứu các hồ sơ bị bỏ quên
Trước khi vào bậc trung học, là cô bé nghiện đọc sách, Margaret Rossiter đã hình thành niềm đam mê với lịch sử khoa học. Tờ Boston Globe đã có một bài báo khen ngợi nữ sinh Rossiter năm 1962 vì đã giành được một suất học bổng quốc gia. Bà theo học trường Radcliffe và tốt nghiệp năm 1966. Bà vẫn nhớ mình đã từng miệt mài đọc tập san lịch sử khoa học Isis trên chiếc giường cao nhất trong phòng ký túc xá.
Sau khi hoàn thành bậc học tiến sĩ tại Yale năm 1971, bà trở thành người phụ nữ hiếm hoi theo chuyên ngành Lịch sử và nhận học bổng nghiên cứu tại trường Harvard. Ở đây, bà lật giở kỹ lưỡng bộ bách khoa toàn thư lịch sử “Những người đàn ông Hoa Kỳ”. Bất chấp tiêu đề của bộ sách, bà đã mày mò và tìm thấy một số bài viết về phụ nữ. Từ họ tên, bà có thể lần theo dấu vết từng người. Sau đó, bà Rossiter tiến hành nghiên cứu về phụ nữ trong khoa học ở kho tư liệu của Viện Smithsonian tại Washington D.C.
Bộ sách “Các nhà khoa học nữ tại Hoa Kỳ” của bà Margaret Rossiter
Bà lái xe đến những trường đại học dành cho nữ sinh, tìm đọc những tủ hồ sơ lưu trữ. Bà phát hiện, những nhà khoa học nữ bị cô lập trong những trường dành cho nữ hoặc bị đánh giá thấp, bị trả lương thấp. Bà cũng phát hiện rằng nhiều nhà khoa học nam không đủ lý trí khi nói đến phụ nữ. Phụ nữ không được công nhận “vì điều này không tuân theo khuôn mẫu, vì nỗi sợ và vì quan điểm bảo thủ lâu nay”. Ví dụ, tập thể các giáo sư nam đã nỗ lực ngăn chặn việc bổ nhiệm chức danh giáo sư cho nhà vật lý người Đức nổi tiếng Hertha Sponer, nhà khoa học nữ đầu tiên trong khoa Vật lý ở trường Đại học Duke.
Sau khi tốt nghiệp một thập kỷ, bản thân bà Rossiter vẫn không thể đảm nhận được một vị trí chính thức. Bà chỉ là học giả khách mời tại trường Đại học Cornell. Sau đó, vào cuối năm 1982, Rossiter xuất bản tập đầu tiên của bộ sách “Các nhà khoa học nữ tại Hoa Kỳ” được nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins ấn hành. Báo New York Times đã tán dương bộ sách này. “Những chi tiết phong phú mà bà phát hiện về lịch sử những nhà khoa học nữ Hoa Kỳ đặt trong bối cảnh xã hội thay đổi trong thế kỷ 19 và 20. Kết quả là một cuốn sách bề thế”, nhà phê bình sử học Alice Kimball Smith viết.
Video đang HOT
Nhà vật lý người Đức Hertha Sponer
Rossiter là học giả khách mời ở trường Đại học Cornell khi bà được trao học bổng của Quỹ MacArthur (thường gọi là Quỹ tài trợ cho thiên tài) năm 1989. Mùa xuân năm 1990, Đại học Georgia đề bạt bà vào một vị trí chính thức. Về phía Đại học Cornell, bà nghĩ rằng một thành viên nữ trong hội đồng tín thác của trường Cornell đã can thiệp.
Bởi vì trường Cornell bất ngờ thành lập một khoa mới phù hợp với ý nguyện của Rossiter: Chương trình sau đại học về Lịch sử, Triết học của Khoa học và Công nghệ, bắt đầu từ năm 1991. Sau nhiều năm nỗ lực, cuối cùng bà đã nhận được hỗ trợ từ tổ chức để tìm hiểu về những trở ngại mà những nhà khoa học nữ phải đối mặt.
“Hiệu ứng Matilda”
Nhà khoa học Matilda Joslyn Gage
Năm 1993, nhà sử học khoa học Margaret Rossiter đã sáng tạo một khái niệm mà sau này trở thành hiện tượng được nhiều người biết đến: “Hiệu ứng Matilda”. Hiệu ứng này được đặt theo tên của nhà hoạt động đòi quyền bầu cử cho phụ nữ là Matilda Joslyn Gage. Bà Rossiter bàn về bài tiểu luận “Người phụ nữ là nhà phát minh” của Matilda Joslyn Gage. Matilda Joslyn Gage trong bài luận của mình đã mô tả những định kiến không thừa nhận thành tựu của các nhà khoa học nữ.
Bà Rossiter đã đưa ra khái niệm này nhằm khiến các học giả có tư tưởng bình đẳng giới theo dõi vấn đề một cách chặt chẽ hơn. Matilda Joslyn Gage (1826-1898) là tiêu điểm nghiên cứu của Rossiter. Bà Rossiter lần đầu biết về Gage vào đầu thập niên 1990 khi đọc một cuốn sách về những nữ trí thức bị phớt lờ. Bà đã trích dẫn câu nói của bà Gage: “Đàn ông cấm phụ nữ gặt hái thành quả từ công sức khó nhọc của chính họ”.
Cả Margaret Rossiter và Matilda Joslyn Gage đều đã tạo ra những đóng góp quan trọng đối với nền học thuật Mỹ. Không kém cạnh những nhà cải cách đã thành công trong việc loại bỏ thế lực nhà thờ khỏi chính quyền, bà Gage là người đầu tiên xuất bản một nghiên cứu về phụ nữ Mỹ trong khoa học, trước Rossiter cả một thế kỷ.
Trong tiểu luận “Người phụ nữ là nhà phát minh” xuất bản năm 1870 và in lại trên tờ North American Review năm 1883, bà Gage viết: “Những phát minh của một quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với tự do của người dân quốc gia đó. Nếu được trao nhiều tự do hơn, phụ nữ sẽ có cơ hội cống hiến cho sự tiến bộ kỹ thuật của đất nước”. Bà chứng minh cho lập luận này bằng một loạt các phát minh do phụ nữ khởi xướng, trong đó có xe nôi, lò nung chảy quặng, đinh vít…
Nhà vật lý người Anh Jocelyn Bell Burnell
Bà Rossite nêu ra những trường hợp gần hơn như Jocelyn Bell Burnell, nhà vật lý thiên văn học người Anh có khám phá quan trọng nhất thế kỉ 20: Phát hiện ra tín hiệu vô tuyến từ sao xung, một ngôi sao không thấy được bằng mắt thường.
Tuy nhiên, công trình của Burnell đã bị bỏ qua. Năm 1974, cùng với nhà thiên văn vô tuyến Martin Ryle, ông Antony Hewish đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý về các nghiên cứu trong lĩnh vực quan sát thiên văn tại bước sóng radio và phát hiện ra sao Pulsar. Điều bất công là Jocelyn Bell không được trao giải Nobel mặc dù bà cũng đứng tên trong báo cáo khoa học về sự phát hiện ra Pulsar.
Theo các nhà quan sát, đó là một quyết định không công bằng giới. Năm 2018, tức 25 năm sau khi bà Rossiter ghi nhận thành tựu của Bell Burnell, bà Burnell mới được trao giải Breakthrough, giải Đột phá trong Vật lý cơ bản. Bà Burnell đã dùng tiền thưởng trị giá 3 triệu USD để tạo học bổng khuyến khích sinh viên nữ, người di cư, người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn theo ngành Vật lý.
Giải mã bí ẩn về những ngày cuối đời tuyệt vọng của trùm phát xít Hitler
Trong cuốn sách mới, hai nhà sử học Xavier Aiolfi và Paul Villatoux đã tiết lộ về những ngày cuối đời tuyệt vọng của trùm phát xít Đức Adolf Hitler trong boong-ke trú ẩn tại Berlin trước khi tự sát.
Hai trong số 70 văn bản được gửi đi từ boong-ke mà Hitler trú ẩn ở Berlin vào những ngày cuối Thế chiến II (Ảnh: BNPS).
Theo Dailymail , những tài liệu chưa từng được công bố trước đây về những ngày cuối của trùm phát xít Hitler bên dưới boong-ke trong lòng đất Berlin đã được 2 sử gia Aiolfi và Villatoux hé lộ sau hơn 70 năm. Trước đó, một quân nhân Pháp đã giữ những giấy tờ này như những món "đồ lưu niệm".
Trong cuốn sách mang tên: "Kho lưu trữ cuối cùng của Fuhrerbunker", 2 nhà sử học đã công bố kết quả nghiên cứu của họ với các tài liệu này. Họ gọi các giấy tờ này là "nhân chứng lịch sử thật sự".
Cụ thể, trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II và ngày tàn của chủ nghĩa Phát xít, Hitler đã gửi ra ngoài 70 văn bản, trong đó có những mệnh lệnh trong giờ phút tuyệt vọng.
Năm 1945, đại úy Pháp Michel Leroy đã đột nhập vào văn phòng thư ký riêng của Hitler, Martin Bormann, và tìm thấy các tài liệu trên. Ông đã giữ chúng cả đời cho đến khi mất và 2 sử gia đã tiếp cận được chúng thông qua con trai của ông Leroy.
"Mọi thứ đang hỗn loạn ở đây. Lãnh đạo sẽ ở lại đây dù chuyện gì xảy ra đi nữa", một bức điện do Bormann gửi đi viết, sau khi Hitler tuyên bố rằng ông ta thà tự sát còn hơn là đào thoát khỏi Berlin.
Theo nhà sử học Aiolfi những văn bản này rất quý giá về mặt lịch sử, vì vào thời điểm đó "hầu hết mọi thứ trong boong-ke đều bị thiêu rụi để chúng không bị lọt vào tay quân đội Liên Xô" khi lực lượng này tiến vào Berlin.
"Hơn 75 năm sau khi sự kiện diễn ra, những giấy tờ này vẫn còn mùi ẩm và dấu vết bị cháy. Chúng mang ý nghĩa chính trị đáng kể vì thuộc về Martin Bormann, cánh tay phải đắc lực của Hitler", ông Aiolfi bình luận.
Giới sử gia nhận định rằng trong những ngày cuối đời, Hitler đã trở nên vô vọng và hoang tưởng (Ảnh: Dailymail).
Sử gia này cũng chỉ ra một tài liệu mà ông cho là "có tính biểu tượng nhất": một bức điện trong đó Hitler gửi "mệnh lệnh cuối cùng của mình liên quan tới việc bảo vệ Berlin".
"Ông ta điều động các đơn vị không còn tồn tại hoặc không còn khả năng tiếp cận thành phố, nhưng ông ta vẫn tin tưởng rằng quân đội của mình sẽ được cứu. Hitler nghĩ phát xít Đức có thể lật ngược được thế cờ trong trận Berlin và đánh bại Liên Xô. Ông nghĩ rằng mình có thể có lợi thế nếu thắng Liên Xô và định đàm phán hiệp định hòa bình, rồi thuyết phục Phe Đồng minh quay lại chống Liên Xô".
Theo 2 nhà sử học, trong những ngày cuối cùng, Hitler đã thể hiện rõ sự tuyệt vọng và hoang tưởng khi thất bại của phát xít Đức là điều rất rõ ràng trước mắt.
Ví dụ, ngày 25/4/1945, 5 ngày trước khi chết, Hitler gửi điện yêu cầu lực lượng đóng ở Na Uy, Đan Mạch và Latvia trở về Berlin để chiến đấu. Tuy nhiên, kế hoạch này là bất khả thi vì các lực lượng này đã bị đánh bại.
Được biết tới là tay chân trung thành của Hitler, Bormann vẫn tiếp tục ở lại dưới boong ke dưới chân dinh thủ tướng Đức ở Berlin cho tới khi Hitler tự sát vào ngày 30/4/1945 khi Hồng quân Liên Xô chỉ còn cách nơi trùm phát xít trú ẩn vài khu nhà.
Bormann sau đó tự sát vào ngày 2/5/1945 trong lúc bị truy lùng khi cố gắng chạy trốn khỏi Berlin.
Vì sao dự án máy bay tuyệt mật của CIA từng chỉ tuyển phi công đã kết hôn? Chương trình A-12, máy bay trinh sát nhanh nhất của CIA, từng đưa ra hàng loạt các yêu cầu để tuyển mộ phi công vào thời Chiến tranh Lạnh, bao gồm điều kiện là những người này phải kết hôn. Máy bay trinh sát A-12 (Ảnh: Không quân Mỹ). Lockheed A-12 là một loại máy bay trinh sát tốc độ cao được nhà...