Người giàu Trung Quốc lại ‘chột dạ’ sau tuyên bố của ông Tập Cận Bình
Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề cập tới “sự thịnh vượng chung” và “tái phân bổ của cải trong đất nước” đã khiến giới nhà giàu ở nước này “chột dạ”, lo lắng về một cuộc cải cách mới ở đất nước đông dân nhất thế giới này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu trước Uỷ ban trung ương về tài chính và kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 17/8, ông Tập khẳng định: “Thịnh vượng chung là thịnh vượng của toàn thể nhân dân, không phải sự thịnh vượng của số ít cá nhân”.
Đồng thời, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đưa ra lời kêu gọi “điều chỉnh hợp lý các khoản thu nhập quá cao” và “khuyến khích các nhóm thu nhập cao và doanh nghiệp gần gũi hơn với cộng đồng, đền đáp nhiều hơn cho xã hội”.
Như vậy, có thể hiểu chính phủ Trung Quốc sắp tới sẽ có những động thái mạnh tay hơn với những người sở hữu tài sản khổng lồ ở nước này như buộc họ phải trả thuế nhiều hơn, giúp giải quyết sự bất bình đẳng về thu nhập…
Khái niệm “thịnh vượng chung” thường được hiểu là tài sản được chia sẻ công bằng cho người dân. Đảm bảo sự “thịnh vượng chung” đã thành chủ đề chính trong các cuộc tranh luận chính trị ở Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Theo các nhà phân tích, ý tưởng này hàm chứa trong các quy định mới nhất về loạt biện pháp quản lý các công ty công nghệ, tài chính và giáo dục…
Video đang HOT
Bà Tô Duyệt, chuyên gia kinh tế trưởng của Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU), bày tỏ hy vọng rằng chính quyền Trung Quốc sẽ sớm thi hành các biện pháp cụ thể nhằm giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân trong nước.
Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không thể hoàn toàn bỏ qua tác động của chính sách đối với việc phân phối lại của cải, tính đến thực tế là áp thuế cao hơn với các nhóm thu nhập cao và tăng trần vốn có thể hạn chế đầu tư và dẫn đến dòng chảy tư bản ra nước ngoài.
Nỗ lực tạo ra “thịnh vượng chung” có thể đồng thời tạo ra áp lực lên giới siêu giàu và các doanh nghiệp Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình cho biết từ khi ông nhậm chức vào năm 2012, chính quyền trung ương đã đặt mục tiêu “hiện thực hóa thịnh vượng cho toàn dân vào vị thế quan trọng hơn”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc đã gia tăng trong vài thập kỷ qua. Sự phát triển kinh tế vượt bậc đã gây ra tình trạng chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, cũng như giữa người dân thành thị và nông thôn ngày càng lớn.
Giáo sư Thomas Piketty từ Trường Kinh tế Paris và nhóm của ông ước tính rằng 10% người giàu nhất Trung Quốc chiếm 41% tổng thu nhập quốc dân vào năm 2015, tăng mạnh so với 27% vào năm 1978. Nhưng tỷ lệ cư dân có thu nhập thấp đã giảm xuống còn khoảng 15%, so với 27% vào năm 1978.
Năm 2021, thu nhập trung bình của người dân Thượng Hải là 7.058 nhân dân tệ (1.090 USD) mỗi tháng, cao hơn nhiều so với 4.021 nhân dân tệ (620 USD) của người dân các thành phố khác trong nước và 1.541 nhân dân tệ (238 USD) của những người dân sống ở khu vực nông thôn của Trung Quốc.
Trung Quốc "đau đầu" tìm phương án cho hàng nghìn đập thủy điện cũ kỹ
Giới chức Trung Quốc muốn phá bỏ hàng nghìn đập thủy điện đã cũ, nhỏ lẻ có thể gây hại tới môi trường, nước này lại rơi vào thế khó vì cần thủy điện để đạt được mục tiêu năng lượng sạch.
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc (Ảnh minh họa: China Daily).
Theo Bloomberg , Trung Quốc đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào than đá và năng lượng hóa thạch để đạt được mục tiêu "trung hòa carbon" vào năm 2060. Khái niệm này chỉ việc làm giảm sự gia tăng ròng khí thải nhà kính toàn cầu vào khí quyển do hệ quả từ các hoạt động kinh doanh và vận hành sản phẩm dịch vụ.
Trên thực tế, Trung Quốc lại có kế hoạch đóng cửa hàng nghìn đập thủy điện. Vì sao vậy?
Nhiều đập thủy điện cũ kỹ
Từ những năm 1950, giới chức Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu "chinh phục tự nhiên" bằng cách kiểm soát dòng chảy của sông ngòi. Khi đó, Trung Quốc đã xây dựng hàng loạt dự án đập lớn và nhỏ với tốc độ nhanh chóng để sản sinh ra điện, kiểm soát lũ lụt, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và nước sinh hoạt cho các thành phố. Tuy nhiên, chính sách này đã gây ra những tác động tới ngày hôm nay.
Theo Bloomberg , nhiều công trình thủy điện tại Trung Quốc có quy mô quá nhỏ để sản xuất ra đủ lượng điện "có ý nghĩa". Một số khác trở nên dư thừa và vô dụng khi các con sông chạy qua bị cạn nước, hồ chứa bị bồi lấp hoặc do việc xây dựng thủy điện cao hơn trên thượng nguồn. "Trong một thời gian dài, mọi người nghĩ rằng thật lãng phí khi cứ để sông chảy qua trước mặt mà không làm gì", Wang Yongchen, sáng lập viên tổ chức phi chính phủ GEV hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ sông ngòi, cho hay.
Tính đến cuối năm 2017, Dương Tử - sông dài nhất Trung Quốc, có hơn 24.000 trạm thủy điện trải trên khắp 10 tỉnh thành. Ít nhất 930 trong số đó được xây dựng mà không có sự đánh giá cần thiết về tác động tới môi trường.
Trên khắp Trung Quốc, nhiều công trình đập thủy điện cũ kỹ đang gây ra mối nguy hiểm nhất định, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc, có 3.515 hồ chứa tại nước này đã vỡ từ năm 1951 tới 2011.
Các đợt mưa lũ nghiêm trọng ở Trung Quốc trong thời gian qua cũng làm dấy lên câu hỏi về tính hiệu quả của đập thủy điện đã cũ. Ví dụ, đầu năm nay, mưa lớn đã làm vỡ 2 đập ở Nội Mông. Tại Hà Nam hồi tháng trước, mưa lũ làm hơn 300 người chết trong khi quân đội cảnh báo đập Yihelan có thể "vỡ bất cứ lúc nào".
Thế khó
Trung Quốc hiện vẫn tiếp tục xây dựng các dự án thủy điện quy mô lớn, bao gồm đập Bạch Hạc Than có công suất 16 gigawatt. Tuy nhiên, chính phủ nước này tuyên bố muốn dừng việc phát triển các thủy điện cỡ nhỏ. Năm 2016, Trung Quốc cho biết sẽ "kiểm soát chặt chẽ việc mở rộng các trạm thủy điện nhỏ để bảo vệ môi trường". Năm 2018, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm núi Tần Lĩnh và sông Dương Tử, ông đã kêu gọi hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả hơn. Sau đó, một chiến dịch cấp quốc gia đã được tung ra nhằm loại bỏ hoặc nâng cấp 40.000 đập thủy điện cỡ nhỏ.
"Các con sông đã bị khai thác quá tải trong hàng chục năm vì hoạt động xây dựng mà không có kế hoạch rõ ràng", Ma Jun, giám đốc Viện Các vấn đề Công cộng & Môi trường nhận định.
Tuy nhiên, giới quan sát cũng cảnh báo rằng các hồ chứa và đập thủy điện lớn cũng có thể gây ra hậu quả tàn phá môi trường. Chúng làm thay đổi dòng chảy sông, nhấn chìm môi trường sống và làm gián đoạn quá trình di cư và sinh sản của sinh vật. Kể từ khi đập Tam Hiệp khổng lồ được hoàn thành trên sông Dương Tử vào năm 2006, một số hồ ở hạ lưu của sông đã bị thu hẹp đáng kể hoặc biến mất.
Mặt khác, những ý kiến ủng hộ thủy điện lại cho rằng Trung Quốc cần nhiều thủy điện hơn, chứ không phải là ít đi, để giúp nước này bớt phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Zhang Boting, Phó tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc, cho rằng nước này cần phải bỏ các dự án điện than trước, chứ không phải là dự án thủy điện có thể giúp Trung Quốc đạt mục tiêu "trung hòa carbon".
Một vấn đề khác chính là việc loại bỏ một con đập không dễ dàng như đóng cửa một nhà máy thủy điện, đặc biệt với những con đập lớn và có kết cấu bê tông tiềm ẩn nguy hiểm. Việc dỡ bỏ nó một cách an toàn là cả một dự án kỹ thuật lớn và ẩn chứa những rủi ro nhất định.
Ông Tập kêu gọi tập trung phát triển quân sự Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tập trung hơn vào quốc phòng và quân sự trước lễ kỷ niệm 94 năm thành lập quân đội. "Trên con đường hoàn thành xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội hiện đại và thực hiện mục tiêu trăm năm thứ hai, quốc phòng và quân sự cần được đặt ở vị trí...