Người giàu ít sex hơn người nghèo
Những người kiếm được nhiều tiền thường có nhà to, xe xịn nhưng lại ít hứng thú với tình dục hơn so với người có thu nhập thấp, một nghiên cứu mới cho biết.
Khảo sát gần đây với 1.600 người của một công ty chuyên về đồ chơi tình dục tại Anh cho thấy, chỉ 4% người có thu nhập cao quan hệ tình dục mỗi ngày, trong khi ở người thu nhập thấp, con số này cao gấp 3 lần. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 1/3 số người kiếm được hơn 50.000 bảng (khoảng 1,8 tỷ đồng) mỗi năm chỉ sex hai lần một tuần.
Ngược lại, chỉ 17% những người kiếm dưới 15.000 bảng làm “chuyện ấy” một lần mỗi tuần. Khoảng hơn một nửa số người có mức lương trung bình (khoảng 15.000 bảng đến 34.000 bảng) “yêu” vài lần một tuần – so với 44% những người kiếm hơn 50.000 bảng.
Một điều gây ngạc nhiên nữa là, nếu 1/5 số người thu nhập thập thấp cho rằng tình dục là tất cả cuộc sống của họ thì chỉ 1/10 số người thu nhập cao có ý kiến trên.
Ảnh minh họa: Huffingtonpost.com.
Tuy vậy, trong khi những người giàu có khuynh hướng ít sex, họ lại phiêu lưu hơn lúc “giao ban”. Khoảng 45% số người có thu nhập cao từng trải nghiệm chuyện “yêu” tay ba ít nhất một lần, trong khi chỉ có 19% những người kiếm dưới 15.000 bảng từng thực hiện điều này.
Đáng kinh ngạc là, cứ 10 người giàu có thì hơn 8 người từng làm “chuyện ấy” ở ngoài thiên nhiên, trong khi con số này ở nhóm thu nhập thấp nhất chỉ 6,6. Tuy nhiên, nhóm nghèo nhất này lại chiếm số đông nhất đã lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết khiêu dâm ăn khách “Fifty Shades of Grey” (50 sắc thái) khi thử còng tay khi sex, với tỷ lệ 40%, trong khi con số này ở nhóm giàu có chỉ là 33%.
Doanh nhân – tỷ phú Richard Branson thừa nhận từng tham gia “Câu lạc bộ sex trên máy bay” khi còn ở tuổi thiếu niên. Ông chia sẻ với tạp chí GQ: “Tôi ngồi ở hạng phổ thông trên chuyến bay Freddie Laker flight, bên cạnh một người phụ nữ vô cùng hấp dẫn, khi đến LA (Mỹ). Chúng tôi tán tỉnh nhau và làm “chuyện ấy” trong nhà vệ sinh máy bay. Khi đó tôi 19 tuổi”.
Nghiên cứu mới cũng cho thấy những người giữ vai trò chủ chốt ở nơi làm việc lại thường thích vị trí thụ động trong phòng ngủ. 4/5 số người thu nhập cao chọn để “nửa kia” của họ ở vị trí phía trên, trong khi 2/3 số người thu nhập thấp chọn là người ở dưới trong cuộc yêu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dù ở mức thu nhập nào, tất cả mọi người đều đồng ý kiến khi đánh giá kỹ năng chăn gối của mình ở mức độ trung bình, đạt 7/10 điểm.
Người đại diện của Công ty Lovehoney – đơn vị nghiên cứu cho rằng, những người thu nhập cao nói chung có khuynh hướng làm việc nhiều giờ hơn hoặc dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về công việc, vì thế họ quan hệ tình dục ít thường xuyên. Điều đó cũng có nghĩa là họ thường ít chú trọng đến việc duy trì một mối quan hệ – điều giải thích lý do họ có nhiều cuộc tình một đêm hơn sự ràng buộc lâu dài.
“Người thu nhập cao hơn có khuynh hướng chấp nhận rủi ro lớn hơn, vì vậy có tỷ lệ cao trong số họ thực hiện tình dục ở ngoài trời hay theo các cách khác thường. Tuy nhiên, thật tuyệt khi từ nghiên cứu này cũng thấy rằng, những người có thu nhập thấp hơn thường có bạn tình lâu dài và duy trì cuộc sống yêu đương tươi mới bằng cách tạo ra những điều mới mẻ, chẳng hạn như thử trò ‘chúa – tôi’ trong phòng ngủ”, vị đại diện nói.
Vương Linh
Theo VNE
Đà Nẵng hết kiên nhẫn với người "nghèo, lười"
Đầu năm nay, Đà Nẵng hết kiên nhẫn và tuyên bố "kiên quyết không thực hiện hỗ trợ chính sách đối với những hộ nghèo nhưng lười lao động." Đây là địa phương đầu tiên làm động tác mạnh tay này.
Người nghèo không có lỗi
Ai cũng đã từng nhìn thấy hình ảnh này đâu đó ở vùng núi: người dân ngủ lăn lóc bên vệ đường, xe máy vứt lỏng chỏng bên cạnh. Trước đó, họ đã ra chợ bán đi mấy bó củi hay con gà, rồi mua rượu uống say tuý luý. Nếu xuống làng của họ, sẽ thấy thêm nhà nào cũng uống, người nào cũng uống. Đây là những làng mà bao nhiêu trợ cấp cũng bị tiêu hết mà không làm ra được cái gì, tiền hỗ trợ cho trẻ con đi học thì bị người lớn lấy để mua điện thoại di động, dùng vài tuần rồi vứt lăn lóc. Đến thóc giống được phát cũng "nẩy mầm" thành rượu.
Trẻ em thì lớn lên trong hoang dã, không ai đoái hoài.
Nhìn những cảnh đó, khó mà kiềm chế được cảm giác bực bội. Hình dung lãng mạn về người nghèo của chúng ta vẫn là những bà mẹ tần tảo chợ búa, những người cha gầy gò cặm cụi kéo xe. Nhưng thực tế trần trụi là ở nhiều nơi, người nghèo sống một cuộc sống vật vờ, thậm chí ốm thì cũng đắp chiếu nằm đó chứ không thiết đi chữa bệnh.
Thời gian gần đây có thể nhận thấy có một sự sốt ruột từ phía chính quyền và dư luận xã hội với những người nghèo. "Anh chị mà còn nghèo", họ lên tiếng, "thì là lỗi tại các anh chị, chứ còn của ai nữa".
Ruộng nương ở bản Nậm Ô mùa này bỏ hoang cho cỏ dại mọc, vì người dân địa phương chỉ có thói quen cấy mỗi năm một vụ lúa.Ảnh: Trường Giang
Giữa năm ngoái, trang mạng của đảng bộ Điện Biên dẫn ý kiến của nhiều vị lãnh đạo tỉnh: "nguyên nhân căn bản cản trở mục tiêu giảm nghèo của địa phương là bệnh lười khá phổ biến trong tư tưởng người nghèo". Với những người này, "có nỗ lực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ bao nhiêu thì tất cả cũng trở thành vô nghĩa."Một phát ngôn khá táo bạo với một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo chính thức là 38%.
Đầu năm nay, Đà Nẵng hết kiên nhẫn và tuyên bố "kiên quyết không thực hiện hỗ trợ chính sách đối với những hộ nghèo nhưng lười lao động." Đây là địa phương đầu tiên làm động tác mạnh tay này, và sẽ không ngạc nhiên khi trong thời gian tới quan điểm quản lý này được các địa phương khác noi theo.
Quan điểm "nạn nhân có lỗi" này không chỉ có ở Việt Nam. Ở các nước Trung Âu, nhiều cộng đồng người nhập cư vẫn được coi là "nát rượu" và là "máy đẻ", lợi dụng lòng hảo tâm của nhà nước. Dân Di-gan thì khỏi nói, bị liệt luôn vào dạng mọi rợ, cộng thêm với lưu manh vặt, tóm lại là vô phương cứu chữa. Ở Mỹ, nhiều người lớn tiếng là đã tới lúc người nghèo phải tắt ti vi đi và nhấc cái mông béo ú ra khỏi sô pha mà đi tìm việc, thay vì sống triền miên bằng trợ cấp xã hội.
Thực ra, đây là một quan niệm rơi rớt lại từ tư duy của cách đây hai thế kỷ. Ở London thời Victoria, tầng lớp giàu có cho rằng nghèo đói là do lười nhác, nghiện ngập, cờ bạc và chi tiêu vô tội vạ (giống hệt những gì tác giả Hoàng Xuân kể về cái làng ở Ninh Thuận), và do đó, chính phủ không nên và không cần can thiệp. Samuel Smiles, tác giả có ảnh hưởng lớn của cuốn Self-Help nổi tiếng, xuất bản năm 1859, còn cảnh cáo là "bất cứ cố gắng nào của chính quyền nhằm giúp đỡ người nghèo sẽ chỉ làm cho họ thêm phung phí trong tiêu pha và không lao động chăm chỉ để cải thiện bản thân". Ở điểm này, có vẻ ông Samuel Smiles và chính quyền Đà Nẵng có cùng suy nghĩ.
Suy nghĩ này tuy xuôi tai (và dễ nhận được sự đồng tình từnhững người làm từ thiện mãi rồi nản), nhưng lại nhìn nhầm vấn đề. Điểm chung của người nghèo ở Việt Nam bây giờ và người bần cùng ở London cách đây 150 năm là: không phải cái lối sống của họ dẫn họ tới nghèo đói, mà nghèo đói đã tạo cho họ lối sống như vậy. Nói khác đi, cái nghèo cha truyền con nối đã biến họ thành những con người có thái độ sống buông xuôi, những người mà một cán bộ địa phương ở Vân Canh, Bình Định mô tả một cách rất chính xác là "ngày ngày cứ ra đường ngồi chống cằm rồi về... uống rượu."
Rất nhiều đôi chân trẻ em lớp mầm non ở bản Nậm Ô không có đôi dép để đi, nhưng khi đến nhận tiền trợ cấp cho con do nhà nước cấp, thì một bà mẹ nhanh nhảu trả lời cô giáo là phải đi nạp thẻ điện thoại đi động đã. Ảnh chụp 8h30' sáng 27/2/2012 tại bản trung tâm xã Nậm Ban. Ảnh: Trường Giang
Người nghèo phải chịu một mức độ stress cao hơn rất nhiều, do bệnh tật, thiếu thốn, đói kém và rủi ro triền miên đem lại. Một cách tự nhiên, con người phản ứng với tình trạng stress này bằng hai cách: hoặc giận dữ, hung hăng, hoặc thụ động, buông xuôi; và nhiều khi họ chạy từ thái cực này sang thái cực khác. Theo các nghiên cứu về thần kinh, trong khi các cú stress ngắn hạn có tác dụng làm tăng sự tập trung và linh lợi, stress mãn tính gây hại tới "hồi hải mã" (hippocampus), một phần của não trước đảm nhiệm việc lưu giữ thông tin, ngôn ngữ, hình thành ký ức dài hạn và khả năng định hướng trong không gian.
Các quan sát lâu năm cũng cho thấy, ở các trẻ em lớn lên trong nghèo khổ, vùng tiền não thuỳ (prefrontal cortex) đây là vùng liên quan tới khả năng kiểm soát bản thân và điều phối cảm xúc - bị ảnh hưởng, tương tự như ở người trầm cảm. Điều này cũng giải thích cái cho vẻ mặt "hiền lành gần như trì độn" mà bài báo VNexpress quan sát được.
Các nghiên cứu về hành vi gần đây cũng chỉ ra là sự thiếu thốn và bất an làm giảm thiểu các tài nguyên liên quan tới nhận thức, hay là công suất não, dẫn tới những hành vi không hợp lý và các quyết định không hiệu quả. Năm ngoái, một loạt các thí nghiệm trong bối cảnh Mỹ của ĐH Princeton kết luận rằng nghèo khổ có hậu quả tương đương với mất đi 13 điểm của chỉ số IQ. Cái nghèo làm cho người ta thiếu những kỹ năng sống cơ bản, cũng như năng lực nhận thức để có thể làm chủ bản thân và cuộc sống. "Mụ mẫm vì nghèo" là một cách diễn đạt khác.
Và như vậy, yêu cầu những người sinh ra và lớn lên trong một môi trường cùng cực, thậm chí qua nhiều thế hệ, là họ phải có nghị lực, quyết tâm, chăm chỉ, cần cù, suy nghĩ sáng tạo, quyết định hợp lý, tiết kiệm, sử dụng đồng tiền đúng chỗ, thì không khác gì yêu cầu dân văn phòng, những người vốn không quen sử dụng cơ thể của mình, phải có sự khéo léo, uyển chuyển, dẻo dai, động tác chính xác, cử chỉ nhịp nhàng, duyên dáng như một vận động viên nhảy cầu.
Hãy hình dung bạn có một người em nghiện ngập, nhu nhược, lười biếng, và hay làm những việc điên rồ khiến bạn muốn phát điên. Bạn phải làm gì? Chu cấp mãi thì không ổn, mà phủi tay bỏ đi thì cũng không xong. Trước hết, bạn dừng lại các chê trách và lên án. Và sau đó, bạn tìm cách giúp người đó nhen nhóm lên sự tự tin, tạo thói quen bắt tay vào việc dù rất nhỏ, kiên nhẫn hướng dẫn, khích lệ để họ đạt được những bước tiến dù bé xíu, gây dựng cho họ niềm hy vọng về chính bản thân, một cảm giác họ không phải là phế thải.
Một cộng đồng nghèo cũng cần được đối xử như vậy. Nó khó hơn nhiều là chỉ quyên góp tiền hay hỗ trợ thóc gạo, nhưng không có cách nào khác.
Đặng Hoàng Giang
(Phó Giám đốc CECODES - Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)
Theo_VietNamNet
Tặng BHYT cho người dân vùng sâu Lâm Đồng Chiều 18.4, tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), Báo Thanh Niên phối hợp với Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và trẻ mồ côi Lâm Đồng, UBND huyện Đơn Dương trao tặng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho bà con ở huyện này. Đại diện nhà tài trợ (bìa trái) trao thẻ BHYT cho bà con Theo đó, có 400 thẻ BHYT...