Người giữ nghề xăm hường trên đất Cố đô
Suốt 40 năm, đôi bàn tay tài hoa của ông Đặng Văn Tố (Thừa Thiên – Huế) đã chế tác ra hàng nghìn bộ xăm hường cung cấp cho những gia đình còn giữ thú chơi đổ xăm hường.
Ngồi dưới bóng cây xoan đào ở đầu xóm Thượng Thành, tỉ mỉ khắc những hoạ tiết lên miếng xương bò hình chữ nhật, ông Đặng Văn Tố (67 tuổi, trú phường Thuận Lộc, TP Huế, Thừa Thiên – Huế) kể về thú chơi đổ xăm hường thú chơi đổ xăm hường trên đất Huế.
Theo ông Tố, trò chơi này một thời chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc, cung tần mỹ nữ trong hoàng cung nhà Nguyễn. Đa số các bộ xăm hường sử dụng trong hoàng cung được chế tác từ ngà voi. Vì nguyên liệu chế tác quý hiếm, người dân bình thường rất khó sở hữu riêng cho mình một bộ xăm hường.
Ông Đặng Văn Tố bên các bộ xăm hường do mình tạo ra. Ảnh: Võ Thạnh
Về sau, trò chơi này phổ biến ra ngoài cung, được xem là trò chơi dân gian khi nhiều người dân biết đến. Nghề sản xuất bộ xăm hường bắt đầu phát triển, các bộ xăm hường thường làm từ xương động vật và gỗ.
“Các thẻ sẽ được khắc hình ảnh các ông Trạng, chữ Hán Nôm và nhuộm màu sao cho bắt mắt, cuốn hút người chơi. Màu chủ đạo thông thường là màu đỏ và màu xanh. Sau đó, các thẻ sẽ được mài bóng bởi máy mài”, ông Tố nói.
Hình ảnh trên thẻ xăm sau khi khắc sẽ được mài bóng. Ảnh: Võ Thạnh
Theo người đàn ông 67 tuổi, ngày xưa các thợ hành nghề chế tác xăm hường đều khắc hình ảnh ông Trạng, chữ Hán Nôm bằng cách thủ công, với thanh sắt sắc nhọn. Nhiều năm trong nghề, ông Tố đã tự chế ra một chiếc máy giúp ông khắc hình ảnh trên thẻ nhanh hơn.
Video đang HOT
Những bộ xăm hường được ông Tố làm xong, chờ dịp Tết để bán. Ảnh: Võ Thạnh
Biết làm xăm hường không có thu nhập ổn định, thường thì cuối năm mới có khách tìm đến mua xăm hường để chơi trong dịp xuân, ông Tố vẫn gắn bó với nghề. “Tôi muốn góp sức lưu giữ trò chơi này cho thế hệ trẻ”, ông chia sẻ.
Bà Phan Thị Cúc, Chủ tich UBND phường Thuận Lộc (TP Huế) cho biết, trên địa bàn chỉ còn duy nhất ông Tố là người còn hành nghề chế tác xăm hường.
Đổ xăm hường là trò chơi gieo 6 “hột súc sắc” (còn gọi là “hột tào cáo”) để dành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa gồm: tú tài, cử nhân, tiến sĩ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn và trạng nguyên. Một bộ xăm hường có 3 món đồ là những chiếc thẻ xăm, 6 hột súc sắc và bát sứ để gieo súc sắc.
Võ Thạnh
Theo VNE
Lạ mắt với sắc phượng vàng phủ trời Cố đô
Nhưng ngay nay, trên nhưng con đương cua TP Huê ánh lên sắc vàng cua phương vy rât đẹp măt. Cô đô vôn tim nay trơ nên vang khac la...
Hoa phượng vàng, nhiều người còn biết đến với cái tên khác là hoa "Hoàng điệp", thường nở vào các tháng của mùa hạ. Hoa nở có màu vàng đậm, mùi hương đặc trưng, thường nở từ tháng 4 đến tháng 6, là mùa gắn liền với bao kỉ niệm của tuổi học trò.
Săc vang cua phương co măt ơ khăp moi nơi.
Trên những con phố Huế, môt mau vang óng ả phủ kín khắp mọi nơi, từ đường Ngô Quyền, Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ đến dọc hai bên sông An Cựu, đôi bờ sông Hương, hay trên những góc sân trường...
Hoa phương vang soi minh bên dong An Cưu...
...Canh nha thơ Dong Chua Cưu Thê cô kinh.
Những hàng cây Phượng vàng cổ thụ "ôm" lấy phố Huế, che bóng cho những bác xích lô giữa trưa hè nắng nực, rải hoa vàng trên những con đường cho bao cô, cậu học trò đến trường mỗi sớm.
Khoe săc cung phương vi đo.
Nhưng nhanh hoa phương vang hoa minh trong năng he gay găt.
Rung rơi thanh tham vang, môt phân ky ưc cua bao thê hê hoc tro ngay chia tay trương lơp.
Ngoài sắc vàng của Phượng, vào dịp này, phố Huế cũng rực rỡ hơn với nhiều loại hoa đặc trưng khác như Bằng lăng tím, Phượng vĩ đỏ cung đua nhau khoe sắc khắp những con đường, goc phố.
Đức Long
Theo_Người Đưa Tin
Nhiều bất cập trong thi công dự án nghìn tỷ cải thiện môi trường nước Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ và hệ thống thoát nước thải kém hiệu quả, TP Huế đã triển khai dự án "Cải thiện môi trường nước" với tổng mức đầu tư 4.200 tỷ đồng do Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ. Tuy nhiên, việc thi công dự án đang tồn tại nhiều bất cập khiến...